Sự tôn sùng thiên nhiên
Các hệ thống thờ phụng sùng bái những điểm đặc trưng của thiên nhiên hiện diện đầy rẫy trong thế giới thời sơ khai. Đối với những người chỉ biết chăn nuôi và làm nông thì mặt trời, mưa và các vị thần sinh sản hay mùa màng là những gì nổi bật và đáng quan tâm nhất. Những nghi lễ đánh dấu các phân kỳ khủng hoảng hàng năm của mặt trời đã hiện diện trong tôn giáo của những thời kỳ đồ đá mới châu Âu. Các công trình bí ẩn bằng đá Stonehenge và Avebury ở Anh hoặc những tảng đá Carnac được xếp thành hình vòng tròn ở Brittany, thẳng hàng theo ánh mặt trời của ngày xuân chí; cũng như tảng đá mặt trời trong ngôi Đền Mặt Trời nổi tiếng trong công viên quốc gia Mesa Vede, được những thổ dân Pueblo trình độ thời tiền sử xây dựng cách nay đã 700 năm. Trong thành cổ La Mã, những nghi thức liên quan đến những ngày phân chí của hệ thống thờ cúng thuộc thành phố Mithrais lại dẫn đường đến ngày lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày ra đời của Chúa Jesus. Mỗi làng của thổ dân Pueblo ở miền Tây Nam hiện nay đều có vị tu tế gọi là “người canh mặt trời” người có nhiệm vụ trông coi và tổ chức các lễ lạc theo chu kỳ chuyển động của mặt trời. Những người Pious thì chào đón mặt trời mỗi ngày bằng các bài kinh cầu.
Tất cả các tôn giáo thuộc các phức hợp văn hóa lớn của vùng Trung Mỹ đều liên quan rất nhiều đến chủ thể mặt trời. Kim tự tháp Mặt Trời tọa lạc gần thủ đô Mexico City thực sự là một trong những đền đài vĩ đại nhất của thế giới. Người Natchez của bang Mississippi và người Inca của đất nước Peru đã xây dựng những chính quyền thần quyền, dựa theo nguyên tắc cơ bản là sự tôn sùng thần mặt trời của họ. Lãnh tụ tối cao của người Natchez cũng là giáo sĩ tối cao và được gọi là Mặt Trời hoặc là Anh Em của Mặt Trời. Thần Inca của dân Peru là hình tượng nhân cách hóa của Thần Mặt Trời. Hoàng đế Nhật Bản vẫn được xem là một vị thần thánh xuất thân trực tiếp từ vị Nữ Thần Thái Dương huyền thoại Amaterasu mãi cho đến thảm họa thất trận của nước Nhật năm 1945, vị Thiên Hoàng buộc phải ra một chỉ dụ phủ nhận cái nguồn gốc thần thoại của mình.
Mặt trời được hình tượng và nhắc nhở rất nhiều trong các tôn giáo của thổ dân vùng đồng bằng. Tất cả những căn lều da tipi đều xoay về hướng đông, và cả khu trại của bộ lạc cũng quây quần với nhau theo cách đó. Vào thế kỷ mười chín, vũ điệu mặt trời giữa mùa hè là một trong những lễ hội của vùng bình nguyên, ngoạn mục thu hút sự chú ý nhiều nhất.[1]
Mặc dù, hình tượng mặt trời được thể hiện rất nhiều trong các huyền thoại của các dân tộc khu vực Thái Bình Dương, nhưng nó cũng không mang vị thế quan trọng của một vị thần thực sự. Đây cũng là một thực tế đối với châu Phi và phần lớn Bắc Mỹ, Ấn Độ và những quốc gia châu Âu thời cổ đại vùng lòng chảo Địa Trung Hải là những trung tâm lớn của tín ngưỡng thờ cúng và tôn sùng mặt trời.
Ở châu Phi và quần đảo Polynesia, mặc dù không xem trọng hay vinh danh mặt trời, nhưng con người cũng không từ bỏ việc sùng bái thiên nhiên. Toàn bộ vũ trụ được phân chia thành các loại thần như thần trời, thần đất, thần nước, thần cây, và thần sấm sét, cùng với vô số các vị thần được chuyên môn hóa khác. Ở những cấp độ - chưa - có - thượng - đế, tất cả các tôn giáo thời sơ khai thường gộp vô số những điều đại loại như những nơi chốn đặc biệt, núi lửa, cây cối, núi non, sông hồ, các táng đá thành những vị thần thánh trong thiên nhiên.
Đối với con người sơ khai, toàn bộ thế giới đều có cuộc sống. Linh hồn, những sự vật có sinh khí, và bất cứ thứ gì chứa đựng linh hồn đều là những sinh vật có linh hồn và cấn phải được đối xử hay đề cập đến bằng tôn giáo hay pháp thuật - hoặc cả hai.