Tài liệu: Dòng dõi kép (double descent)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trước năm 1927, các nhà nhân chủng học cho rằng một xã hội chỉ có thể bao gồm một hệ thống thị tộc hoặc là theo chế độ phụ hệ, hoặc là theo chế độ mẫu hệ
Dòng dõi kép (double descent)

Nội dung

Dòng dõi kép (double descent)[1]

Trước năm 1927, các nhà nhân chủng học cho rằng một xã hội chỉ có thể bao gồm một hệ thống thị tộc hoặc là theo chế độ phụ hệ, hoặc là theo chế độ mẫu hệ. Bằng chứng ngược lại được các nhà nhân chủng học - thuộc thế giới tiếng Anh - chú ý, trước hết là trong các công trình nghiên cứu của R. S. Rattray về bộ tộc Ashanti, một bộ tộc vừa có các thị tộc mẫu hệ gọi là abusua, và các thị tộc phụ hệ gọi là ntoro. Nguyên tắc ntoro về thừa kế được gắn kết với yếu tố tinh dịch (semen), và mặc dù nhóm ntoro không được tổ chức hẳn thành một dòng, nó vẫn cùng với abusua kiểm soát việc hôn nhân và đặt định các cấm kỵ về loạn luân. Bộ tộc này còn trong tình trạng bái vật và còn đặt ra sự kiêng kỵ đối với một số thức ăn nhất định.[2]

Một báo cáo của Forde về một bộ lạc khác ở châu Phi, bộ lạc Umor, phân tách sâu sắc hơn nữa về dòng dõi kép[3]. Thị tộc phụ hệ, gọi là kepun, với tập tục làm dâu, quyết định việc nhà cửa và sáp nhập đất đai. Có hai mươi hai thị tộc loại này. Đồng thời có bốn yajima, tức thị tộc mẫu hệ không qui định việc cư trú của dâu rể, các động sản của thị tộc - theo nguyên tắc qui định là súc vật và tiền mặt - là vật thừa kế được dùng làm sính lễ hoặc của hồi môn. Câu châm ngôn của thổ dân ở đây là “Đàn ông ăn ở kepun, và hưởng thừa kế bên lejima” (lejima là dạng số ít của yajima). Murdock nhấn mạnh hiện tượng này và cho biết các dòng dõi kép được phân bố rải rác khắp Phi châu, Ấn Độ, Úc, Melanesia, và Polynesia[4].

Việc các nhà nhân chủng học nói tiếng Anh phải mất nhiều thời gian mới phát hiện được hình thức dòng dõi kép cho thấy đây là một công việc khó khăn dường nào, ngay cả đối với những nhà khoa học được đào luyện rất tốt để có thể cô đúc thành những khái niệm cần thiết cho việc nhận thức những dữ kiện mới khi chúng còn xa lạ đối với kinh nghiệm và bối cảnh văn hóa của họ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2586-02-633540603564345000/Su-mo-rong-he-thong-ho-hang-ba-con-dong-h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận