Tôi 20 ++ Chương 5

Chương 5
Cô đơn pt. III

chuyện của những kẻ cô đơn trong nhóm

Suy nghĩ về bài viết này bắt đầu từ bức ảnh trên. Thế nên để bắt đầu bài viết này, có lẽ nên kể thêm về bức ảnh trên một chút.

Bức ảnh trên tôi chụp cũng khá lâu rồi, từ hồi còn mới ti toe chụp ảnh và còn ở London. Hình như đó cũng là một trong những lần đầu tiên tôi thử chụp với cái ống kính fix 60 / 2.8 của mình. Trong lúc buồn chán vào một buổi sáng không phải do dậy sớm mà là do không thể ngủ được, tôi lôi hộp bút chì màu mới mua của mình ra làm dáng. Hình như không cố ý, nhưng rõ ràng cây bút chì màu trắng tạo một ấn tượng mạnh với tôi vé một sự biệt lập so với những cây bút còn lại. Bất kì tôi xếp đống bút ra sao, ngang, dọc, thì nó vẫn luôn tạo một ấn tượng độc lập trong cả bó bút. Cuối cùng, tôi quyết định đặt nó đứng riêng ra so với cả nắm bút còn lại.

Tôi đặt cho bức ảnh cái tên đầy bi kịch “Question of Existence”

-     “Câu hỏi về sự tồn tại” (nếu bạn còn nhớ chút văn chương thì cái tên này gợi nhắc câu hỏi của Hamlet - “To be or not to be”). Nhưng cái lời tựa còn bi kịch hơn, “Why do people belong to groups, and I dont?” - Tại sao mọi người ai cũng thuộc về một nhóm người nào đó, còn tôi thì không?

Mọi người vào comment. Đại loại đều là những lời nói ngọt ngào, đại loại kiểu, tại vì bạn đặc biệt, tại vì bạn nổi bật... Hẳn mọi người cho rằng hẳn tôi đang buồn bực chuyện gì, hay lại não nề chuyện gì về cuộc sống nên mới có những tuyên ngôn bi kịch như vậy.

Chuyện cũng lâu rồi, nên giờ tôi không ngại thú thật. Tôi là một con thần bi kịch, luôn có thói quen bi kịch hóa đời sống của mình lên để gây sự chú ý, để khơi gợi lòng thương cảm, nhằm kéo mọi người lại gần mình và lợi dụng lòng thương cảm mọi người dành cho mình để bắt họ phục tùng. Thật đấy.

Thế nên nếu thấy tôi kêu đau, thì đừng bao giờ tin là tôi đang đau. Tôi xăm đến hai hình xăm rồi, đau thấu trời, mà tôi còn có kêu cầu nào đâu (vì lúc đó làm gì có ai ở cạnh để kêu). À tất nhiên là trừ phi bạn sẵn sàng để tôi lợi dụng.

Anyway, quay lại chuyện bức ảnh. Khi đăng bức ảnh này lên, tự tôi cũng đã cảm thấy có một cái gợn nhất định về nội dung của nó. Nhưng bản thân tôi khi đó cũng không hoàn toàn gọi tên được cái vết gợn đó.

Đến ngày hôm nay, khi bất ngờ mở lại bức ảnh và nhìn vào nó, đọc cái lời tựa của nó, tôi mới nhận ra sai lầm của mình. Thật ra, bức ảnh đó không hề ghi lại một nhân vật không thuộc về một nhóm như cách tôi đã đặt tựa, mà thực ra nó ghi lại hai nhân vật, hai nhân vật khác nhau và cả hai đều thuộc về một nhóm.

Bởi vì thực ra làm gì có người nào trên đời này lại không thuộc vào một nhóm nào cả. Bất cứ ai cũng có nhóm riêng của mình. Người thì có nhiều nhóm, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và một tỉ những nhóm được thi ết lập bởi những đặc điểm quan hệ xã hội khác. Ngay cả người cô đơn nhất, thực sự không thuộc vào một nhóm quan hệ xã hội nào, thì cuối cùng vẫn thuộc về nhóm người cơ, khi xét trong tương quan với nhóm động vật, nhóm thực vật.

Tóm lại, dù muốn hay không, dù chủ động hay bị động, thì đã sinh ra là con người, ai cũng có nhóm của mình.

Bởi vậy, cái lý thuyết “không nhóm” của tôi ở phần lời tựa của bức ảnh hoàn toàn đổ vở.

Khi nhìn vào một nhóm xã hội, ai là người bạn nhìn thấy đầu tiên?

Chính là The Leader[1]. Bởi vì the Leader bao giờ cũng đứng ở cao nhất, hoặc đi đầu tiên, hoặc đi cuối cùng, mà dù có ở vị trí nào, thì bao giờ cũng là một vị trí biệt lập.

The Leader cũng là người đưa ra những suy nghĩ đầu tiên và những quyết định cuối cùng. The Leader cũng là kẻ khám phá và là người hưởng thành quả đầu tiên. The Leader là kẻ được nêu tên và là người chịu trách nhiệm. TheLeader cũng là người phân công và là người làm trước để nêu gương. The Leader lại là người phải khép kín, vì thường là người có trí tuệ cao hơn cả. The Leader cũng là người đại diện và là người lên tiếng.

Và The Leader thường là kẻ duy nhất. Giống như người ta nói, một núi không thể có hai hổ.

Thế nên The Leader cô đơn kinh khủng, bởi vì The Leader không dễ dàng tìm kiếm được sự chia sẻ.

Thế nhưng, trong nhóm còn có một kẻ nữa cũng cô đơn không kém The Leader, đó là The Rebellion[2].

The Rebellion là người có ý kiến mới đầu tiên. Hắn cũng là kẻ phản kháng đầu tiên. Hắn đại diện cho lý thuyết mới, cho sự phá vỡ truyền thống, là những sự thật trừu tượng và chưa được minh chứng. Thế nên hắn còn là một hình ảnh hoang mang.

The Rebellion thường cũng là kẻ có tố chất làm một Leader. Nhưng có hay không, thì hắn cũng là một kẻ đứng tách biệt.

Và vì thế, hắn cũng là kẻ cô đơn.

Các cụ minh có câu: “Ngu si hưởng thái bình”, cũng là ám chỉ điều này. Ngu si ở đây, không đơn thuần chỉ sự ngu si, mà ám chỉ việc không chứa trong mình những tố chất đặc sắc đột xuất, để phải trở thành The Leader hay The Rebellion, cũng có nghĩa phải trở thành kẻ gánh chịu. Chỉ là một thành phần của nhóm, người ra chỉ gánh cái trách nhiệm chung và để dành tìm kiếm được sự chia sẻ với các thành phần còn lại.

Bức ảnh của tôi, có lẽ phải đổi lại tên là “Kẻ cô đơn trong nhóm”(The solitude in the crowd, maybe?).

Hắn, cây bút chì màu trắng, có thể là The Leader, bởi vì hắn có thể là bất kì màu gì, hay là tất cả các màu gộp lại, chỉ với một sự thay đổi nhỏ.

Hắn cũng có thể là The Rebellion, vì hắn chẳng là một màu

gì cả.

Bạn có thấy mình cô đơn bởi vì bạn cảm thấy mình khác biệt?




‘ Người lãnh đạo

[2]  Kẻ nổi loạn

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t55039-toi-20-chuong-5.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận