Tài liệu: Phản ứng của những người theo thuyết Boas

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cùng với sự chuyển hướng của thế kỷ, một làn sóng phản đối mạnh mẽ do Franz Boas ở Mỹ dẫn đầu chống lại công việc của những người cộng sản
Phản ứng của những người theo thuyết Boas

Nội dung

Phản ứng của những người theo thuyết Boas

Cùng với sự chuyển hướng của thế kỷ, một làn sóng phản đối mạnh mẽ do Franz Boas ở Mỹ dẫn đầu chống lại công việc của những người cộng sản.

Phạm vi tấn công chủ yếu của những người theo phái Boas là vô số những dạng lỗi lầm (trong những luận điểm của những người đưa thuyết tiến hóa vào chủ thuyết Cộng sản nói chung và Marx, Engels nói riêng) trên thực tế được họ chỉ ra trong những công trình nghiên cứu chuyên biệt và đầy kinh nghiệm. Ở một mức độ đáng trân trọng, những người theo chủ thuyết tiến hóa thế kỷ mười chín chỉ đơn thuần là những triết gia về xã hội, chứ không phải là những nhà khoa học theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Họ đã tóm lấy cái tư tưởng vĩ đại của thuyết tiến hóa và tiến hành công thức hóa đến từng chi tiết những bậc thang, các sắp xếp hệ thống về sự phát triển của nhiều lãnh vực trong nền văn hóa mà chẳng cần chờ đợi kết quả phản hồi có giá trị từ thực tế. Thật sự, họ chỉ dành được cái danh hiệu ''những nhà nhân chủng học sa - lông – phòng trà''. Quá nhiều công trình của họ chỉ dừng lại ở mức như một tiền đề đương nhiên, từ sự thêu dệt chưa qua kiểm chứng hoặc phê bình trong những câu chuyện của các khách lữ hành hoặc qua những ghi chép của các quan chức và các nhà truyền giáo. Quan trọng hơn cả, họ mù quáng bỏ qua khuynh hướng biến thiên quan trọng của các nền văn hóa bằng cách biến đổi thành khuôn mẫu của mình những chi tiết nội tại, cũng như các điều chỉnh đối với những loại  môi trường sinh thái khác nhau.

Với Boas, nhân chủng học đã đến và mọc rễ vững chắc trong ông ta bằng chủ nghĩa kinh nghiệm. Những nền văn hóa sơ khai đã nhanh chóng biến mất. Công việc là phải lao đến hiện trường, nghiên cứu đối tượng trước cái đống đất đá thời gian cần phải gột bỏ. Cùng với những tri thức thực tế đạt được một cách khoa học, đã bắt đầu nhen nhóm và đang được tích lũy, những sai lầm được biết đến trong dòng chảy của hệ thống tiến hóa cũng bắt đầu ngày càng dồn đống lên.

Khi những sai lầm được nhận biết đã gia tăng, những người theo phái Boas đã phủ nhận thuyết tiến hóa như y như cách nó đã vận hành.[1] Kéo sập những cây cột dưới các dinh thự của thuyết tiến hóa trực hệ là mối quan tâm chính yếu của các nhà nhân chủng học Mỹ, và trong một vài trường hợp cực đoan nhất, sự nhiệt thành với chân lý mà Boas luôn đề cao đã dễ dàng biến thành sự khinh bỉ, xem thường tất cả mọi lý thuyết.[2]

Sự thận trọng trong khoa học đã bành trướng thành sự phủ nhận khoa học, đến độ vào năm 1939 Kluckhohn phải tuyên bố rằng tình trạng tinh thần của các nhà nhân chủng học Mỹ là tình trạng mà hễ ''đề cập đến một điều gì có vẻ “lý thuyết” là đồng nghĩa với sự thiếu nghiêm túc, khiếm nhã”.[3]

Tác phẩm vĩ đại của R.H. Lowie Xã hội sơ khai (Primitive Society) xuất bản năm 1920 dường như đã ban cho Morgan một phát súng ân huệ (nguyên tác tiếng Pháp coup de grâce - ND). Vào năm 1925, những nhà nhân chủng học Anh, Mỹ, Pháp, Đức đã hoàn toàn quay mặt với bất kỳ mối quan tâm nào về sự tiến hóa văn hóa. Tại Anh và Pháp, những nhà nhân chủng học đã mải mê với những phân tích về chức năng trong đời sống văn hóa. Vấn đề dường như đã chết và đã được chôn cất.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2453-02-633535455449687500/Su-tien-trien-cua-van-hoa/Phan-ung-cua-nh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận