NHỮNG CÁI HÒM KHÓ CHỌN.
Một ngày nọ có người ngoài hành tinh tên là Âu Mi Gia đến trái đất. Ông ta là người có thể báo trước chính xác cái mà mỗi người lựa chọn khi đới mặt với cuộc chọn ''hai chọn một''.
Âu Mi Gia dùng hai cái hòm lớn để thực hiện cuộc kiểm nghiệm với rất nhiều người. Với cái hòm A trong suốt, ông cho vào 100 đồng tiền vàng, trong hòm B không nhìn xuyên qua được lúc thì ông để hòm không, lúc thì ông cho vào đấy 10000 đồng tiền vàng. Ông thông báo cho những người tham gia thử nghiệm hai cách chọn: hoặc là lấy hai chiếc hòm và có thể lấy các đồ vật có trong đó. Có thể trong khi các bạn chọn mà tôi đoán biết bạn chọn hai hòm thì trong hòm B tôi để trống, bạn chỉ được 100 đồng tiền vàng. Một cách chọn khác là chỉ chọn hòm B, nếu tôi đoán biết bạn chọn cách này tôi sẽ cho vào đó 10000 đồng tiền vàng và chúng sẽ là của bạn.
Một cậu bé quyết định chỉ chọn hòm B, lý do cậu chọn như vậy là vì cậu ta đã xem Âu Mi Gia dự đoán nhiều lần và lần nào cũng đúng cả. Phàm những ai chọn hai cái hòm thì chỉ được 100 đồng tiền vàng, nếu bây giờ ta chọn hòm B chắc sẽ được 10000 đồng tiền vàng.
Một cô bé lại chọn hai cái hòm, lý do cô bé chọn như vậy là vì khi Âu Mi Gia đã thực hiện xong dự báo thì ông ra đi, cài hòm sẽ không biến đi đâu cả, nếu là hòm không thì nó vẫn là hòm không, nếu là hòm có tiền thì tiền vẫn còn đó. Nếu trong hòm B mà có tiền, nếu chỉ lấy hòm B thì chỉ được 10000 đồng tiền, nếu lấy hai hòm thì được 10.100 đồng tiền, nếu chỉ lấy B có khi chả được gì. Nếu lấy cả hai, ít nhất là chắc sẽ được 100 đồng tiền. Cân nhắc hai loại tình huống cô bé chọn cách lấy hai hòm, có khả năng được hơn 100 đồng. Không có trường hợp cả hai cách xem xét đều đúng cả. Cách chọn nào sai? Vì sao? Đây là nghịch lý do nhà vật lý người Mỹ Niucam đưa ra, đến nay vẫn chưa được giải quyết.