F. SCHILLIER (1759 - 1805)
Cùng với Goethe, Schiller (Silơ) là nhà viết kịch và là nhà tiêu biểu nhất của nền văn học cổ điển Đức.
Ông sinh ngày 10 tháng 11 năm 1759 tại Marbach (Marbách) thuộc vùng Nekka (Nêka) ở miền Tây nước Đức, mất ngày 9 tháng Năm 1805, tại thành phố Weimar (Vaima), miền Đông nước Đức. Cuộc đời ngắn ngủi 46 năm của Schiller – nhà viết kịch, nhà thơ, nhà văn, nhà mỹ học, nhà sử học, dịch giả… được đánh giá rất cao ở Đức và trên thế giới.
Là con một sĩ quan và Bác sĩ nghèo, chịu ảnh hưởng giáo dục về tôn giáo rất nghiêm khắc của bố và tình cảm nhân từ của mẹ; Schiller đã trải qua tuổi thơ nghèo khó, ốm yếu ở Marbach. Từ 1762, Schiller sống ở Ludwigsburg (Lútvíchxbuốc) và từ 1764 ở Lorch (Loócsơ). Trong các năm 1767-1773, theo học ở một trường La tinh tại Ludwigsburg; sau đó theo lệnh của Công tước Karl Engenl (Cárlơ Ôighen) vào học ở trường Thiếu sinh quân ở Stuhgart (Stútgárt). Tại đây, lúc đầu học luật, sau chuyển sang y học; năm 1870 tốt nghiệp Đại học với luận văn Về mối quan hệ giữa mặt sinh vật và mặt tinh thần của con người. Sau đấy, ông được đưa đi làm y tá ở một trung đoàn, hưởng mức lương rất thấp.
Trong thời gian học ở trường Thiếu sinh quân, Schiller đã tìm đọc tác phẩm của Klopstock, Lessing, Goethe, Shakespeare, Raussecus v.v... Chịu ảnh hưởng quan điểm Cộng hòa của thầy giáo Adel: ''Thiên tài là sản phẩm của tự nhiên và sự giáo dục mà nét đặc trưng nhất là tinh thần trách nhiệm về sự xác lập các quan hệ xứng đáng với con người”. Trong con người Schiller sớm phát triển ý trí tự do. Thời gian này Schlller sáng tác vở kịch Những tên cướp (1780) được trình diễn ngày 13 tháng Giêng 1782 tại Mannheim (Marthaimơ) với sự hâm mộ (đặc biệt của công chúng. Nhưng giai cấp thống trị đương thời không chấp nhận và ra lệnh bắt giam ông và cấm hoạt động văn học. Năm 1782, cùng người bạn là A.Streicher (A.Sturaikhơ) Schiller trốn về Mannheim, rồi Frankfurt và sau cùng ở Oggersheim. Tại đây, ông sửa bản thảo kịch Fiesko (Phiskô). Năm 1782-1783, sống lưu vong dưới biệt hiệu Bác sĩ Ritter (Ritthơ) ở nông trại của bà Wolzogen (Vônxôken) ở Bauerbach (Badơbách). Tại đây, sáng tác vở kịch nổi tiếng Âm mưu và tình yêu. Thời gian này Schiller thường xuyên ốm yếu vì túng thiếu. Năm 1785, hoàn thành vở kịch Đông Carlôs và bài thơ Gửi niềm vui tại thành phố Leipxig (Laipxích) sau này được Bêthôven phổ nhạc. Năm 1783-1784, Schiller sáng tác kịch thơ cho nhà hát Manrtheim, xuất bản tạp chí Reminê Thalia; ông kết bạn với nàng Charlotte (Salôtthê) nhưng vẫn đau ốm túng thiếu. Năm 1785, về sống nhờ bạn thân là Ch.G.Korner (Khuênơ) ở Leipzig, sau ở Dresden (Đrêsđen).
Năm 1787, lần đầu đến Weiman, tiếp xúc với Wieland (Viland), Herder (Hecđơ) là những nhà văn hóa lỗi lạc đương thời. Nghiên cứu lịch sử, làm báo. Lần đầu tiên 1788, ông gặp Goethe trong Rudolstadt (Rudônstát). Một năm sau được Goethe giới thiệu làm Giáo sư sử học ở trường Đại học Zena (lêna). Schiller vừa dạy học vừa dịch hai tác phẩm Ơphirit và Viếcghin; sưu tầm hồi ký lịch sử, xuất bản Cuốn lịch cho các bà. Rồi sau đấy ông cưới Ch.Lengefeld (Lênhghêphen).
Từ 1791, Schiller bị lao phổi nặng do túng thiếu và làm việc quá sức. Ông đi nghỉ tại Kansbad (Cársbát) và Elfurt (Erphuốc). Nhờ 3 năm học bổng của Công tước Augieslenburg (Aogusteburg), Schiller có thể nghiên cứu triết học và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng triết học của các nhà triết học đương thời, nhất là Kant. Năm 1792, Schiller được phong danh hiệu Công dân danh dự của nước Cộng hòa Pháp.
Trong các năm 1793-1794, ông thường xuyên tiếp xúc với Hoderlin (Huêđơlin), một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong văn học cổ điển Đức; rồi với Humboldt, nhà ngôn ngữ học lừng danh. Tiếp đó Schiller viết và xuất bản những công trình lịch sử như về phong trào nổi dậy của Hà Lan chống Chính phủ Tây Ban Nha. Lịch sử cuộc chiến tranh 30 năm (3 tập); về mỹ học như: Thơ công dân, Giáo dục thẩm mỹ của con người.
Từ năm 1794, ông kết bạn và cộng tác chặt chẽ với Goethe, từ 1779 đến ở hẳn Weimar cho đến khi qua đời (1805).
Tại Weimar, cùng Goethe ra tờ báo văn học Hôren; hoàn thành vở kịch bộ Valenstatnơ, Maria Xtás, Người thiếu nữ ở Olêăng, Vị hôn thê ở Mêxing, Witlhelm Tell v.v...
Năm 1804 ông đi thăm Berlin, được nhiệt liệt đón chào. Mặc dù ông bệnh nặng, Schiller vẫn tiếp tục hoàn thành những vở kịch mang tính tư tưởng sâu sắc.
Nhà lý luận văn học Nga Biêlinski đánh giá Schillêr là "Viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài người cùng hướng về phía bầu trời cao''. Còn thi hào Đức Heine thì khẳng định: ''Schiller đã đập tan nhà ngục Bastille tinh thần và tập hợp nhân loại thành anh em một nhà dưới mái đền của tự do”.
DƯƠNG TUẤN HOA