Bái vật giáo (thờ cúng đồ vật)
Khi một vật hữu hình được tin rằng có sở hữu một quyền năng siêu phàm hay thuộc quyền sở hữu của một vị thần thánh, và khi chính vật đó được thờ cúng và tôn kính bởi những lý do trên thì nó là một thần vật. Do cái giá trị được gán ép, thần vật nhận được sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt và chính cái thuộc tính này thường dẫn đến một thành ngữ phổ biến của chúng ta hiện nay: “Thần thánh hóa một cái gì đó”. Từ ngữ này xuất phát từ tiếng La-tinh facticius, có nghĩa là “bùa hộ mạng”, và trong ngôn ngữ Bồ Đào Nha là feitiço, theo cách dùng từ của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha, những người đã phát hiện tục thờ cúng đồ vật trong những chuyến du hành dọc theo bờ biển phía Tây của châu Phi.
Các thần vật là những vật tượng trưng, chứa đựng một quyền năng siêu nhiên và phục vụ một nhiệm vụ tâm lý là cụ thể hóa niềm tin. Chúng là một điểm hội tụ của lòng tin, một hiện thân kích thích cho niềm tin.
Các đồ vật được thờ cúng có thể là một hòn đá bình thường hay một viên đá quí, các loại công cụ, cây cối, núi non và thường là một đồ mỹ thuật được gán cho một quyền năng nào đó. Thông thường, người ta nhận thấy rằng ngành mỹ thuật thường nhận được nhiều tác nhân kích thích nhằm cố diễn đạt niềm tin tôn giáo bằng những hình thức cụ thể. Tuy nhiên, nghệ thuật đơn thuần] không phải là yếu tố tự thân của những vật được tôn kính thờ phụng, như Lowie đã bình luận như sau:
… [Hình tượng tượng trưng cho con người] “không phải là một thần vật có ảnh hưởng thật sự cho đến khi hình tượng này qua bàn tay của người thầy mo và nhận từ đó cái quyền năng nào đó.” Những quyền năng siêu phàm được gán ép cho sự vật thật ra chỉ là những câu thần chú bí ẩn, ca tụng chính sự vật đó hay chất liệu của nó, điều tạo ra sự kỳ diệu trong bản thân sự vật cũng như một lớp sơn ngula, Vì vậy chỉ một tỉ lệ chừng mực các bức tượng của con người hay các loài vật thực sự có ý nghĩa của các thần vật... Chỉ sau khi được thờ cúng một cách có nghi thức, sự vật mới có thể trở thành thần vật.[1]