Tài liệu: Ấn Độ - Tôn giáo

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ở Ấn Độ, tôn giáo là phương hướng của cuộc sống. Nó hình thành một phần trong toàn bộ truyền thống của người Ấn Độ.
Ấn Độ - Tôn giáo

Nội dung

TÔN GIÁO

Ở Ấn Độ, tôn giáo là phương hướng của cuộc sống. Nó hình thành một phần trong toàn bộ truyền thống của người Ấn Độ. Đối với phần lớn người Ấn, tôn giáo thấm vào mọi mặt của cuộc sống, từ những công việc thông thường hàng ngày cho đến giáo dục và chính trị. Đất nước lâu đời này là nơi phát triển của đạo Hindu, đạo Hồi, Cơ đốc giáo, Phật giáo, đạo Jaina, đạo Sinh và vô số những truyền thống tôn giáo khác. Đạo Hindu chiếm ưu thế ở đây với tỉ lệ trên 80% dân số. Ngoài đạo Hindu, Hồi giáo và tôn giáo nổi trội nhất ở đây và hình thành một phần trong xã hội Ấn Độ Thực tế là Ấn Độ có số giáo dân Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Indonesia.

Những nghi lễ thông thường đã ăn sâu vào các niềm tin tôn giáo ở Ấn Độ và nhiều lễ hội đã được tổ chức hàng năm với âm nhạc, múa và tiệc tùng được tất cả cộng đồng tham gia. Mỗi tôn giáo có những địa điểm hành hương riêng, những vị anh hùng, những truyền thuyết và thậm chí cả những món ăn đặc sản riêng, tất cả trộn lẫn trong một sự đa đảng độc đáo, trở thành nhịp đập của xã hội.

ĐẠO HINDU

Những giáo lý ẩn tàng của đạo Hindu rất khó xác định. Không có một triết Lý độc nhất nào hình thành nền tảng cho niềm tin này của đa số người Ấn Độ. Có lẽ đạo Hindu là truyền thống tôn giáo duy nhất có sự đa đảng trong nền tảng lý thuyết và thực hành, nên được gọi là một 'bảo tàng của các tôn giáo'. Người ta cũng không tìm ra được một người sáng lập cụ thể nào, và cũng không có một quyển 'sách thiêng' nào làm kinh thánh cả. Tất cả những quyển Ria Veda, Upanishads, Bhagwad Gita đều được coi như những văn bản thiêng liêng của đạo Hindu.

Không giống như hầu hết các tôn giáo, đạo Hindu không ủng hộ cho việc thờ phụng một vị thần cụ thể nào cả. Người ta có thể thờ phụng Shiva, hoặc Vishnu hoặc Ram hoặc Krishna hoặc một số vị thần và nữ thần khác; hoặc người ta có thể tin vào một 'Tinh thần Tối cao' hay một 'Linh hồn Bất diệt’, theo cá nhân của mình, và vẫn được coi là một tín đồ tốt.

Có những lễ hội và những nghi thức liên quan đến không những chỉ các vị thần và còn cả mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, sông, biển, cây cối và thú vật. Một số lễ hội phổ biến của đạo Hindu là Deepawali, Holi, Dussehra, Ganesh, Chaturthi, Pongal, Janamasthmi, và Shiva Ra tri. Vô số những dịp lễ hội này đã làm cho Hindu trở thành có sức lôi cuốn và làm cho truyền thống Ấn Độ trở nên phong phú và đầy màu sắc.

ĐẠO SIKH

ĐẠO Sikh xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 16 tại bang Punjab ở phía Bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra đạo này là hiền nhân Nanak, người từ lúc ấu thời đã bị các vị thánh của đạo Hindu và đạo Hồi lôi cuốn. Xuất thân là một người đạo Hindu, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của đạo Hồi, ông bắt đầu thuyết giảng về sự hợp nhất của cả hai tôn giáo này. Theo ông, những giáo lý cơ bản của cả hai niềm tin này đều giống nhau. Nanak đã thu hút được rất nhiều người theo và được người ta coi như hiền nhân hay giáo sư. Những môn đệ của ông đã tập hợp lại và hình thành một tôn giáo mới gọi là đạo Sikh.

Những hiền nhân theo chân Nanak đã đóng góp cho sự củng cố và bành trướng của đạo này. Những bài giảng của hiền nhân Nanak được tập hợp trong cuốn 'Guru Granth Sahib', một loại thánh kinh của đạo Sikh, đã trở thành biểu tượng cho Thượng đế của đạo Sikh. Vị hiền nhân thứ năm và Arjun đã cho xây dựng Đền Vàng tại Amritsar, đền này đã trở thành nơi thờ cúng linh thiêng nhất của đạo Sikh. Vị hiền nhân thứ mười là Govind Singh đã đào tạo quân sự cho những người theo đạo để giúp họ tự vệ.

Vào ngày Baisakhi năm 1699 tại Anandpur, hiền nhân Govind Singh, theo thường lệ đã triệu tập tất cả tín đồ trước mặt ông và thành lập một hội ái hữu người Sikh gọi là Khalsa. Năm người được chọn để hiến dâng cho hiền nhân được gọi là Panj Pyare và được trao rượu tiên để khởi đầu cho hội ái hữu Khalsa. Những hội viên của hội ái hữu này được chỉ thị mang năm biểu tượng - tóc không cắt, một chiếc lược, một vòng bảo vệ cổ tay, một thanh kiếm và quần ống túm.

Đạo Sikh đưa ra thuyết một thần, có nghĩa là chỉ thờ phụng một Thượng đế. Họ cũng phản đối hệ thống đẳng cấp và tin rằng mọi người đều bình đẳng. Ngày nay nhiều nghi thức của đạo Sikh giống với đạo Hindu. Việc cưới hỏi lẫn nhau giữa hai cộng đồng này cũng rất phổ biến. Tuy nhiên cộng đồng đạo Sikh vẫn có những bản sắc riêng biệt của họ. Mặc dù số giáo dân của đạo Sikh chỉ chiếm dưới 2% dân số Ấn Độ, họ đã trở thành một thành tố nổi bật trong cấu hình của truyền thống tôn giáo Ấn Độ và xã hội Ấn Độ.

PHẬT GIÁO

Phật giáo ở Ấn Độ bắt nguồn như một nhánh của đạo Hindu, nhưng cuối cùng nó đã trở nên phổ biến khắp châu Á. Nhân cách và những bài giảng của Phật Thích ca, người sáng lập ra tôn giáo này đã soi rọi ánh sáng vào cuộc sống của nhiều triệu người ở Nhật Bản, Trung Quốc và vùng Đông Nam Á.

Có những điểm tương đồng giữa Phật giáo với những 1ý thuyết cơ bản của đạo Hindu. Phật giáo dựa trên nguyên tắc của định luật không trường cửu. Theo định luật này, mọi vật đều biến đổi, mặc dù một số có thể tồn tại lâu hơn những thứ khác. Một nguyên tắc cơ bản khác của đạo Phật và định luật nhân quả, theo đó không có sự việc gì là xảy ra một cách tình cờ cả. Những ý niệm phổ biến của linh hồn bất diệt và vòng luân hồi tái sinh có cả ở hai triết lý cơ bản này.

HỒI GIÁO

Những nhà buôn người Ả Rập đã mang đạo Hồi đến Ấn Độ từ đầu thế kỷ thứ 8, nhưng phải đến thế kỷ thứ 12 tôn giáo này mới trở thành một lực lượng đáng kể trong đời sống người dân của tiểu lục địa Ấn Độ. Không giống như đạo Phật, đạo Jaina và đạo Sinh vốn xuất hiện như một nhánh của đạo Hindu, tất cả những khái niệm, tập quán và việc thực hành tôn giáo của đạo Hồi đều độc nhất của riêng nó, với sự thế hiện tình bằng hữu thế giới và sự quy phục đấng Alla, là Thượng đế của tôn giáo này. Những người xâm lược Hồi giáo vào thế kỷ thứ 12 và những nhà cai trị của triều đại Mughal vào thế kỷ thứ 16 và 17 đã giúp cho sự lan tràn của đạo Hồi tại Ấn Độ.

Tinh thần bằng hữu được phổ biến bởi các vị thánh Suối và những nhà thuyết giáo như Kabir và Nanak đã giúp cho việc nới lỏng sự cứng nhắc của hệ thống đẳng cấp tại đây. Sự tương tác của hai tôn giáo đã dẫn tới một sự tổng hợp giữa đạo Hindu và đạo Hồi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống và nền văn hóa. Sau thời gian đầu tiên xung đột và đối kháng lẫn nhau, ngày nay hai tôn giáo này đã điều tiết lẫn nhau và làm phong phú cho nhau.

CƠ ĐỐC GIÁO

Theo truyền thống, đạo Cơ đốc được cho là đã đến Ấn Độ cùng với thánh Thomas, một trong số những tông đồ của chúa Jusus Christ, người đã sống vài năm ở miền Nam Ấn Độ và có lẽ là đã mất tại đó. Tuy nhiên, những người khác thì lại tin rằng người truyền giáo đầu tiên đến đất nước này và thánh Barthoiơmew. Theo lịch sử thì những hoạt động truyền giáo tại đây được bắt đầu với sự xuất hiện của thánh Francis Xavier vào năm 1544. Theo gót ông là những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, và sau đó đến những nhà truyền giáo từ các nước khác như Đan Mạch, Hòa Lan, Đức và Anh. Trong suốt thế kỷ 18 và 19, những nhà truyền giáo đạo Thiên chúa và đạo Tin lành đã thuyết giảng những học thuyết Cơ đốc giáo tại Ấn Độ và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển xã hội và nền giáo dục của Ấn Độ.

Phần lớn những ảnh hưởng hiện đại trong xã hội Ấn Độ có thể quy cho vai trò của Cơ đốc giáo tại đây. Những nhà truyền giáo Cơ đốc này đã giúp thành lập các trường phổ thông và trường đại học trong khắp cả nước và cũng rao truyền những thông điệp về niềm tin và thiện chí tại Ấn Độ. Đạo Cơ đốc và những bài thuyết giảng của họ đã ảnh hưởng đến một số trí thức và nhà tư tưởng ở Ấn Độ, kể cả Mahatma Gandhi.

Ngày nay, số giáo dân Cơ đốc giáo tại Ấn Độ vào khoảng 30 triệu người và bao gồm tất cả các giáo phái của tôn giáo này.

ĐẠO JAINA

ĐẠO Jaina là một tôn giáo được hình thành ở Ấn Độ khoảng cùng thời gian với đạo Phật. Mahavira, một trong những jina (người chinh phục) đã thuyết giảng về triết lý của đạo Jaina vào thời kỳ Phật giáo bắt đầu hình thành.

Triết lý tiềm ẩn của đạo Jaina là sự hy sinh những ham muốn trần tục và sự tự chiến thắng bản thân mình sẽ dẫn tới sự thông thái hoàn thiện. Tôn giáo này tin tưởng hoàn toàn vào việc ăn chay và tu khổ hạnh. Lý thuyết của đạo này nhắm vào quá trình chuyển biến từ vật chất sang tinh thần, từ sự nô lệ sang tình trạng tự do. Những tín đồ của tôn giáo này cũng chấp nhận các vị thần của đạo Hindu, nhưng những vị này được xếp dưới các jaina của họ.

Tôn giáo này tập trung vào việc rửa tội cho linh hồn bằng cách có những hành vi đúng, niềm tin đúng và kiến thức đúng. Tôn giáo này cũng chủ trương một sự bất bạo động tuyệt đối và những nhà tu theo đạo Jaina vẫn bịt mũi và miệng bằng một tấm khăn để đảm bảo là họ không giết hại bất kỳ một loại vi trùng hay côn trùng nào trong khi thở. Ngày nay đạo Jaina có khoảng 3 triệu tín đồ tại Ấn Độ và được chấp nhận một cách rộng rãi vì triết lý đồng cảm với tất cả các loại sinh vật.

BÁI HỎA GIÁO

Những người theo Bái hỏa giáo đầu tiên đến Ấn Độ qua bờ biển Gujarati vào thế kỷ thứ 10, và đến thế kỷ thứ 17 hầu hết những người này đã định cư tại Bombay. Việc thực hành Bái hỏa giáo dựa trên nhiệm vụ của mỗi người là phải chọn lựa giữa cái thiện và cái ác, và tôn thờ sáng tạo của Thượng đế. Người sáng lập tôn giáo này, Zarathustra, sống ở Ran vào năm 6000 trước Công nguyên, là nhà tiên tri đầu tiên thuyết giảng về triết lý nhị nguyên, dựa trên các lực lượng đối kháng giữa cái thiện và cái ác.

Hầu hết những người theo Bái hỏa giáo tại Ấn Độ có thể được tìm thấy tại Bombay, nơi những người này được gọi là parsee. Họ không có một loại y phục đặc thù nào và có rất ít đền thờ. Mỗi ngày năm lần cầu nguyện, thường là với những bài thánh ca do Zarathustra soạn đã được chuẩn hóa thành bài cầu kinh gọi là Zenda Avesta. Họ có thể cầu nguyện ở đền thờ hoặc ở nhà, trước một đống lửa là biểu tượng của sự thật, lẽ phải và trật tự

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1955-02-633468750830625000/Van-hoa---xa-hoi/Ton-giao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận