Hôm nay tôi gặp một chuyện như thế này.
Tôi đang ngồi taxi trên đường về khách sạn. Chợt nhớ ra mình cần phải mua thêm bao chuốc, để phòng nửa đêm không ngủ được mà hét thuốc thì sẽ bực mình lắm - thói quen của một con nghiện thuốc lá.
Thấy có một quán cóc ven đường có treo mấy bao thuốc lá ở ngoài, tôi bảo caxi tấp vào và vội vàng chạy xuống hỏi mua một bao Marlboro Light. Người đàn ông ngồi bán hàng lúc nửa đêm cắm cúi lục lọi trong cái túi nilon dưới chân một hồi rồi lôi ra bao thuốc đưa cho tôi. Dù biết rõ giá thuốc vì ngày nào chẳng mua ít nhất là hai bao, nhưng tôi vẫn hỏi giá, bởi tôi biết vấn có chuyện mỗi nơi bán một giá. Người đàn ông ngước lên nhìn tôi rất nhanh rồi lại cúi gằm mặt xuống, như thể mặt đất mới chính là người bạn tốt của anh, rồi ngần ngừ một lúc mới bảo tôi - “21 ngàn”.
Cái giây phút chần chừ ngắn ngủi đấy, vốn bình thường thì quả là vô tình và vô hại đối với tôi, hay bất cứ ai. Thế nhưng, vào một đêm mất ngủ, thì nó bỗng gợi cho tôi một vài suy nghĩ.
Bởi vì đây không phải là lần đáu tiên tôi bắt gặp những giây phút chần chừ đó. Và bởi vì không phải lần đầu tiên tôi phải
thuốc với giá nhiều hơn bình thường một chút. (Một bao Marlboro Light bây giờ có giá dao dộng từ 17-20K. Và 20K đôi khi đã là giá đắt).
Và vì thế, tôi hiểu được ý nghĩa của cái giây phút chần chừ đó, Tôi biết những suy nghĩ đã chạy qua tâm trí của người đàn ông bán hàng.
Anh biết tôi đến bằng taxi. Một cái ngước nhìn rất nhanh đủ để anh thấy tôi ăn mặc khá thời trang và tay tôi đang cầm lồ lộ hai cái điện thoại đắt tiền. Anh biết tôi là cơ hội để anh bán hàng đắt hơn một chút kiếm thêm vài đồng lẻ.
Nhưng dáng vẻ của tôi, cách mua hàng của tôi, lại rõ ràng là của một kẻ sành thuốc lá, chứ chẳng phải đứa mỗi hôm mua một loại thuốc hút chơi.
Vậy là, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, cũng đã đủ để anh toan tính. Nhưng rồi toan tính chán, anh cũng chỉ đưa ra cái giá đắt hơn bình thường một nghìn đồng.
Chỉ có mộc nghìn đồng, cái sự toan tính của người đàn ông thực ra là quá bình thường, quá quen thuộc, có gì đáng để tôi thắc mắc, đáng để tôi suy nghĩ chứ?
Điều khiến tôi suy nghĩ, lại chính ở cái sự “bình thường”, "quen thuộc” ấy. Chúng ta gặp nó quá nhiều phải không? Từ việc mặc cả mớ rau ở chợ đến việc dùng vé taxi của công ty cho mục đích cá nhân, đâu đâu, từ những việc nhỏ nhất, chúng ta đều bắt gặp cái sự toan tính thiếu tính trung thực đấy, mà thực ra, hầu hết, đèu để kiếm cho mình những món lợi nhỏ hoặc rất nhỏ. Nếu để ví dụ, thì còn nhiều lắm, kể đến mai không hết những toan tính hay gặp thường ngày.
Thế nhưng, đã có ai trong chúng ta từng c n đo đong đếm cái giá trị của sự toan tính đấy. Có ai từng nghĩ rằng, một suy nghĩ nhỏ nhất, đơn giản nhất, cùng phải dùng đến các nơ-ron thần kinh và một vài khoảnh khắc? Và có ai biết giá của mỗi nơ-ron thần kinh hay mỗi khoảnh khắc đó là bao nhiêu?
Lại khiến tôi tự hỏi, ở phương Tây, người ta niêm yết giá cho kể cả những thứ chỉ trị giá vài nghìn đồng. Việc làm đơn giản đó tiết kiệm được bao nhiêu thời gian và nơ-ron thần kinh cho cả người mua hàng và người bán hàng? Cái mà chúng ta vẫn nhìn vào và gọi là cuộc sống công nghiệp, nhịp sống công nghiệp, có phải là để phục vụ cho một mục đích rất rõ ràng, để con người có nhiều thời gian và sức lực tinh thần đầu tư vào những suy nghĩ, những tính coán lớn và có ý nghĩa hơn?
Và như thế, nếu chúng ta còn tiếp tục giữ cho mình những thói quen toan tính nhỏ nhen, vụn vặt, bao giờ chúng ta mới có thời gian và sức lực tinh thần để tính toán những việc lớn và có ý nghĩa hơn? r
Và còn nguy hiểm hơn nữa, những toan tính nhỏ nhặt thiếu tính trung thực, chẳng phải là nguồn gốc của những toan tính có tính lừa đảo ở tầm cỡ và mức độ lớn hơn?
Có ai trong chúng ta nghĩ rằng, trong khi chúng ta đang phê phán và lên án những vụ án lừa đảo có tầm cỡ quốc gia, thì chính mỗi người chúng ta thực ra đều mang trong mình những thói quen thiếu tính trung thực, dù chưa đáng bị gọi là xấu xa, nhưng cũng chẳng có gì đáng tự hào?
Dù sao thì, toan tính, về bản chát, cũng là một đặc điểm của một dân tộc nhỏ. Khi người ta phải bươn chải trong một hoàn cảnh khó khăn hơn, nhất là về vật chất, tự khắc bản năng sẽ “ló cái khôn”. Nhưng khi đất nước đã đang lớn dần lên, liệu thói quen cũ có phải chính là cản trở đối với tốc độ phát triển?
Tôi cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại hỏi, bởi vì tôi hoàn toàn không có năng lực trả lời. Nhưng tôi chỉ biết, là một người trẻ mới bước ra cuộc sống chưa lâu, có nhiều khi cuộc sống phải đối phó với quá nhiều toan tính, từ nhỏ đến lớn, đã khiến tôi mệt mỏi liên độ không còn tâm trí đâu mà nghĩ đến những việc chính của mình nữa.
Và đó rõ ràng không phải là một điều tốt.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!