Tài liệu: Khoa cử thời Hồ

Tài liệu
Khoa cử thời Hồ

Nội dung

KHOA CỬ THỜI HỒ

 

Triều Hồ thay thế triều Trần, về tư tưởng là học thuật có nhiều điểm độc đáo. Từ khi chưa giành ngôi Vua, Hồ Quý Ly đã viết sách Minh Đạo dâng Vua Trần Nghệ Tông. Sách này tuy mất nhưng sử sách ghi lại được mấy ý kiến mạnh dạn: Nghi ngờ một số hành vi của Khổng Tử - vị Thánh sư của Nho giáo; lên án lối học “Tầm chương trích cú”
và các bậc đại Nho Đường - Tống chuyên - trau đồi hư văn, không chú ý đến thực tế.

Tuy vạch ra một số điểm yếu của Nho giáo và Nho học nhưng khi ở ngôi Vua, Hồ Quý Ly lại đẩy mạnh giáo dục Nho giáo khuyến khích Nho sĩ. Giáo dục và khoa cử thời Hồ, ngoài kinh điển Nho giáo có chú ý đến cách học thiết thực. Các triều chỉ thi toán trong kỳ thi tuyển lại viên, riêng Triều Hồ đưa toán thư pháp vào kỳ đại khoa.

Hồ Quý Ly chú ý đến việc phổ biến chữ Nôm, nhà Vua đã dịch thiên Vô dật trong Kinh Thư ra chữ Nôm. Nhưng cuộc xâm lăng của nhà Minh đã cắt ngang đường tiến của Triều Hồ. Trong 7 năm, nhà Hồ tổ chức được hai khoa thi:

Khoa thi Thái học sinh:

Khoa này mở năm Canh Thìn - 1400, niên hiệu Thánh Nguyễn thứ nhất, đời Hồ Quý Ly, lấy đỗ 20 vị Thái học sinh, hiện còn được sử sách ghi lại 7 người có chia ''giáp'' (nhất giáp, thị giáp). Nguyễn Trãi là vị Thái học sinh nhị giáp của Triều Hồ, là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa Thế giới.

Khoa thi năm Ất Dậu:

Khoa thi này tổ chức năm Ất Dậu - 1405 niên hiệu Khai Đại thứ 3, đời Hồ Hán Thương. Khoa này sử sách không ghi lại là loại khoa gì. Hồ Ngạn Thần thi đỗ khoa này, sau khi đỗ được giao chức Thái học sinh lý hành; ngoài ra còn hai người khác, cả ba ông đều không rõ quê quán hành trạng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1047-02-633386055123281250/Che-do-khoa-cu-o-Viet-Nam/Khoa-cu-thoi-Ho...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận