HENRIK IBSEN (1828 - 1906)
NHÀ VIẾT KỊCH LỚN NHẤT CỦA NAUY
Henrik Ibsen (Henrich Ibsen) là nhà viết kịch lớn nhất Nauy, đại biểu của khuynh hướng hiện thực phê phán trong kịch Bắc Âu, có ảnh hưởng sâu sắc đến sân khấu và văn học thế giới thế kỷ XIX. Sinh tại Skien trong một gia đình buôn bán bị phá sản. Ông sớm phải tự lập, thời thơ ấu và thời thiếu niên phải sống trong nghèo khổ, tự kiếm sống và tự học. Sống nhiều năm ở Itatia và Đức. Năm 1891, trở về Nauy. Có thời đã phụ trách nhà hát. Ông làm thơ ca ngợi sự đấu tranh vì tự do của các dân tộc. Vở kịch đầu tay Catilina (1850) viết để ca ngợi cuộc cách mạng ở Hongrie năm 1848 -1849. Trong phong trào đầu tiên của giai cấp vô sản Nauy, ông dạy học và báo phục vụ phong trào này, phản đối nền dân chủ tư sản. Sau khi phong trào công nhân bị đàn áp và thất bại, nhà viết kịch vẫn giữ nguyên thiện cảm với giai cấp vô sản. Hoạt động sân khấu ở Bergen và Oslo từ năm 1851. Những vở kịch đầu sáng tác theo phương pháp lãng mạn chủ nghĩa, chứa đựng những tư tưởng lãng mạn tiến bộ. Bắt đầu nổi tiếng với những vở kịch lịch sử: Bà Inhgơ ở Oxtơrết (1855), Những người hy vọng ngôi báu (1863), đề cập đến vai trò của cá nhân và sự tiến bộ xã hội trong lịch sử. Trong thời gian sống ở Italia, ông viết hai vở kịch biểu tượng triết học, có giá trị nghệ thuật cao: Brănông dân (1868) và Per Guynt (1867) vạch trần mâu thuẫn giữa cái bề ngoài giả và thực chất mục ruỗng của xã hội và đạo lý tư sản. Đây là loại kịch luận đề, có tính chiến đấu cao. Vở Hài kịch tình yêu (1862), đả phá quan niệm hôn nhân tư sản đã giết chết tình yêu và lý tưởng của tuổi trẻ. Đám cháy (1865) đã phá thói Philixtarth của giai cấp tiểu tư sản Nauy. Vở kịch đã gây dư luận ở các nước Bắc Âu. Mối tình gắn bó của tuổi trẻ (1869) vạch trần căn bệnh cơ hội, giả dối, mưu cầu danh lợi cá nhân của các nhà hoạt động chính trị tư sản. Sau Công xã Paris (1871), Ibsen đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của mình. Trụ cột của xã hội đánh thắng vào sự đồi bại của thế chế đương thời; ở đó bọn lừa đảo, ngu ngốc được cả xã hội trọng vọng như là trụ cột của xã hội đó. Vở Nhà búp bê (1879) đề cập vấn đề giải phóng phụ nữ, đả phá thói ích kỷ, coi thường phụ nữ của nam giới trong xã hội tư bản. Vở Ma quỷ (1881) nêu lên mâu thuẫn giữa luân lý và cuộc đời, đả phá những thói quen xấu và sự giả dối. Nhà búp bê và Ma quỷ được coi là hai thành tựu sân sân khấu lớn nhất của Nauy. Với vở Kẻ thù của nhân. dân (1882), tác giả định lật mặt nạ của toàn bộ thể chế đương thời kìm hãm các tư tưởng trung thực, tốt đẹp và ca ngợi những người dũng cảm đương đầu với các thế lực xấu xa trong xã hội. Vịt trời cũng trong xu thế phủ định toàn bộ xã hội tư bản thốt nát. Đóng góp lớn lao của Ibsen là những tác phẩm phê phán một cách triệt để xã hội tư bản ở thời kỳ đầu phát triển và những cách tân nghệ thuật sân khấu của ông: Kỹ thuật sân khấu rất chặt chẽ, đối thoại sắc bén được kết hợp với lối phân tích mới, vạch trần mâu thuẫn giữa cái bề ngoài giả dối và thực chất của xã hội và đạo lý của giai cấp tư sản.