LƯỢNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Việc quy định lượng cung cấp năng lượng chủ yếu là lấy cường độ lao động thể lực làm căn cứ. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con..., thì phải đảm bảo lượng cung cấp năng lượng mà nhu cầu sinh lí đòi hỏi để sinh trưởng và phát triển...
Lượng cung cấp năng lượng không giống với lượng cung cấp dinh dưỡng, nó căn cứ theo nhu cầu năng lượng bình quân của những nhóm người lao động khác nhau và nhóm người ở các lứa tuổi khác nhau để định ra. Còn lượng cung cấp dinh dưỡng là mức cao về lượng nhu cầu dinh dưỡng của các nhóm người khác nhau, mục đích là để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho tuyệt đại đa số mọi người. Khi năng lượng hấp thu vượt quá nhu cầu của cơ thể, sẽ được tích trữ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ, dẫn đến tăng trọng hoặc béo phì. Khi năng lượng hấp thu không đủ, thì sẽ tiêu hao thêm các thành phần ở trong cơ thể, dẫn đến gầy mòn.
Cho nên, trọng lượng cơ thể là tiêu chí quan trọng để đánh giá xem mức hấp thu năng lượng qua bữa ăn đã thỏa đáng hay chưa.
Trong tình trạng bình thường, nhu cầu năng lượng cơ thể tương ứng với ham muốn ăn uống của cơ thể. Khi ham muốn ăn uống bình thường được thỏa mãn, thì nhu cầu năng lượng của cơ thể thường có thể được đáp ứng. Lúc này, trọng lượng cơ thể của người lớn có thể ổn định không thay đổi; trẻ em, thanh thiếu niên sẽ sinh trưởng phát triển bình thường.
Dưới đây xin giới thiệu tóm tắt một số căn cứ để quy định lượng cung cấp năng lượng:
1. Cường độ lao động: Do công cụ sản xuất hiện đại không ngừng được đổi mới và được cơ giới hóa, trình độ tự động hóa ngày càng được nâng cao, nên việc phân chia chuẩn xác về các mức cường độ lao động... trở nên khó khăn hơn. Dưới đây xin khái quát một vài loại mức công việc:
* Lao động cực nhẹ: Công việc ngồi làm là chính, như công việc văn phòng, công việc lắp đặt và sữa chữa máy thu thanh, đồng hồ,... có kèm theo các hoạt động văn thể nghiệp dư nào đó.
* Lao động nhẹ: Công việc đứng hoặc đi lại ít là chính như nhân viên bán hàng, thao tác trong phòng thí nghiệm thông thường, giáo viên giảng bài,...
* Lao động vừa: Như hoạt động thường ngày của học sinh, lái xe cơ động, lắp mắc điện, cắt gọt gia công kim oại,...
* Lao động nặng: Lao động nông nghiệp phi cơ giới, luyện thép, nhảy múa, vận động thể dục,...
* Lao động cực nặng: Như các loại bốc vác, chặt gỗ, khai thác khoáng sản và đập đá,… phi cơ giới.
2. Tình trạng sinh lí: Trẻ em và thanh thiếu niên đang trong thời kì sinh trưởng phát triển chiều cao, cân nặng và lượng lao động tăng lên từng ngày, vì vậy lượng cung cấp năng lượng cũng tăng lên tương ứng, nhằm đáp ứng nhu cầu về sinh trưởng và phát triển của chúng. Sau tuổi trung niên, tỉ lệ chuyển hóa cơ bản dần dần giảm xuống, lượng hoạt động giảm dần, vì thế lượng cung cấp năng lượng cũng cần hạ xuống vừa phải để tránh bị phát phì. Việc xác định lượng cung cấp năng lượng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con sẽ phải tăng lên một cách thỏa đáng trong tình trạng lao động lúc đó là 836,8 kJ (200 kcal), để đồng thời đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triều bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Lượng cung cấp năng lượng tăng thêm cho người mẹ đang nuôi con là mức năng lượng dùng để bù đắp cho việc tiết sữa
3. Khí hậu và vóc dáng: Do có sự cải thiện về điều kiện ăn mặc và ở, mà thường người ta cho rằng khí hậu ảnh hưởng không lớn tới nhu cầu năng lượng của cơ thể. Chỉ có ở trong khí hậu giá lạnh và nóng bức tương đối lâu dài thì mới đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích đáng. Những người có vóc dáng khác nhau, tỉ lệ chuyển hóa cơ bản ở họ cũng khác nhau, nên khi hoạt động cần tăng hoặc giảm lượng tiêu hao năng lượng một cách tương ứng. Để tránh siêu nặng (béo phì) hoặc siêu nhẹ (quá gầy), phải tiến hành điều hành hợp lí cho cân nặng và chiều cao đạt được mức chuẩn.