KHÍ HẬU
Dãy núi Himalaya ngăn cách giữa vùng Nam Á và phần còn lại của châu Á. Ở phía Nam của những ngọn núi này khí hậu cũng như địa thế rất đa dạng, nhưng một số nhà địa lý học đã gán cho nó một đặc điểm tổng quát, chỉ gồm một từ, đó là khắc nghiệt. Điều mà các nhà địa lý có trong suy nghĩ là sự thay đổi đột ngột và những tác động mãnh liệt khi có những thay đổi này - sự tấn công của các cơn mưa gió mùa, lụt lội bất ngờ, sự xói mòn nhanh chóng, nhiệt độ khắc nghiệt, các cơn bão nhiệt đới, và dao động về lượng mưa không thể tiên đoán được. Nhìn chung, nông nghiệp ở Ấn Độ phải chịu thử thách với những tình trạng không biết chắc chấn về thời tiết
Có thể định ra các mùa ở đây, mặc dù những mùa này không xảy ra một cách đồng đều khắp cả vùng Nam Á. Sở Khí tượng Ấn Độ đã chia một năm thành 4 mùa: mùa Đông tương đối khô và mát kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2; mùa Hạ khô và nóng từ tháng 3 đến tháng 5; mùa gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9 khi những ngọn gió biển mang mưa đến hầu hết các vùng trong nước; và mùa gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 11.
Gió mùa Tây Nam thổi từ biển vào đất liền. Gió này thường thổi vào bờ biển phía Tây vào tháng 6 và kéo đến hầu hết vùng Nam Á trong tuần lễ đầu tiên của tháng 7. Bởi vì sự quan trọng thiết yếu của mưa gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp, việc dự báo ngày gió mùa đến được các nhà kế hoạch và nhà nông học của chính quyền đảm trách để xác định ngày tối ưu cho việc trồng tỉa. Các lý thuyết về gió mùa ở đây rất khác nhau. Theo thói quen, các nhà khoa học đã quy gió mùa cho những thay đổi về nhiệt ở vùng đất châu Á. Lý thuyết đương đại nêu ra những nhân tố khác, đó là sự che chắn của dãy Himalaya và độ nghiêng của mặt trời về phía Bắc. Luồng khí nóng ở Nam Á vào tháng 4 và tháng 5 đã tạo ra một vùng khí áp thấp, từ đó những ngọn gió mát hơn và mang theo hơi ẩm từ Ấn Độ Dương thổi vào. Sự kiện này đã tạo ra một luồng không khí lất giàu hơi ẩm thổi từ các biển phía Nam qua vùng Nam Á.
Gió mùa Tây Nam xuất hiện theo hai nhánh. Sau khi thổi vào phía Nam bán đảo vào đầu tháng 6, nhánh được gọi là gió mùa biển Ả Rập thổi đến Bom bay vào khoảng ngày 10 tháng 6, và nó sẽ trải khắp hầu hết vùng Nam Á vào cuối tháng 6, mang theo thời tiết mát hơn nhưng cũng ẩm ướt hơn. Nhánh kia, gọi là gió mùa vịnh Bengal, di chuyển theo hướng Bắc đến vịnh Bengl và tỏa ra hầu hết vùng Assam vào tuần lễ đầu tiên của tháng 6. Khi gặp dãy Himalaya Lớn, nó chuyển hướng về phía Tây, thổi dọc theo vùng đồng bằng lnđo-gangetic đến New Delhi. Sau đó hai nhánh sẽ nhập lại thành một và đem mưa đến cho phần còn lại ở phía Bắc Ấn Độ vào tháng 7.
Việc chấm dứt gió mùa là một quá trình lâu dài hơn là việc bắt đầu của nó. Thường thì gió mùa chấm dứt ở phía Tây Bắc Ấn Độ vào đầu tháng 10 và ở các vùng còn lại trong nước vào cuối tháng 11. Trong khoảng thời gian này, những ngọn gió Đông Bắc góp phần tạo thành gió mùa Đông Bắc ở nửa phía Nam của bán đảo vào tháng 10. Người ta còn gọi nó là gió mùa rút lui vì nó theo sau gió mùa Tây Nam. Các bang Tamii Nau, Karnataka, và Kerala nhận hầu hết lượng mưa từ gió mùa Đông Bắc vào tháng 11 và tháng 12. Tuy nhiên 80% đất nước nhận hầu hết lượng mưa từ gió mùa Tây Nam từ 6 đến tháng 9.
Vùng Nam Á chịu ảnh hường của một dải rộng khí hậu - từ khí hậu dưới mức đông giá của mùa Đông ở Himalaya đến khí hậu nhiệt đới ở bờ biển Coromandel, và từ khí hậu mưa và ẩm ướt ở các bang Assam và Tây Bengl đến khí hậu khô cằn của sa mạc Ấn Độ Lớn. Dựa trên lượng mưa và nhiệt độ, các chuyên gia đã chia thành 7 vùng khí hậu: Himalaya, Assam và Tây Bengal, đồng bằng Indo-Gangentic, Tây Ghat và bờ biển, Deccan, Đông Ghat và bờ biển.
Ở vùng Himalaya, khí hậu khác nhau tùy theo độ cao. Ở độ cao 2.000 mét, nhiệt độ trung bình vào mùa Hè khoảng gần 180C; ở độ cao 4.500 mét, nhiệt độ hiếm khi trên 00C. Trong các thung lũng, nhiệt độ mùa Hè vào khoảng giữa 320C và 380C. Phía Đông dãy Himalaya nhận một lượng mưa nhiều hơn từ l.000 mm đến 2.000 mm so với phía Tây, và lũ lụt và hiện tượng phổ biến.
Vùng Assam và Tây Bengal rất ẩm ướt. Phần Đông Nam của bang Meghalaya có lượng mưa lớn nhất thế giới, khoảng 10.900 mm. Vùng đồng bằng Indo-gangetic có những mô hình khí hậu khác nhau. Lượng mưa và nhiệt độ khác biệt rất nhiều giữa vùng cực Đông và vùng cực Tây. Ở vùng Bán đảo, vùng Tây Ghat và bờ biển kế đó nhận một lượng mưa lớn vào thời gian gió mùa Tây Nam. Lượng mưa ở vùng nội địa bán đảo trung bình là 650 mm mỗi năm, mặc dù có sự khác biệt ở các địa phương khác nhau và giữa năm này với năm khác. Vùng Đông Ghat nhận một lượng mưa ít hơn so với bờ biển phía Tây. Lượng mưa tại đó thay đổi từ 900 mm đến 1.300 mm hàng năm.
Vùng phía Bắc Deccan, bao quanh bởi Tây Ghat, dãy Vindhya và sông Narmada về phía Bắc, và Đông Ghat, nhận hầu hết lượng mưa vào thời gian gió mùa mùa Hạ, Vùng phía Nam Deccan chỉ nhận được một lượng mưa từ 50 mm đến 1000 mm mỗi năm. Nhiệt độ ở đây thay đổi rất nhiều, từ 150C đến 380C, làm cho vùng này trở thành một trong những vùng có khí hậu dễ chịu nhất ở Ấn Độ.
Trong khắp các vùng ngoài vùng Himaiaya ở Ấn Độ, nhiệt độ có thể rất ngột ngạt, và đôi khi có thể gây chết người như trường hợp năm 1994 và 1995. Thời tiết nóng, tương đối khô là phổ biến trước thời kỳ gió mùa Tây Nam, và gió mùa này đi theo với mưa lớn và độ ẩm cao, mang theo mây làm giảm nhiệt độ xuống đôi chút. Nhiệt độ ở mức cao là 300C và có thể lên đến 480C vào những tháng trước thời kỳ gió mùa.