SỰ RA ĐỜI CỦA THIÊN VĂN HỌC TIA X
Sự vắng mặt rất lâu của những số liệu về bức xạ tia X của Mặt Trời là do tác dụng màn chắn của khí quyển Trái Đất nó hấp thụ gần như tất cả các bức xạ sóng ngắn phát ra từ Vũ Trụ. Thục vậy trong thập kí 30 của thế kỷ XX người ta đã nghi ngờ rằng liên lạc vô tuyến vào ban ngày bị trục trặc là do bức xạ tia X. Người ta cho rằng bức xạ đó phát đi từ một nguồn ngoài khí quyển tạo ra thêm một lớp lớn hơn trong khí quyển Trái Đất trên độ cao khoảng 80 km (được gọi là lóp D). Nhưng để chứng minh giả thuyết đó cần phải đưa thiết bị quan sát ra ngoài ranh giới của lớp này. Điều này chỉ có thể thực hiện được sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Trong những năm cuối thập kỷ 40 những thiết bị dò tia Rơnghen trên những tên lửa đạn đạo đã được đưa lên độ cao trên 100 km. Nhờ có những thiết bị này đã ghi được bức xạ tia Rơnghen phát ra khi có vụ nổ trên Mặt Trời. "Vụ nổ từ" đặc sắc này trên Mặt Trời diễn ra kèm theo sự phóng ra các hạt năng lượng cao, các tia Vũ Trụ của Mặt Trời, và xung lượng mạnh của bức xạ tia Rơnghen. Ngoài ra các thiết bị còn ghi nhận được cả bức xạ khuếch tán (tản mạn) của bầu trời bằng các tia Rơnghen.
Trong những năm 60, người ta đã tìm ra hai nguồn tia X khác. Một trong hai nguồn đó gắn với tinh vân Cua, là phần khí sót lại của ngôi sao siêu mới, nguồn thứ hai gắn với ngôi sao kì lạ trong chòm sao Bọ Cạp (nó có kí hiệu là Scorpius X-1). Trong thập kỉ 70, sự quan sát liên tục từ những vệ tinh nhân tạo chuyên dụng - những đài thiên văn tia X "Uhuru" và ("Einstein" (Anhxtanh - đã làm giàu thêm cho bức tranh bầu trời ở vùng tia X bởi những chi tiết mới.
Để ghi lại những tia X vũ trụ, các nhà vật lí đã trao cho các nhà thiên văn tổ hợp lớn những thiết bị thu. Đầu tiên là những phim chụp giống như phim được sử dụng trong các phòng X quang sau đó là những máy đếm Gaighê (Geiger) rồi đến các máy đếm khí được gọi là các máy đếm tỉ lệ và sau cùng là những thiết bị bán dẫn chuyên dụng có khả năng không chỉ bắt được các lượng tử tia X mà còn xác định được năng lượng của chúng. Một thời gian dài khiếm khuyết lớn của các thiết bị thu nhận bức xạ tia X là khả năng phân giải của chúng rất thấp, nhưng sau đó việc sử dụng những chiếc gương kim loại đặc biệt tại các đài thiên văn tia X đã đảm bảo. Sự phân giải góc không dưới 1”.