NIKOLAI GABRINOVITS TSERNU SHEVSKI (1828 - 1889)
Ông là nhà văn, nhà phê bình, nhà dân chủ cách mạng Nga. Tsernưshevski sinh ngày 24 tháng Bảy 1828 tại tỉnh Saratov, trong một gia đình giáo sĩ bậc trung. Từ nhỏ được gửi vào học trong một trường giòng ở Saratov, nhưng chán ghét tư tưởng nhà thờ và đời sống giáo sĩ. Ông say mê văn học và triết học. Ông là người thông minh, ham học, mới 16 tuổi đã thông thạo nhiều thứ tiếng: Hy tạp, La tinh, Anh, Pháp, Đức, Do thái, Ba tư, Ba lan... và có một kiến thức văn hóa thế giới rất sâu sắc và phong phú. Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng cánh mạng của Bielinski, Gert. Năm 18 tuổi, dời bỏ trường giòng tới Saint Petersbourg thi vào Đại học. Trong trường ông tham gia các tổ chức bí mật của thanh niên, tiếp thu tư tưởng cách mạng chống lại chế độ Nga hoàng. Năm 22 tuổi, tốt nghiệp đại học, về dạy học tại Saratov. Tại đây ông chứng kiến cảnh lầm than của nhân dân lao động. Năm 25 tuổi, nghiên cứu đề tài Quan hệ thẩm mỹ nghệ thuật đối với hiện thực. Công khai hoạt động cách mạng. Trở thành nhà báo, nhà văn, nhà dân chủ cách mạng lãnh đạo phong trào cách mạng Nga những năm 60. Ông là nhà triết học duy vật lỗi lạc nổi tiếng của Nga trước khi chủ nghĩa Marx vào Nga. Ông chủ trương lật đổ chế độ Nga hoàng bằng bạo lực, đưa nước Nga đi lên chủ nghĩa xã hội. Năm 34 tuổi, ông bị Nga hoàng bắt giam và đày biệt sứ ở Sibir. Ông cùng với vợ sống 26 năm ở chốn lưu đày, không ngừng viết sách, báo kêu gọi đấu tranh hướng dẫn nhân dân làm cách mạng. Mãi tới tuổi 60, ông mới được trở về quê hương trong sự quản thúc của chính quyền và một năm sau ngày 29 tháng 10 năm 1889, ông qua đời. Cho đến lúc mất, ông vẫn là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Nga.
Tsernưshevski viết về nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, triết học, đạo đức... các tác phẩm của ông đều toát lên tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường chống lại chế độ hiện tại. Công trình nghiên cứu Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật với hiện thực ngày nay vẫn có giá trị to lớn. Ông đề ra những nguyên tắc mỹ học cơ bản của sáng tác nghệ thuật đối với hiện thực. Ông chống lại tư tưởng mỹ học duy tâm của Hegel. Cuốn tiểu thuyết chính trị - triết học nổi tiếng Làm gì? được viết trong nhà tù của Nga hoàng từ năm 1826, được nhà văn Nhêkrasôv in trên tạp chí Người cùng thời, đã làm xôn xao nước Nga. Tác giả đã dùng ngôn ngữ hàm ẩn để kêu gọi nhân dân Nga cùng dậy lật đổ chế độ tàn bạo, xây dựng một xã hội chủ nghĩa không tưởng. Tác phẩm đã ảnh hưởng lớn tới phong trào đấu tranh giai cấp ở Nga và thế giới. Cuốn tiểu thuyết chính trị lời tựa cũng được viết trong tù, được xuất bản ở London (Anh) năm 1877 kêu gọi nông dân Nga tiến hành cách mạng nhằm lật đổ chế độ bóc lột tàn ác của Nga hoàng.
Tsernưshevski là nhà văn, nhà cách mạng lỗi lạc nhất của Nga ở thế kỷ XIX. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn tới không khí của cách mạng Nga và thế giới lúc bấy giờ.