ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
Yêu thương, hài hước, bi ai, giận dữ, tính anh hùng, sự kinh hoàng, sự ghê tởm, sự kinh ngạc và sự bình thản là chín thứ tình cảm làm căn bản cho mỹ học Ấn Độ. Bharata, nhà hiền triết và là nhà âm nhạc học đầu tiên của Ấn Độ, sống vào khoảng thế kỷ thứ 1 hoặc thứ 2 sau Công nguyên, đã nêu ra những tâm trạng này và tin rằng nhiệm vụ của nhạc sĩ là gợi lên được một tâm trạng hay tình cảm cụ thể. Truyền thống âm nhạc kinh điển của Ấn Độ dựa trên những nguyên tắc của Bharata và tiếp tục là một dạng của sự suy ngẫm, sự tập trung và sự thờ phụng.
Ngày nay, truyền thống âm nhạc Ấn Độ có hai khuynh hướng nổi trội: Carnatic hay âm nhạc miền Nam Ấn Độ và Hindustani hay âm nhạc miền Bắc Ấn Độ. Nhạc Camatic và Hindustani có những đặc điểm giống nhau vì những di sản và triết lý của chúng về cơ bản là một. Tuy nhiên vẫn có những mặt khác biệt.
Các nhạc sĩ Ấn Độ đều thuộc về một trường phái cụ thể nào đó, gọi là ghanara. Mỗi ghanara có những truyền thống và phong cách riêng của nó, được bảo vệ và duy trì một cách nghiêm ngặt. Một số ghanara nổi tiếng là Delhi, Agra, Gwalior và Jaipur.
Ngày nay, có rất nhiều sự giao lưu và hội nhập giữa âm nhạc của miền Bắc và âm nhạc của miền Nam. Cả hai phong cách này đều ảnh hưởng lẫn nhau và sự kiện này dẫn tới việc làm cho truyền thống âm nhạc của Ấn Độ càng thêm phong phú.
SÂN KHẤU
Ấn Độ có một truyền thống lâu dài và phong phú về sân khấu. Nguồn gốc nguyên thủy của sân khấu Ấn Độ có liên quan chặt chẽ với những lễ nghi thời cổ và và những lễ hội theo từng mùa của đất nước này. Dạng hát truyền thống Natya Shastra là một nguồn gốc thiêng liêng của sân khấu Ấn Độ.
Truyền thuyết về Natya Shastra đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa múa và diễn kịch. Múa có một vai trò quan trọng trong việc khai sinh ra sân khấu. Vì múa là lột chức năng của cuộc sống, cả từ những xã hội nguyên thủy cho đến những xã hội văn hóa nhất, kịch và nguồn gốc nửa tôn giáo từ nghệ thuật múa.
Natya Shastra
Natya Shastra, được viết bởi Bharata Muni khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, là dạng kịch bản cổ xưa nhất và tinh vi nhất của sân khấu Ấn Độ. Trong Natya Shastra, Bharata Muni đã củng cố và quy luật hóa nhiều truyền thống khác nhau về múa, kịch câm và kịch nói. Trong đó có đầy đủ những chi tiết về việc hóa trang và phục sức, những ghi chú thấu đáo về cách đạo diễn và diễn xuất.
Natya Shastra mô tả mười loại kịch khác nhau, từ loại kịch một hồi đến loại kịch mười hồi. Không có quyển sách nào trong thời cổ đại trên thế giới lại chứa đựng một sự nguyên cứu kỹ lưỡng như vậy về nghệ thuật kịch giống như Natya Shastra. Tài liệu này đã được viết ra trong khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 200 sau Công nguyên. Nó nhắm vào tác giả kịch bản, đạo diễn và diễn viên vì theo Bharata Muni, ba thành phần này là không thể tách rời trong việc thực hiện một vở kịch. Trong kịch truyền thống Hindu, sự diễn đạt được thực hiện qua âm nhạc và múa cũng như qua động tác, do đó một vở kịch có thể là sự kết hợp giữa opera, vũ ba lê và kịch nói.
Sân khấu Dân gian
Truyền thống của sân khấu dân gian Ấn Độ đã có từ thời xa xưa. Nó đã thể hiện một cách đầy ấn tượng qua các thời đại, từ những thổ dân ở trong hang đã ghi lại những hoạt động sân khấu của họ qua những bức họa trên các vách hang nơi họ cư ngụ. Văn học cổ Vedic, văn học Phật giáo đã nói về toàn cảnh bức tranh sinh động của sân khấu dân gian Ấn Độ. Dạng kịch nghệ kinh điển này chủ yếu xoay quanh tôn giáo, các truyền thuyết địa phương và các thần thoại.
Sân khấu dân gian có nguồn gốc từ người kể chuyện, gọi là sutradhara, nhằm làm cho nghệ thuật này trở nên có tác động thị giác hơn. Trong quá trình kể chuyện, người kể chuyện này đã phải đóng nhiều vai trò khác nhau. Ông ta cũng là người điều khiển múa rối, điều khiển tranh cuốn và các bóng trên màn hình. Kịch câm được sử dụng để diễn đạt về các nhân vật trong truyện.
Sân khấu dân gian Ấn Độ có thể chia làm hai loại: tôn giáo và thế tục. Dạng tôn giáo xuất hiện như là kết quả của phong trào Bhakti vào thời Trung cổ ở Ấn Độ. Dạng thế tục giữ nhiệm vụ giải trí cho dân gian và từ đó xuất hiện dạng sân khấu giải trí. Hai dạng này tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
Sân khấu Hiện đại
Sân khấu hiện đại bắt nguồn từ năng 1795, khi được một nhà kịch nghệ người Nga đưa một vở kịch lên sân khấu. Nhưng loại sân khấu này thực sự bắt đầu từ năm 1831, khi Prasanna Kumar Thakur đưa lên sân khấu bản tiếng Anh của vở kịch 'Uttar Ramacharitam'. Sau đó sân khấu Bengal diễn các vở kịch xã hội của Girish Chanđra Ghosh, các vở kịch lịch sử của Đ.L. Roy và các vở kịch nghệ thuật của Rabindranath Tagore. Đây là lúc khởi đầu cho sân khấu hiện đại.
Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19 sân khấu Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Nền sân khấu và kịch nghệ Ấn Độ có một bước chuyển mới khi Học viện Kendriya Sangeet Natak được thành lập năm 1953. Sau đó Trung Quốc gia Kịch nghệ cũng được thành lập tại New Delhi.
Năm 1972 và một bước ngoặt cho sân khấu bản xứ của Ấn Độ khi vở kịch 'Ghashứam Kotwal' của Vijay Tendulkar nổi trội lên với việc sử dụng những dạng dân gian truyền thống trong sân khấu đương đại. Trong những năm gần đây, đất nước này đã có những kịch tác gia tài ba chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ diễn đạt Manjula Padmanabhạn là người Ấn Độ đầu tiên nhận được sự hoan nghênh của thế giới qua vở kịch 'Vụ mùa Cay đắng' (Bitter Harvest) của bà, một vở kịch đã nhận được huy chương của Hy Lạp.
HỘI HỌA
Hội họa ở Ấn Độ là một dạng mỹ thuật phát triển liên tục từ nền văn minh cổ đại đến ngày nay. Nghệ thuật này rất sống động, tinh tế, và mãnh liệt. Từ chỗ có mục đích chủ yếu là tôn giáo, nền hội họa Ấn Độ đã tiến triển qua năm tháng để trở thành một thể hợp nhất của những truyền thống khác nhau.
Tranh tường
Vào thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, ở một thung lũng xa xôi tại miền Tây Ấn Độ, người ta đã xây dựng trong khu hang động Ajanta một quần thể những tu viện Phật giáo và những sảnh đường để cầu nguyện. Những nhà tu-nhà điêu khắc sống ở đây vào những tháng mưa đã nghĩ ra một môn vận động mới là vẽ lên tường của hang động những bức tranh lớn bằng màu keo. Các vách và trần hang đã được vẽ lên bằng màu sắc sống động của khoáng chất. Những bức họa này đã có được những phẩm chất mà không bức họa nào vượt trội hơn được.
Chủ đề của những bức tranh tường này trải ra từ những truyền thuyết Phật giáo đến những mẫu trang trí về hoa và thú vật. Người ta đã tìm cách mô tả những giá trị vĩnh cửu của con người và cơ cấu xã hội của thời kỳ đó. Thời kỳ Hoàng kim của Ấn Độ dưới triều đại của đế quốc Mauryan đã được đánh dấu bằng sự tráng lệ và cuộc sống xa hoa. Những bức tranh tường Ajanta đã được vẽ trong thời kỳ hưng thịnh này.
Những tranh tường này cũng hình thành cơ sở cho một truyền thống mỹ thuật mà sau đó đã lan tràn đến những nước khác ở châu Á. Tính linh hoạt của những đường nét và hình thể, cùng với vai trò của màu sắc và bố cục là những đặc điểm khả ái của dạng nghệ thuật này. Những bức tranh này đã tạo cho người xem một cảm giác vui tươi và kỳ diệu. Người ngắm tranh sẽ được đưa đến một trạng thái ý thức ở đó ánh sáng và màu sắc cùng với những hình thể sờ mó được đã hòa trộn thành một thực tại riêng biệt.
Tiểu họa
Cốt lõi của việc diễn đạt bằng trực quan của các nhà vẽ tiểu họa nằm trong ý tưởng về chủ nghĩa tượng trưng. Với ngôn ngữ của biểu tượng họ đã ghi lại những mối giao cảm với thiên nhiên, phong phú về sự kỳ diệu, sự kinh sợ và niềm hân hoan. Họ là những người xuất sắc trong việc diễn đạt những gì nằm phía sau các đường nét và màu sắc. Đức Phật đã một lần nhận xét trong khi giảng đạo: “những họa sĩ bậc thầy bố trí màu sắc sao cho một bức tranh không phải được ngắm nhìn bằng chính những màu sắc của nó''.
Các họa sĩ đã hài lòng trong việc mở ra một chiều khác của vật thể; sự thay đổi cơ bản ở đây là từ vô số những cảm giác biến thành một ý tưởng thống nhất, từ những khía cạnh luôn thay đổi biến thành một tình trạng tồn tại vĩnh viễn. Các chủ đề rút ra từ thần thoại đã được dùng làm nền tảng cho việc chuyển hóa thiên nhiên thành nghệ thuật, để phát hiện la những khía cạnh của sự tồn tại, con người, sự siêu nhiên và sự linh thiêng.
Nghệ thuật tiểu họa của Ấn Độ là một loại ‘nhạc thính phòng trực quan' để người ta thưởng thức một cách nhấm nháp, chăm chú và kín đáo. 'Tiểu họa' nói chung là để chỉ những bức họa hay những hình trang trí, nhỏ về kích thước, tỉ mỉ về chi tiết và tinh vi trong nét cọ. Nghệ thuật vẽ những bức trang trí bằng bàn tay trước đây được gọi là patra-lekhana theo tiêu chuẩn của Ấn Độ thời xưa. Nhưng sau này có một từ khái quát hơn và pata chitru được dùng để chỉ các loại tranh ngoài tranh tường. Những loại này bao gồm cả tranh cuốn và tranh pan.
Tuy nhiên những bức họa này không phải là những hình ảnh tách rời của việc thể hiện nghệ thuật mà chúng còn cung cấp cơ sở cho các loại hình âm nhạc và nghệ thuật khác của Ấn Độ. Hầu hết những tác phẩm bậc thầy này là sự hình thành về mặt trực quan những tình cảm và nhận thức để diễn đạt raga hay là những điệu nhạc của âm nhạc kinh điển Ấn Độ Những người vẽ tiểu họa đã làm việc ở mọi triều đại thời xưa và ngày nay có khoảng 130 bộ những bức vẽ thuộc loại này.
Những bức tranh thuộc loại hình nghệ thuật này xuất hiện lần đầu tiên trong nền văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5. Các nghệ sĩ đã lấy cảm hứng từ một tập nhạc gọi là Narada Shiksha. Nhưng trong khi tập nhạc này đã được soạn ra từ thời kỳ khởi thủy của nghệ thuật, việc diễn đạt nghệ thuật của nó chưa chiếm được lòng tin của mọi người. Phải đến mấy trăm năm sau, khi các họa sĩ nhận thức được mối quan hệ chi phối âm thanh và tình cảm, tập nhạc này lưới phát huy được tác dụng của nó. Loại hình nghệ thuật này chẳng bao lâu trở thành một phong trào năng động, được các nhà bảo trợ ủng hộ, làm cho âm nhạc trở thành chủ đề của nghệ thuật qua màu sắc và các điệu nhạc.
Tuy nhiên trong sự đồng nhất của việc sáng tác, các bức họa này vẫn có những điểm khác biệt tùy theo từng trường phái nghệ thuật. Sự ảnh hưởng của Ba Tư đối với truyền thống dân gian Ấn Độ hay tài nghệ của một họa sĩ dưới triều đại này so vớii họa sĩ của triều đại khác, tất cả đều làm cho kho tàng hội họa này có một nội dung đa dạng. Có các trường phái như Mewar, Udaipur và Jaipur ở Rajasthan. Ngoài ra vào các triều đại khác nhau, như các triều đại của vương quốc Kumaon và Kangra, lối vẽ tiểu họa cũng khác nhau. Thời kỳ tiểu họa hưng thịnh nhất là thời Mughal, dưới các triều vua Akbar và Jehangir.
Y PHỤC CỦA ẤN ĐỘ
Đối với người nước ngoài, một trong những điều thu hút nhất đối với họ ở Ấn Độ là các loại y phục đa dạng và đầy màu sắc của người dân ở đây. Những cái sari bằng lụa, những cái choli sáng chói, lehanga đầy màu sắc và salwar-kameez truyền thống đã từng quyến rũ nhiều du khách qua nhiều thế kỷ.
Với chỉ một tấm vải, chiếc sari đã trở thành một loại y phục đa năng nhất. Đó là một trong những loại y phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, và bằng một cách nào đó nó đã trở thành quốc phục của phụ nữ ở đây. Chiếc sari là một tấm vải hình chữ nhật có chiều dài từ hơn 2 mét đến gần 3 mét. Kiểu cách, màu sắc và cách dệt của tấm vải này rất đa dạng, và nó có thể được làm bằng vải bông, vải lụa hoặc một loại chất liệu thủ công khác. Chiếc sari có một nét quyến rũ muôn thuở vì nó không cần được cắt may cho một kích cỡ cụ thể nào cả. Loại y phục này có thể vừa cho bất kỳ kích cỡ nào, và nếu được mặc đúng cách nó có thể giúp người làm nổi bật hoặc che giấu cơ thể. Loại y phục cực kỳ duyên dáng này có thể được mặc theo nhiều cách và cách mặc nó cũng như màu sắc và sợi vải có thể biểu lộ địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp, địa phương và tôn giáo của người phụ nữ.
Chiếc áo bờ lu ngắn, vừa ôm lấy người được mặc dưới chiếc sari là choli. Choli phát triển như một dạng y phục kể từ thế kỷ thứ 10, và những chiếc choli đầu tiên chỉ che phía trước, còn phía lưng được để trần. Kiểu áo này vẫn còn phổ biến ở bang Rajasthan. Ngoài choli, phụ nữ Rajasthan còn mặc một loại váy gấp nếp được gọi ghagra hay lehanga.
Một loại y phục phổ biến khác của phụ nữ Ấn Độ gọi là salwar-kamee.. Bộ quần áo này đã phát triển như một loại y phục thoải mái nhưng cũng rất đứng đắn của phụ nữ vùng Kashmir và Punjab, nhưng hiện nay nó đã trở thành phổ biến ở khắp các địa phương Ấn Độ. Salwar là chiếc quần kiểu pyjama ôm chặt lấy phần eo và phần đầu gối. Trên chiếc salwar, các phụ nữ mặc một loại áo chùng dài và rộng gọi là kameez. Người ta có thể bắt gặp một phụ nữ mặc một chiếc churidar thay vì chiếc salwar. Chiếc churidar tương tự như chiếc salwar nhưng chật hơn ở phần hông, đùi và đầu gối. Trên chiếc churidar này người ta có thể mặc một chiếc áo rộng không cổ hoặc có cổ kiểu Trung Hoa gọi là kurta.
Mặc dù đa số phụ nữ Ấn Độ mặc những loại y phục truyền thống nam giới ở đây thường mặc y phục kiểu phương Tây. Ở tất cả các vùng của Ấn Độ người ta mặc sơ mi quần tây. Tuy nhiên nam giới ở các làng mạc vẫn còn mặc những bộ y phục truyền thống thoải mái như kurta, lungi, dhoti và pyjama.
Loại lungi truyền thống bắt nguồn từ miền Nam, và ngày nay cả nam giới và phụ nữ đều mặc. Nó chỉ đơn giản là một tấm vải quấn quanh đùi giống như một chiếc sarong. Chiếc dhoti là một loại lungi dài hơn nhưng có thêm một phần vải kéo lên giữa hai cẳng chân. Những chiếc quần giống như pyjama được những dân làng mặc gọi là lenga. Những kiểu cách ăn mặc của Ấn Độ được đánh dấu bởi sự đa dạng, cả về mặt tôn giáo lẫn mặt địa phương, và người ta sẽ có dịp ngắm nhìn hàng loạt những màu sắc, loại vải và kiểu cách khác nhau trong y phục ở đây.
LỄ HỘI
Baisakhi
Baisakhi, được cử hành với âm nhạc vui nhộn và múa, là ngày năm mới của Punjab. Lễ hội này rơi vào ngày 13 tháng 4, mặc dù cứ 36 năm lại có một lần rơi vào ngày 14 tháng 4. Đây là ngày mà vị trưởng lão người Sikh và Gobind Sinh thành lập Khalsa (hội ái hữu của người Sikh) vào năm 1699. Do đó người Sikh tổ chức 1ễ hội này như một sinh nhật tập thể.
Trong ngày này người Sikh đến viếng các gurdwara (chùa của người Sikh) và nghe kirtan (các bài hát tôn giáo) và các buổi giảng đạo. Sau buổi cầu nguyện, kada prasad (một loại bột tẩm đường) được dọn ăn cho giáo đoàn. Sau đó lễ hội kết thúc với langar, một bữa ăn cộng đồng do những người tình nguyện phục vụ.
Các đám rước được tổ chức, trong đó có những cuộc đấu kiếm giả và các ban nhạc chơi các giai điệu tôn giáo. Đối với dân làng, lễ hội này cơ hội cuối cùng để nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào thu hoạch bắp.
Deep Diwali
Lễ hội này được tổ chức để kỷ niệm các vị thánh đạo Jaina và cuộc giải thoát cuối cùng khỏi vòng đời của chúa Mahavira. Ông đã mất ở tuổi 72 ở Pawapuri tại Bihar.
Vào ngày này, Mahavira được thờ cúng vào nửa đêm và rạng sáng hôm sau. Những kinh thánh thiêng liêng được trích đọc và nhà cửa thì treo đèn kết hoa rực rỡ. Lễ hội này được tổ chức rất vui ở Girnar, tại Gujarat. Những người mộ đạo trong cả nước tập trung tại Pawapuri và người ta phân phát các loại đồ ngọt.
Deepawali
Deepawali, hay Diwali, là lễ hội khắp Ấn Độ của tất cả những người theo đạo Hindu. Đây là một lễ hội của ánh sáng biểu tượng cho chiến thắng của lẽ phải và sự chấm dứt của bóng tối tâm hồn. Từ 'Deepawali' có nghĩa những dãy diya (đèn đất sét). Đây là một lễ hội dạng gia đình, được tổ chức vào ngày thứ 13 trong hai tuần lễ đầu của tháng Asvin (khoảng tháng 10 - 11).
Lễ hội này nhằm tưởng nhớ ngày vua Ram trở về vương quốc Ayodhya sau 14 năm đi đày. Những ngọn đèn dầu hoặc diya được thắp lấp lánh trong mọi nhà và người ta đốt pháo bông khắp cả nước. Nữ thần Lakshmi, là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng, cũng được thờ cúng vào ngày này.
Lễ hội này cũng đánh dấu sự bắt đầu của năm mới trong đạo Hindu, và việc thờ cúng chúa Ganesha, một vị thần đầu voi là biểu tượng của điềm lành và sự thông thái. Deepawali cũng là ngày kỷ niệm việc tiêu diệt bạo chúa Bai dưới tay của Vishnu khi ông hiện thân dưới lốt thiên thần Vamana.
Trong dịp lễ Deepawali, các gia đình dọn dẹp, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, sơn lên tường hay trần nhà những hình vẽ trang trí gọi là rangoli. Người ta mua sắm những bộ quần áo mới để mặc trong dịp này và gia đình họ hàng cùng tập trung để cầu nguyện và phân phát các loại đồ ngọt.
Phục sinh
Vào ngày lễ Phục sinh, những người theo Cơ đốc giáo kỷ niệm ngày chúa Jesu sống lại, theo kinh thánh. Ngày thiêng liêng này là ngày sự sống chiến thắng cái chết.
Theo lịch sử, lễ Phục sinh của Cơ đốc giáo rơi vào thời gian lễ Quá hải của người Do Thái. Trong những năm xưa kia của Cơ đốc giáo, người Do Thái đã tổ chức lễ Phục sinh và lễ Quá hải cùng một lúc vào ngày 14 của tháng Nisan, theo lịch của Do Thái, vào khoảng tháng 4 đương lịch. Tuy nhiên những người Cơ đốc giáo không phải người Do Thái đã tiến hành Phục sinh vào mỗi Chủ nhật và đặc biệt vào ngày Chủ nhật gần nhất với ngày 14 tháng Nisan. Dể dàn xếp sự khác biệt này, trong Hội đồng Nicene vào năm 325 sau Công nguyên, các tu sĩ đã ấn định ngày lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật sau ngày trăng tròn của tháng Paschal. Đây là ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày Xuân phân 21 tháng 3. Hệ thống này vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Do đó, lễ Phục sinh rơi vào một ngày Chủ nhật trong khoảng từ 22 tháng 3 đến 25 tháng 4 dương lịch.
Từ 'Phục sinh' (Easter) được dùng lần đầu khi người Cơ đốc giáo gặp người Saxon. Trước đó, người Saxon hàng năm vẫn tổ chức một buổi tiệc để tôn kính vị nữ thần mùa Xuân người Giéc-manh tên là Eostre. Cái tên này đã được chuyển sang thành lễ kỷ niệm Phục sinh của Cơ đốc giáo.
CÁC LỄ HỘI Ở UTTAR PRADESH
Bang Uttar Pradesh lôi cuốn là nơi tổ chức hàng loạt những lễ hội và hội chợ đầy màu sắc quanh năm tại các địa điểm đa dạng như Sarnath, Lucknow, Rishikesh, Kulnaon, và nhiều nơi khác.
Tuần lễ Yoga Quốc tế
Rishikesh là địa điểm của Tuần lễ Yoga Quốc tế, được Công ty Du lịch UP tổ chức vào tháng 2. Đây là nơi có những bậc thầy của toàn thế giới chuyên dạy về môn Yoga, dọc theo bờ sông Ganga.
Taj Mahotsav
Taj Mahotsav được tổ chức vào tháng 2 tại Agra, là một cuộc giới thiệu về vẻ uy nghiêm của đất nước cũng như của bang này. Tại đây có một bức khảm mang tất cả các sắc thái tinh túy của nghệ thuật, thủ công và văn hóa Ấn Độ.
Lễ hội Jhansi
Là một mảnh đất đắm mình trong sự dũng cảm và tinh thần hiệp sĩ, với từng ngóc ngách mang những kỷ niệm đầy ấn tượng về quá khứ lẫy lừng, Jhansi là nơi tổ chức lễ hội của địa phương này vào các tháng 2 - 3.
Lễ hội Phật giáo Mahotsav
Là đất sinh ra của Phật Thích ca, Uttar Pradesh là một nơi độc đáo cho lễ hội Phật giáo, gọi là Mahotsav. Lễ hội này được tổ chức vào khoảng tháng 4 -5 dương lịch, đưa người ta vào một cuộc hành trình đầy lôi cuốn của thế giới Phật giáo.
Lễ hội Badri – Kedar
Lễ hội Badri – Kedar được tổ chức tại các đền linh thiêng Badrinath và Kedarnath, vào tháng dương lịch, đã thể hiện những nét phong phú của văn hóa Ấn Độ. Lễ hội này kéo dài 8 ngày, trong đó tập trung tất cả những nghệ sĩ sân khấu lừng danh nhất cả nước tại một địa điểm độc nhất.
Lễ hội Garhwal
Lễ hội Garhwal được tổ chức vào khoảng tháng 10-11 dương lịch, kỷ niệm tinh thần của người Garhwal sống trong những thung lũng của dãy núi cao Himalaya.
Lễ hội Ganga
Thành phố Varanasi hay Banaras, tọa lạc dọc theo bờ sông Ganga, đã kỷ niệm sự huy hoàng vô tận của dòng sông vào khoảng tháng 10 - 11 hàng năm.
Lễ hội Kumaon
Lễ hội Kumaon được tổ chức vào tháng 11 hàng năm, mang đến cho cuộc sống sức lôi cuốn của những ngọn đồi Kumaon và những người sinh sống tại đây.
Lễ hội Lucknow
Lễ hội Lucknow được tổ chức vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm, thể hiện sự thanh lịch và tráng lệ bất diệt của Awađh, nay gọi là Lucknow. Trong lễ hội có trưng bày những tác phẩm nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ, và trên hết là các món ăn tuyệt trần của vùng đất này.
Lễ hội Ganesha Chaturthi
Ganesha, đứa con đầu voi của Shiva và Parvati, đã được thờ cúng rộng rãi như là một vị thần của sự thông thái. Ganesha Chaturthi là một lễ hội để kỷ niệm vị thần này, được tổ chức tại các bang Maharashtra, Tamil Nadu, Karnataka và Andhra Pradesh. Được bắt đầu bởi Chhattrapati Shivaji, nhà lãnh đạo vĩ đại của Maratha, nhằm quảng bá văn hóa và chủ nghĩa dân tộc, lễ hội này đã được truyền thêm một sức sống mới bởi Lokmanya Bal Gangadhar Tilak để truyền đi thông điệp của việc đấu tranh cho tự do và thách thức người Anh đã cấm các cuộc họp công cộng. Lễ hội này nhằm khơi dậy cho người Ấn Độ ý thức về sự thống nhất và làm sống lại tinh thần yêu nước trong lòng họ.
Để thưởng thức lễ hội này, bạn phải đến Mumbai, nơi người ta chuẩn bị mọi thứ trước hàng tháng trời. Những hình ảnh của Ganesha được gắn ở nhà và những nơi công cộng. Người ta treo đèn và trang trí ở khắp nơi và Ganesha được thờ phụng trong thời gian từ 7 đến 10 ngày. Vào ngày Chaturthi, ngày cuối cùng của thời gian thờ phụng vị thần đầu voi, hàng ngàn đám rước đã hội tụ về những bãi biển của Mumbai để nhúng các tượng thần vào nước biển. Lễ nhúng các tượng thần được đi kèm bởi tiếng trống, những bài hát tôn giáo và múa.
Holi
Vào mùa Xuân ở Ấn Độ, hoa nở trên các cánh đồng và cả nước điên cuồng với những nhóm người chạy trên đường phố, hắt bột màu và phun nước màu vào mặt nhau. Đây là lễ hội Holi, được cử hành vào ngày sau ngày trăng tròn vào tháng 3 hàng năm.
Khởi thủy, Holi là một lễ hội được tổ chức để kỷ niệm vụ thu hoạch tốt và sự màu mỡ của đất đai. Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến nguồn gốc của lễ hội mùa Xuân này. Truyền thuyết nổi tiếng nhất liên quan đến hoàng tử Prahlad, người con sùng đạo của vị vua ác độc Hiranyakasipu. Prahlad vẫn không từ bỏ việc thờ phụng thần Vishnu, bất kể lời đe dọa ngược đãi của cha và người cô là Holika, người được anh của chàng ủy quyền để giết Prahiađ. Cuối cùng, khi Holika được miễn tội bị thiêu sống đã mang Prahlad vào một lò lửa sáng rực được bà ta xây dựng để giết Prahlad. Kết quả là với sự can thiệp của thần thánh, chính bà Holika bị thiêu cháy thành tro, trong khi Prahlad bước ra bình an vô sự. Trước khi chết, bà ta nhận ra sự điên rồ của mình và xin chàng trai tha tội. Với cử chỉ tha tội của mình, Prahlad đã nguyền rằng tên của bà ta phải được nhớ đến mỗi năm ít nhất một lần.
Lễ hội Holi đã được bắt nguồn từ thần thoại, và những đám lửa lớn đã được đốt vào tối ngày Holi như một sự thể hiện về mặt biểu tượng.
Lễ hội này cũng có liên quan tới tình yêu bất tử giữa Krishna và Radha. Chàng trai Krishna một hôm phàn nàn với mẹ là Yashoda là tại sao Radha lại trắng như vậy mà chàng thì lại quá đen. Bà Yashoda đã mách cho chàng một kế là quét nước màu lên mặt Radha để thấy da mặt cô ta sẽ thay đổi.
Qua năm tháng, nền văn minh đã phát triển rất nhiều, nhưng tinh thần của lễ hội Holi vẫn như cũ. Mỗi năm, cả người già lẫn người trẻ đều tụ tập thành nhóm và mê say trong trò chơi điên cuồng phun nước màu vào nhau.
Ngoài trò vui rắc bột màu và phun nước màu vào nhau, trong lễ hội Holi còn có những đám rước sinh động đi kèm với những bài hát dân gian và múa.