Tài liệu: Tại sao người ta khó nhớ lại các giấc mơ của mình?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một điểm gần như được nhất trí là chiêm bao không nhằm được giữ lại. Một số nhà sinh học thần kinh muốn gắn điều đó cho sự ''lười biếng'' của phần vỏ trán,
Tại sao người ta khó nhớ lại các giấc mơ của mình?

Nội dung

Tại sao người ta khó nhớ lại các giấc mơ của mình?

Một điểm gần như được nhất trí là chiêm bao không nhằm được giữ lại. Một số nhà sinh học thần kinh muốn gắn điều đó cho sự ''lười biếng'' của phần vỏ trán, là phần có vai trò quan trọng trong một số dạng trí nhớ và tỏ ra không hoạt động ở các nghiên cứu chụp ảnh não trong giấc ngủ nghịch lý. Nhưng ở đây người ta bước vào lĩnh vực tư biện.

Những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm ở những người tình nguyện đánh thức trong khi ngủ xác nhận rằng họ kể lại lâu hơn, trong hoàn cảnh này, những giấc mơ mà họ không kể được một cách tự nhiên vào buổi sáng. Trên thực tế, ký ức về chiêm bao rất chóng mất và mong manh. Chỉ cần có một hoạt động nào đó vài phút đầu tiên sau khi tỉnh dậy là đủ xóa nó đi.

Các nghiên cứu có hệ thống trong ba mươi năm gần đây cho thấy rằng việc nhớ lại càng tốt nếu ngưỡng thức càng thấp, nói cách khác giấc ngủ càng ''nhẹ''. Người ta không thấy có mối quan hệ rõ ràng nào với cá tính tâm lý; trong lĩnh vực nhận thức, việc thực hiện được công việc thị giác không gian là yếu tố dự đoán tốt nhất cho sự nhớ lại. Nhưng tham số này cũng không xét đến sự quan tâm của người chiêm bao đến các cuộc phiêu lưu trong giấc mơ của họ: không gì hơn là giữ một cuốn nhật ký về các giấc mơ của mình để nhớ lại được tốt hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1870-02-633462655894375000/Chiem-bao/Tai-sao-nguoi-ta-kho-nho-lai-ca...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận