KINH TẾ
Nền kinh tế Ấn Độ đã tiến những bước dài kể từ ngày độc lập. Vào năm 1947 đất nước Ấn Độ rất nghèo và bị tan nát do bạo động và sự suy thoái kinh tế liên quan đến việc chia cắt đất nước với Pakistan. Nền kinh tế vốn bị đình trệ từ cuối thế kỷ 19, và sự phát triển công nghiệp cũng bị kìm chế để bảo toàn một thị trường cho các nhà sản xuất người Anh. Trong năm tài chính 1950, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm 58,9% trong tổng sản phẩm nội địa, và tỉ lệ người lao động trong các ngành này còn lớn hơn nữa. Ngành sản xuất, trong đó vượt trội là công nghiệp vải sợi từ đay và bông, chỉ chiếm 10,3% trong tổng sản phẩm nội địa vào thời đó.
Những nhà lãnh đạo mới của Ấn Độ đã dùng quyền lực của nhà nước để chỉ đạo cho sự tăng trưởng kinh tế và giảm bớt nghèo đói đang lan tràn. Bộ phận nhà nước chiếm ưu thế trong các ngành công nghiệp nặng, vận tải và viễn thông. Bộ phận tư nhân sản xuất hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, nhưng được kiểm soát trực tiếp bởi nhiều quy định của chính quyền, và các cơ sở tài chính đã cung cấp những nguồn tài chính lớn cho những dự án đồ sộ. Chính quyền đã đặt trọng tâm vào việc tự tiêu hơn là xuất khẩu và thiết lập một sự kiểm soát chặt chẽ đối với nhập khẩu và xuất khẩu. Trong thập kỷ 1950 có những sự tăng trưởng dần dần về kinh tế, nhưng kết quả của các thập niên 1960 và 1970 thì kém khích lệ hơn.
Bắt đầu từ thập niên 1970, chính quyền Ấn Độ đã giảm bớt sự kiểm soát của nhà nước đối với kinh tế. Tiến trình dẫn đến mục tiêu này thì chậm nhưng đều đặn, và nhiều nhà phân tích cho rằng sự tăng trưởng mạnh vào thập niên 1980 là do những nỗ lực này. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1980, Ấn Độ phải lệ thuộc vào việc vay vốn nước ngoài để tài trợ cho những kế hoạch phát triển lên một quy mô rộng lớn hơn trước đó. Kết quả là, khi giá dầu tăng đột ngột vào tháng 8 năm 1990, đất nước này phải đương đầu với sự cân đối của một cuộc khung hoảng về chi phó. Nhu cầu về những khoản nợ cấp bách làm cho chính quyền phải mở rộng mức độ tự do hóa hơn trước.
Vào đầu thập niên 1990, mô hình phát triển hậu chiến của việc quy hoạch tập trung, các quy định và kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân, sở hữu nhà nước của những đơn vị sản xuất môn, chế độ bảo hộ mậu dịch, và những chế độ khắt khe đối với tư bản nước ngoài đã được đòi hỏi ngày càng nhiều bởi không những chỉ những nhà làm chính sách mà còn bởi giới trí thức trong nước.
Dân số Ấn Độ tiếp tục gia tăng với tỉ 1ệ 1,8% một năm và được ước lượng là khoảng 1 tỉ người. Trong khi tổng sản phẩm nội địa (GDP) thì thấp tính theo đồng Đô la, Ấn Độ là nước có tổng sản phẩm quốc gia (GNP) xếp hàng 13 trên thế giới. Khoảng 62% dân số lệ thuộc trực tiếp vào nông nghiệp.
Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang tăng trưởng về mức độ quan trọng và chiếm 26% và 48%, trong khi đó nông nghiệp chiếm 25,6% tăng sản phẩm nội địa (GDP). Hơn 35% dân so sống dưới mức nghèo đói, nhưng một bộ phận lớn và ngày một gia tăng của tầng lớp trung lưu với số lượng khoảng 150 – 200 triệu người có đủ thu nhập dành cho các món hàng tiều dùng.
Ấn Độ đã tiến hành một loạt những cuộc cải cách kinh tế vào năm 1991 để phản ứng cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về trao đổi mậu dịch quốc tế. Những cuộc cải tổ này bao gồm việc tự do hóa nguồn đầu tư nước ngoài và các chế độ trao đổi, việc giảm thuế và các rào cản mậu dịch khác, việc cải tổ và hiện đại hóa bộ phận tài chính, và việc điều chỉnh đáng kể về các chính sách tiền tệ và tài chính của chính quyền.
Quá trình cải tổ đã có những tác động rất thuận lợi cho nền kinh tế Ấn Độ, bao gồm mức tăng trường cao, mức lạm phát thấp, và sự gia tăng đáng kể trong đầu tư nước ngoài. Mức tăng trưởng về tổng sản phẩm nội địa là 6,8% trong năm 1998- 1999, so với 5% trong năm tài chính 1997-1998. Danh mục vốn đầu tư và số lượng đầu tư trực tiếp đã gia tăng rất nhiều kể từ lúc cuộc cải tổ bắt đầu vào năm 1991, và đã đóng góp nhiều cho lượng dự trữ ngoại tệ (32 tỉ USD vào tháng 2 năm 2000) và số tiền thiếu hụt ở mức điều độ là 1%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đã bị kìm lại do sự thiếu hụt những cơ sở hạ tầng, các thủ tục quan liên rườm rà, và mức lãi suất cao. Ấn Độ cần phải ghi nhận những sự kìm hãm này trong việc hoạch định chính sách kinh tế và tiến hành những cuộc cải tổ thế hệ thứ hai để duy trì khuynh hướng tăng trưởng kinh tế hiện nay.
Việc mậu dịch của Ấn Độ đã gia tăng đáng kể từ những cuộc cải tổ năm 1991, phần lớn nhờ kết quả của việc giảm thuế và việc xóa bỏ hàng rào đối với những mặt hàng miễn thuế. Ấn Độ đã đồng ý xóa bỏ sự hạn chế về số lượng đối với việc nhập khẩu 1.420 mặt hàng tiêu dùng vào tháng 4 năm 2001 để đáp ứng cho những cam kết đối với WTO. Mặt khác, chính quyền đã đặt một khoản thuế phụ là 5% trong hầu hết các sản phẩm nhập khẩu cùng với phụ phí 10% trong vòng hai năm vừa qua. Mỹ là đối tác mậu dịch lớn nhất của Ấn Độ. Mậu dịch song phương trong năm 1998- 1999 đạt mức 10,9 tỉ USD. Những mặt hàng chính mà Mỹ xuất khẩu sang Ấn Độ là máy bay và phụ tùng, các máy móc cao cấp, phân bón, các chất thải từ sắt và kim loại vụn, và phần cứng máy tính. Những mặt hàng chính mà Mỹ nhập khẩu từ Ấn Độ là vải sợi và quần áo may sẵn, các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm liên quan, ngọc và đồ nữ trang, các loại đồ da, và hóa chất.
Sự tự do hóa đáng kể về chế độ đầu tư từ năm 1991 đã làm cho Ấn Độ trở thành một nơi thu hút sự đầu tư từ nước ngoài. Mỹ là đối tác lớn nhất về đầu tư của Ấn Độ, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp ước tính khoảng 2 tỉ USD vào năm 1999. Những đề xuất cho đầu tư trực tiếp được xem xét bởi Ban Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài và thường là được chính quyền chuẩn y. Việc tự động chuẩn y được áp dụng đối với những đầu tư có 100% vốn nước ngoài, tùy theo từng ngành công nghiệp. Đầu tư nước ngoài thường tập trung vào các ngành như sản xuất điện năng, viễn thông, bến cảng, đường sá thăm dò và chế biến dầu khí, và khai thác mỏ.