Tài liệu: Bà con và họ hàng xa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Quan hệ gia đình không chỉ gói gọn trong phạm vi cha mẹ và con cái, vì trên cha mẹ có ông bà nội ngoại, trên nữa là ông bà cố, mối quan hệ họ hàng còn mở rộng ra đến chú bác cô dì và anh chị em họ
Bà con và họ hàng xa

Nội dung

Bà con và họ hàng xa

Quan hệ gia đình không chỉ gói gọn trong phạm vi cha mẹ và con cái, vì trên cha mẹ có ông bà nội ngoại, trên nữa là ông bà cố, mối quan hệ họ hàng còn mở rộng ra đến chú bác cô dì và anh chị em họ. Trong hầu hết các xã hội, tác động kết nối của mối dây ràng buộc này đủ mạnh để tạo ra một hệ thống quan hệ bà con riêng biệt như một thực thể trong một xã hội rộng lớn hơn. Hệ thống này là một gia đình mở rộng, hoặc là bà con.

Trong xã hội chúng ta, các thành viên của hệ thống này được gọi chung là ''người bà con'', hoặc ''thân thích''; bao gồm nhóm thân nhân gần gũi mà ta có thể mong muốn có sự hiện diện và sự tham dự của họ trong những sự kiện quan trọng có tính nghi lễ như quan hôn tang tế, hoặc những ngày giỗ chạp. Những thành viên trong họ hàng thăm viếng nhau và vui chơi thoải mái với nhau, và giữa họ với nhau việc kết hôn và ăn lời tiền bạc là điều thông thường bị cấm kỵ. Cho dù bất đồng hay cãi vã nhau đến đâu họ cũng phải bênh vực nhau chống lại sự chỉ trích hay sự lăng mạ của những người ngoài[1].

Theo lý thuyết, bà con của một người bao gồm tất cả những người'' mà người đó có thể lần theo mối dây thân thích trong phả hệ. Tập thể này có thể bao gồm tất cả những người cùng chung một ông tổ, nghĩa là, những ai có thể phăng dần lên đến một tổ tiên chung với mình, dù là ông hay bà. Tuy nhiên, trong thực tế, một nhánh bà con như một đơn vị chức năng không bao giờ tổ chức thành một đám đông không đồng nhất như thế. Vì những quan hệ bà con xa xôi tỏa ra nhiều chi nhiều nhánh mà ranh giới rất bao la. Có những chi nhánh quá lợt lạt đến nỗi tình thân đã loãng mất trong sự mù mịt không còn rõ đâu là đâu nữa. Kết quả là, một số nhà nhân chủng học đã tìm kiếm một khái niệm cụ thể hơn để phân biệt những nhóm có chung tổ tiên thực sự, qui tụ lại gần nhau như thân thích và nhìn nhận các mối quan hệ dòng họ, cũng như có các nghĩa vụ trong giao tiếp với nhau như người bà con. Goodenough và Murdock đề nghị gọi những nhóm này là ramage - nhóm người bà con chung một đầu ông tổ. Ramage của một người bao gồm một nhánh họ hàng của tất cả những người trong dòng họ nhận kẻ đó là người bà con. Những thành viên của một ramage có nghĩa vụ quan tâm đến nhau và cùng họp mặt vào những dịp quan hôn tang tế. Ramage có tính qui hướng về người trưởng tộc. Ramage của một thành viên tai tiếng không ra chi thì sẽ bé nhỏ hơn, và ít được nhiệt tình hỗ trợ hơn là ramage của người anh em đang lên, đáng tin cậy và có trách nhiệm về mặt xã hội.[2]

 Nguyên tắc song phương (bilateral principle)

Trong xã hội Tây Phương, vì chúng ta quá quen với việc nhìn nhận tình họ hàng hoặc các thân nhân hai bên nội ngoại (chúng ta có quan hệ bình đẳng với cả dòng họ bên cha cũng như bên mẹ), cho nên chúng ta có thể dễ dàng nói rằng kiểu thức quan hệ gia đình như thế là phổ biến và/hoặc là tốt nhất. Thực ra thì trái lại, chỉ có khoảng một phần ba số xã hội loài người xây dựng những cấu trúc xã hội của họ trên nền tảng này. Dù hệ thống họ hàng song phương tỏ ra khá hài hòa trong những xã hội áp dụng nó, hệ thống này vẫn có những hạn chế nội tại và những điều bất tiện được Murdock tóm lược như sau:

Một điều bất tiện cụ thể của quan hệ bà con trong những trường hợp mà một cá nhân thuộc về hai nhánh họ hàng với hai người khác nhau là B và C, và do đó A có thể sẽ gặp phải mâu thuẫn hoặc những nghĩa vụ không tương thích. Ví dụ nếu B và C đụng phải những rắc rối nghiêm trọng với nhau, A được yêu cầu chống lại người này và bênh vực người kia. Nếu hai người kia bất hòa, rất có thể họ sẽ quay sang  anh ta tìm sự hỗ trợ và đẩy anh la vào thế bị mâu thuẫn và căng thẳng về tình cảm. Tin chắc rằng, bản thân người đọc cũng có thể cung cấp thêm vô số ví dụ từ những cuộc cãi vã xích mích tương tự trong xã hội chúng ta.

Nguyên tắc đơn tuyến là một phát minh thích hợp để khắc phục những khó khăn này, dành cho những xã hội nào dựa vào các nhóm họ hàng để thực hiện hầu hết các chức năng cơ bản của chúng. Hai phần ba số các xã hội đại diện trong cuộc khảo sát dân tộc học toàn thế giới là căn cứ trên nguyên tắc trực hệ. Một phần ba, trong đó có Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là theo nguyên tắc song phương. (xem Bảng 24-1)

Bảng 24-1: Các quan hệ dòng họ chia làm hai chi. A và B là các chi thứ cấp của dòng họ cực đại 1. Mỗi chi thứ cấp này lại chia hai thành hai chi tam cấp, rồi mỗi chi tam cấp chia hai thành các chi nhỏ nhất (cực tiểu).

Loại dòng dõi

Số các nền văn hóa

Số phần trăm

Song phương

Phụ hệ

Mẫu hệ

Lưỡng hệ (Duolineal)

Không phân loại được

204

248

84

28

1

36

44

15

5

ít hơn 0,5

Tổng cộng

565

100

Chú ý: Các hệ thống đơn tuyến vượt xa số hệ thống song phương, nhưng hệ thống mẫu hệ và dòng đôi thì rất ít.

Nguồn: ''Matrilineal Kinship - Mối quan hệ họ hàng theo chế độ mẫu hệ" do D. M. Schneider và K. Gough chủ biên, bảng biểu 17 - 1, trang 663.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2586-02-633540601151220000/Su-mo-rong-he-thong-ho-hang-ba-con-dong-h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận