Tài liệu: Ấn Độ - Sự đa dạng về sinh vật

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ấn Độ có một sự đa dạng về các chủng loài sinh vật ở các vùng rừng, các đầm lầy và trong biển. Sự phong phú này thể hiện ở số lượng và tỉ lệ của các chủng loài so với toàn thế giới.
Ấn Độ - Sự đa dạng về sinh vật

Nội dung

SỰ ĐA DẠNG VỀ SINH VẬT

 

SỰ ĐA DẠNG VỀ CHỦNG LOÀI

Ấn Độ có một sự đa dạng về các chủng loài sinh vật ở các vùng rừng, các đầm lầy và trong biển. Sự phong phú này thể hiện ở số lượng và tỉ lệ của các chủng loài so với toàn thế giới.

Ấn Độ cũng có nhiều cơ sở khoa học và các khoa trong trường đại học quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của sự đa dạng này. Một số lượng lớn các nhà khoa học và kỹ thuật đã tham gia vào công việc liệt kê, nghiên cứu và giám sát các loài sinh vật. Từ đó người ta có được những kiến thức rộng rãi về sự phân bố và sự phong phú của các nguồn tài nguyên về sinh vật của đất nước.

Việc liệt kê các loài chim, động vật có vú, các loài cây, loài cá và bò sát đã hầu như hoàn tất. Sự hiểu biết về các loài linh trưởng, các giống chim trĩ, các giống bò, những loài chim đặc hữu, các giống lan... đang ngày một gia tăng qua sự cộng tác giữa các nhà khoa học trong nước với nước ngoài.

CÁC LOÀI ĐẶC HỮU

Ấn Độ có rất nhiều những loài đặc hữu về thực vật và động vật có xương sống. Về thực vật, các loài đặc hữu chiếm 33%, với 140 giống. Những vùng giàu các loài đặc hữu là vùng phía Đông Bắc Ấn Độ, vùng Tây Ghat, và vùng phía Đông và Tây Bắc dãy Himalaya. Một số ít loài đặc hữu địa phương cũng có mặt tại Đông Ghat. Vùng đồng bằng Gangetic nói chung nghèo các loài đặc hữu, nhưng trong khi đó vùng đảo Andaman và Nicobar có ít nhất 220 loài thực vật đặc hữu của Ấn Độ.

Trên thế giới có khoảng 150 vùng thực vật được coi là vùng quan trọng cần được bảo tồn. Có năm địa điểm như vậy đã được chỉ định cho Ấn Độ: vùng đồi Agastyamalai, thung lũng Silent, khu bảo tồn Amarambalam, công viên, quốc gia Periya, và vùng phía Đông và phía Tây đãy Himalaya.

Có 396 loài động vật có xương sống đặc hữu tại Ấn Độ. Các loài đặc hữu về động vật có vú và chim thì tương đối ít. Chỉ có 44 loài động vật có đặc hữu trong phạm vi lãnh thổ. Có 4 loài được đặc biệt bảo tồn tại Tây Ghat. Đó là khỉ đuôi sư tử Macaca silenus, khỉ lá Trachypithecus Johni, cầy hương Paradoxurus jerdoni và linh dương Hemitragus hylocrius.

Có 55 loài chim đặc hữu của Ấn Độ, với sự phân bố tập trung ở các vùng có mưa nhiều. Những vùng này tọa lạc chủ yếu ở phía Đông Ấn Độ, dọc theo những dãy núi có gió mùa; ở phía Tây Nam; và ở vùng đảo Nicobar và Andaman.

Trái lại các loài đặc hữu về bò sát và lưỡng cư thì rất nhiều. Có khoảng 187 loài đặc hữu bò sát và 110 loài lưỡng cư. Trong số đó có 8 loài lưỡng cư không thể tìm thấy ngoài Ấn Độ. Có lẽ đáng chú ý nhất trong số các loài lưỡng cư là Melanobatrachus, chỉ có một loài duy nhất được biết đến qua vài mẫu vật thu thập được ở khu đồi Anaimalai vào thập kỷ 1870. Loài này có khả năng là có mối quan hệ gần gũi nhất với hai giống sinh vật cổ còn sót lại được tìm thấy trong những dãy núi tại phía Đông Tanzania.

NHƯNG LOÀI CÓ NGUY CƠ DIỆT CHỦNG

Ấn Độ có 172 loài động vật được coi như có nguy cơ bị diệt chủng, chiếm 2,9% tổng số loài có nguy cơ diệt chủng trên toàn thế giới. Trong số này có 53 loài động vật có vú, 69 loài chim, 23 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư. ở Ấn Độ có một số những loài thú quan trọng quý hiếm nhất ở châu Á, như loài cáo Bengal, loài báo gêpa châu Á, loài mèo vân cẩm thạch, sư tử châu Á, voi Ấn Độ, loài lừa hoang châu Á, tê giác Ấn Độ, con minh, bò nước hoang châu Á, v.v...

Một cuộc hội thảo tổ chức năm 1982 đã cho thấy có khoảng 3.000 đến 4.000 loài thực vật cấp cao ở Ấn Độ đang chịu một mức độ nguy cơ nào đó. Kể từ đó, Dự án Nghiên cứu, Khảo sát và Bảo tồn Các loài Thực vật Gặp Nguy cơ (POSSCEP) đã liệt kê được một phần những thực vật này, và đưa các loài được tìm thấy vào Sách Đỏ.

MẠNG LƯỚI CÁC VÙNG ĐƯỢC BẢO VỆ

Việc bảo vệ đời sống hoang dã đã có một truyền thống lâu đời ở Ấn Độ. Việc sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều tiên quyết trong các xã hội săn bắn – hái lượm từ năm 6000 trước Công nguyên. Trong nhiều ngàn năm về sau, những cánh rừng đã bị phát quang cùng với sự tiến bộ của các xã hội nông nghiệp và chăn nuôi, nhưng ý thức về sự cần thiết của sự thận trọng về sinh thái đã nổi lên, và những hoạt động bảo tồn thiên nhiên đã được duy trì. Vì đất đai ngày càng được sử dụng nhiều cho việc định cư và canh tác, những khu bảo tồn cấm săn bắn này đã trở thành nơi tị nạn cho đời sống hoang dã. Rất nhiều những khu như vậy sau đó đã được công bố là các công viên quốc gia, hầu hết và sau ngày độc lập vào năm 1947. Chẳng hạn như các khu Gir ở Gujarat, Dachigam ở Jammu & Kashmir, Bandipur ở Kamataka, Eravikulum ở Keraia, Madhav ở Madhya Pradesh, Simhpal ở Orissa, và Keoladeo, Ranthambole, Sariska ở Rajasthan.

Đời sống hoang dã, cùng với rừng, đã theo truyền thống được quản lý bởi một cơ quan hành chính độc nhất thuộc sở lâm nghiệp của từng bang hoặc hạt, với vai trò tư vấn của chính quyền trung ương. Gần đây đã có hai sự cải tiến. Thứ nhất, Đạo luật Bảo vệ đời sống Hoang dã giúp thành lập những đồn canh gác để bảo vệ rừng tại các bang. Cũng theo đạo luật này, các bang bắt buộc phải thành lập ban tư vấn về đời sống hoang dã. Thứ hai, việc bao gồm sự bảo vệ đối với động vật và chim hoang dã trong danh sách của các cơ quan đã chứng tỏ một sự liên kết với việc kiểm soát pháp lý đối với các bang có khu vực bảo tồn đời sống hoang dã. Tình hình từ đó đã được cải tiến, tất cả các bang và các hạt có công viên quốc gia hay khu bảo tồn đều thiết lập các hoạt động bảo vệ đời sống hoang dã.

việc thực hiện Chính sách Quốc gia về Việc Bảo tồn đời sống Hoang dã năm 1970 và đạo Bảo vệ đời sống Hoang dã năm 1972 đã đẫn tới một sự tăng trưởng trong mạng lưới bảo vệ. Từ 5 công viên quốc gia và 60 khu bảo tồn, đến năm 1990 đã tăng lên 69 công viên quốc gia và 410 khu bảo tồn. Những khu vực bảo tồn này trải khắp trong vùng nội địa và các đảo ngoài khơi. Mạng lưới này còn được tăng cường thêm bởi những dự án bảo tồn quốc gia, trong đó có dự án Hổ bắt đầu từ tháng 4 năm 1973, và dự án Nuôi dưỡng và Quản lý Cá sấu bắt đầu từ tháng 4 năm 1975.

CÁC KHU VỰC BẢO VỆ Ở TÂY GHAT

Tây Ghat là một chuỗi những cao nguyên chạy dọc theo mép phía Tây của tiểu lục địa Ấn Độ, từ Bom bay về phía Nam đến mũi Nam của bán đảo, qua các bang Maharashtra, Karnataka, Kerala và Tail Nadu. Bao phủ một diện tích 159.000 km2, Tây Ghat là một vùng đặc biệt đa dạng về sinh vật và là một trong những vùng nhiệt đới luôn xanh chính của Ấn Độ. Vì vùng này đã bị mất một phần lớn rừng nguyên sinh, nó cần được xếp vào dạng cần được quan tâm về mặt bảo tồn. Phần rừng tự nhiên còn lại, cùng với sự phong phú đặc biệt về sinh vật và các nguy cơ đe dọa diệt chủng ngày càng gia tăng, là những nhân tố cần đến những hoạt động lớn về bảo tồn.

Hiện nay ở Tây Ghat có 7 công viên quốc gia với tổng diện tích 2.073km2, Và 39 khu bảo tồn đời sống hoang dã bao trùm một diện tích khoảng 13.862 km2. việc quản lý các khu bảo tồn đời sống hoang dã trong vùng này rất khác biệt với nhau. Chẳng hạn như ở khu bảo tồn Tamil Nau không có con người cư ngụ, chỉ có những đồn điền đã bỏ hoang và không có sự khai thác sản xuất nào, trong khi ở khu bảo tồn Palambikulam tại Kerala có một số lượng đáng kế những khu vực đồn điền thương mại và những bất động sản của tư nhân với sự khai thác mạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ

Ấn Độ đã tham gia vào nhiều thỏa thuận và chương trình quốc tế liên quan đến việc bảo tồn và phát triển thiên nhiên. Những hoạt động này bao gồm từ những văn kiện pháp lý như Hiệp đinh về Tính Đa dạng của Sinh vật, vốn có sự ràng buộc đối với những nước tham gia ký kết, đến các chương trình khoa học như Chương trình Con ngươi và Sinh quyển của UNESCO, một chương trình toàn cầu về hợp tác khoa học quốc tế Những thỏa thuận và những chương trình mà Ấn Độ tham gia gồm có: Hiệp định về Mậu dịch Quốc tế và Các loài Gặp Nguy cơ (CITES), Hiệp định Di sản Thế giới, Hiệp định về Tính Đa dạng của Sinh vật, Hiệp định Các Vùng Đầm lầy Ramsar.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1953-02-633468729437812500/Dia-ly/Su-da-dang-ve-sinh-vat.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận