Tài liệu: Hệ sinh thái có kích thước tới hạn không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhà khoa học người Anh Arthur Tansley, người tìm ra khái niệm,
Hệ sinh thái có kích thước tới hạn không?

Nội dung

Hệ sinh thái có kích thước tới hạn không?

Nhà khoa học người Anh Arthur Tansley, người tìm ra khái niệm, đã nhấn mạnh trong bài báo nền tảng của ông năm 1935 rằng hệ sinh thái là một khái niệm trừu tượng và một phép tính nhẩm không tương ứng với thực tế rõ ràng. Trong những năm tiếp theo, các nhà khoa học đã lập luận như thể các hệ sinh thái hoạt động theo chế độ tự cấp tự túc. Sau đó người ta nhận thấy rằng sự trao đổi năng lượng và vật chất với các hệ lân cận là cần thiết cho chúng. Hiện nay, thành phần khí quyển thay đổi tự đặt ra cho tất cả các hệ sinh thái của địa cầu.

Tuy nghiên, hệ được xác định phải tương đối độc lập và các chu trình tạo nên nó phải tương đối khép kín. Nếu người ta muốn nghiên cứu ảnh hưởng qua lại của các áp lực môi trường và biến dị di truyền, thì những cá thể được nghiên cứu phải nằm trong các giới hạn của hệ sinh thái. Nhưng các nhà sinh thái học nhấn mạnh rằng, nếu hệ sinh thái tương ứng với một thực tế, thì vùng xung quanh nó phụ thuộc vào cái mà người ta muốn nghiên cứu. Chừng nào có sự tương tác giữa các sinh vật và một môi trường thì có hệ sinh thái. Vì vậy, người ta có thể nghiên cứu hệ sinh thái trong một các lọ, nếu người ta chú đến côn trùng, hoặc ở quy mô một lưu vực dốc, nếu người ta chú ý đến một con sông. Ngoài ra, khái niệm không dành cho sinh thái học theo nghĩa hẹp. Ví dụ, các nhà vi khuẩn học xác định dạ cỏ - ngăn đầu tiên của dạ dày ở động vật nhai lại ăn cỏ, là một hệ sinh thái, vì nó kết hợp các sinh vật kỵ khí (vi khuẩn, nấm, thể thực khuẩn và động vật nguyên sinh) trong một hệ tương tác chặt chẽ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1884-02-633462956707500000/He-sinh-thai/He-sinh-thai-co-kich-thuoc-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận