NƯỚC CÓ Ý NGHĨA SINH LÍ VÀ CÔNG DỤNG GÌ ĐỐI VỚI CƠ THỂ?
Công thức phân tử hóa học là H2O, là chất cơ thể người dựa vào đó để duy trì các hoạt động sống cơ bản.
1. Ý nghĩa sinh lí. Sự sống của con người được bắt nguồn từ hải dương nguyên thủy hàng nghìn tỉ năm trước đây, vì vậy sự sống ngay từ buổi đầu đã có quan hệ mật thiết với nước. Nước có hàm lượng nhiều nhất trong thành phần cấu tạo cơ thể, được phân bố trong các tế bào, ngoại dịch tế bào và trong các tổ chức của cơ thể. Trong tất cả các tổ chức hoặc cơ quan chuyển hóa mạnh mẽ như cơ bắp và nội tạng, hàm lượng nước đều tương đối nhiều. Hàm lượng nước trong cơ thể người lớn nam giới là khoảng 60% trọng lượng, cơ thể phụ nữ khoảng 50%. Hàm lượng nước trong cơ thể trẻ em cao hơn người lớn, ở người già thấp hơn thanh niên. Khi bị đói hoặc không thể ăn uống được trong một thời gian dài, lượng cacbohiđrat tồn trữ trong cơ thể bị hao kiệt hoàn toàn, lượng protein mất đi một nửa, cơ thể vẫn gắng gượng duy trì sự sống, nhưng nếu nước trong cơ thể bị mất đi 20%, thì con người không thể sống được. Chức năng của nước trong cơ thể chủ yếu là: làm dung môi cho chất dinh dưỡng, giúp cho việc hấp thu và vận chuyển chúng trong cơ thể, làm dung môi cho các chất chuyển hóa, giúp cho việc thải chúng ra ngoài cơ thể kịp thời, làm thành phần chủ yếu của hệ keo trong cơ thể, giúp cho việc hình thành và ổn định chúng, ẩn nhiệt của nước lớn, hàm lượng nước trong dịch thể và trong máu cũng lớn, có thể dùng vào việc điều tiết thân nhiệt, giữ cho nó được cố định, làm chất bôi trơn khớp, cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo cho chức năng của chúng được tiến hành bình thường. Khi ăn uống thiếu nước hoặc cơ thể mất nước quá nhiều sự bài tiết dịch tiêu hóa cũng giảm đi một cách tương ứng, sẽ gây trở ngại cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn, từ đó dẫn đến chán ăn, tinh thần uể oải, làm việc yếu sức, dễ mệt mỏi. Nhưng nếu đưa một lượng nước quá nhiều vào cơ thể thì sẽ vì dịch tiêu hóa bị loãng đi mà dẫn đến chức năng tiêu hóa yếu, thậm chí sẽ gây ngộ độc nước.
Dù là nước dùng để uống hay nước có chứa trong thức ăn đều phải vào ruột non rồi mới được cơ thể hấp thu. Việc hấp thu chúng nhanh hay chậm sẽ thay đổi theo nhiệt độ của nước. Nếu là nước nóng, thì sẽ làm cho thành dạ dày co bóp mạnh, kích thích cho môn vị mở ra, giúp cho nước luân chuyển nhanh, nước nóng còn làm cho thức ăn mềm ra, tăng cường sự co bóp của dạ dày, dịch vị tiết ra nhiều, cho nên sau bữa ăn, nếu uống đồ uống nóng với lượng vừa phải thì sẽ có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu nguồn nhiệt lượng thức ăn chủ yếu do cacbchiđrat cung cấp, thì do trong quá trình chuyển hoá, nó sẽ sinh ra nước tương đối nhiều, làm tăng thêm sự tích nước trong cơ thể. Nếu tỉ trọng protein trong thức ăn tương đối lớn, thì một là do nước được sinh ra trong quá trình chuyển hóa ít, hai là do kết cấu protein phức tạp mà tiêu hóa không hết, không phân gia giải được triệt để vì thế trong urê và hợp chất axit sunfuric,... được hình thành là trong quá trình chuyển hóa mỗi gam protein, đòi hỏi phải có khoảng 60 - 80ml nước thì mới có thể thúc cho nó thải ra ngoài cơ thể được. Khi trong thức ăn của trẻ nhỏ có lượng axit amin thiếu cân đối, hoặc các thức ăn được chế biến tổng hợp bằng axit amin D, thì do các axit amin tự do trong đó không được cơ thể tận dụng thải ra nhiều nên sẽ gia tăng sự thải nước của cơ thể. Khi trẻ được nuôi bằng sữa cô đặc, có thể quan sát thấy hàm lượng nước ở gian khe tế bào trong cơ thể đứa trẻ giảm hơn rõ rệt so với những đứa trẻ được nuôi bằng leucosin protein lương thực có mức nhiệt lượng và mức nitơ ngang bằng. Nhưng nếu ngoài leucosin protein mà cho thêm L - lysine làm cho nó đạt được sự cân đối về axit amin, thì lượng nước ở gian khe tế bào sẽ khôi phục lại nguyên trạng.
2. Lượng cung cấp và nguồn thức ăn. Có rất nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến lượng nước mà cơ thể đòi hỏi, như tuổi tác, cân nặng, nhiệt độ lao động và thời gian lao động,... khiến cho lượng nước đòi hỏi có sự khác nhau.
Thường tổng lượng nước đòi hỏi cho người lớn là khoảng 250ml/ ngày.
Bình thường khi xuất hiện cảm giác khát, là phải kịp thời bổ sung nước ngay, để duy trì cho cơ thể được tiến hành sự chuyển hóa một cách bình thường.
Trong cơ thể có 3 nguồn sinh nước: Nước được sinh ra trong quá trình chuyển hóa 3 loại chất dinh dưỡng lớn, nước có trong thức ăn và nước đồ uống. Trong đó, nước đồ uống là nguồn nước chủ yếu mà cơ thể đòi hỏi, còn nước chuyển hóa và nước trong thức ăn có sự biến động rất ít, phần lớn là do nước đồ uống tiến hành điều tiết. Tốt nhất là chỉ uống mỗi lần một ít, chia làm nhiều lần để không còn cảm giác khát.
BẢNG ĐỐI CHIẾU LƯỢNG NƯỚC TRONG CƠ THỂ Ở CÁC ĐỘ TUỔI KHÁC NHAU
Độ tuổi | % trong mỡ | % trong thể rắn tách mỡ | Hàm lượng nước |
Nội dịch tế bào | Ngoại dịch tế bào | Tổng lượng |
Thai nhi 28 tuần 1,2 kg | 3 | 16 | 22 | 59 | 81 |
Thai nhi trưởng thành 3,6 kg | 16 | 12 | 28 | 44 | 72 |
1 tuổi 10 kg | 25 | 17 | 23 | 35 | 58 |
Người lớn 30 – 60 tuổi 70 kg | 24 | 21,7 | 30,9 | 23,4 | 54,3 |