Tài liệu: Cân đo cơ thể cần phải thực hiện những phần việc nào?

Tài liệu
Cân đo cơ thể cần phải thực hiện những phần việc nào?

Nội dung

CÂN ĐO CƠ THỀ CẦN PHẢI THỰC HIỆN NHỮNG PHẦN VIỆC NÀO?

 

Một trong những phương pháp cơ bản để kiểm tra sức khỏe. Hạng mục bao gồm chiều cao cơ thể, cân nặng, chiều cao khi ngồi, vòng cánh tay, vòng ngực, vòng đầu và độ dày của nếp da,... Dùng để đánh giá tình trạng sinh trưởng phát triển và dinh dưỡng. Do ảnh hưởng của các nhân tố như hoàn cảnh địa lí, thói quen sống, di truyền, dinh dưỡng,... nên trị số cân đo cơ thể có sự khác nhau. Chiều cao của trẻ em nông thôn phần nhiều thấp hơn trẻ em cùng tuổi ở thành thị.

Đánh giá về tình trạng cân đo của một người nào đó đòi hỏi phải có các trị số tham khảo. Thông thường là tiến hành trên quy mô lớn cho những người bình thường ở một khu vực nào đó. Thống kê số liệu nói trên lại rồi chỉnh lí theo độ tuổi, giới tính, căn cứ vào đó tính ra trị số trung bình của các hạng mục cân đo cơ thể của nhóm người khu vực này cùng phạm vi của nó, sau đó lấy trị số đo lường cơ thể của một người nào đó đối chiếu với trị số tham khảo, nếu thấp hơn mức tới hạn của trị số có nghĩa là sinh trưởng phát triển kém.

Cân nặng và cân nặng tiêu chuẩn

Trọng lượng cơ thể tức cân nặng, là tiêu chí hình thái thường được dùng để phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của con người. Trẻ mới sinh ra có cân nặng thường vào khoảng 3kg. Cân nặng sẽ tăng lên theo sự tăng trưởng của độ tuổi khi sinh trưởng phát triển ngừng lại thì chiều cao sẽ không tăng nữa còn cân nặng thì thường do nhiều loại nguyên nhân mà có sự tăng lên hoặc tụt xuống. Về mùa thu đông, tiết trời giá lạnh, mọi người thường ăn uống tương đối tốt, cân nặng phần nhiều tăng lên, về mùa hè thời tiết nóng bức, thường ảnh hưởng đến hứng thú ăn uống, cân nặng thường vì thế mà giảm đi. Bị mắc bệnh cũng làm cho cân nặng giảm. Cân nặng trong một ngày cũng sẽ có sự thay đổi theo việc ăn cơm, uống nước, đại tiểu tiện và ra mồ hôi,…

Thời gian tốt nhất để cân đo cơ thể là khoảng 10 giờ sáng. Trước khi cân đo phải sửa chỉnh lại cân, người được cân đo phải đi đại tiểu tiện, cởi bỏ áo khoác mũ, giày, chỉ mặc quần ngắn, áo ngắn.

Cân nặng tiêu chuẩn tức là cân nặng lí tưởng. Một chiều cao cơ thể nhất định có một cân nặng tiêu chuẩn tương ứng. Nếu lớn hơn cân nặng tiêu chuẩn nhiều là siêu nặng, thậm chí là béo phì, nếu nhỏ hơn cân nặng tiêu chuẩn là gầy. Người ta thường dùng công thức Broca để đánh giá: Cân nặng tiêu chuẩn = Chiều cao (cm) - 100. Cân nặng người được cân đo > Cân nặng tiêu chuẩn 10 - 20% là quá nặng, > 20% là béo phì, < 10 - 20% là gầy gò, < 20% là gầy gò nặng. Cũng nên xếp cân nặng tiêu chuẩn theo các chiều cao, giới tính khác nhau dưới dạng các biểu bảng ô cột, rồi dựa vào chiều cao của mình sẽ tìm được cân nặng tiêu chuẩn tương ứng.

Có người còn chia độ tuổi ra làm 3 thời kì là 18 - 25 tuổi, 26 - 45 tuổi và trên 46 tuổi rồi lần lượt định ra cân nặng lí tưởng cho các chiều cao khác nhau trong từng thời kì, rồi chỉ cần dựa vào tuổi của mình là sẽ tìm được chiều cao tương ứng, sau đó tiếp tục tra xem cân nặng thực tế nằm trong phạm vi này là sẽ biết được cân nặng là bình thường, gầy hay là béo, để tiện điều chỉnh ăn uống.

Khi trẻ em có chiều cao dưới 125cm, thì cân nặng và chiều cao của chúng sẽ phát triển song song, tức là chiều cao cứ tăng 3,8 cm thì cân nặng tăng 1 kg. Dựa theo quy luật này sẽ tìm ra được công thức: 3 + [Chiều cao (cm) - 50]/ 3,8 = Cân nặng lí tưởng. Chẳng hạn một đứa trẻ cao 100cm, nếu tính theo công thức này thì cân nặng lí tưởng là 16,1kg. Công thức này không xét đến nhân tố độ tuổi, mà chỉ xét đến chiều cao.

Chiều cao

Độ cao khi người đứng thẳng. Chiều cao chịu ảnh hưởng của nòi giống, di truyền và môi trường tương đối rõ. Khi tình trạng dinh dưỡng tốt trong một thời gian dài, chiều cao sẽ tăng lên theo một quy luật nhất định.

Vì vậy, chiều cao là một trong những tiêu chí hữu ích đánh giá về tình trạng dinh dưỡng lâu nay.

Chiều cao trong vòng 1 ngày có dao động trong vòng l - 2cm, như buổi sáng cao hơn buổi chiều, đó là do sụn giữa các đốt cột sống và khớp chi dưới bị chèn ép dẫn đến. Người già chất xương tương đối loãng, cột sống bị nén đè cong, chiều cao sẽ thấp hơn so với thời kì thanh niên.

Khi đo chiều cao, phải cởi giày, bỏ mũ, thót bụng thẳng ngực với tư thế đứng thẳng, 4 vị trí, xương chẩm sau đầu, chính giữa xương bả vai, mông, gót sau chân đều phải sát vào cột đo, mắt nhìn thẳng phía trước, cánh tay để buông tự nhiên dọc hai bên thân. Sau đó dùng tấm đo đè nhẹ lên đỉnh đầu đọc rõ số đo. Khi đo chiều cao cho trẻ dưới 3 tuổi phải để tư thế nằm thẳng, cho nên chiều cao còn được gọi là chiều dài thân. Khi đo, đầu tiếp xúc với đầu thước đo, cho trẻ duỗi hai chân thẳng chuyển dịch thước đo và đọc số.

Chiều cao - cân nặng

Đo chiều cao - cân nặng là một trong những phương pháp đánh giá tiêu chí tổng hợp về dinh dưỡng. Lấy chiều cao làm tiêu chuẩn, sắp xếp trị số cân nặng tối ưu cho các chiều cao khác nhau không phân biệt độ tuổi, giới tính, trị số này sẽ phản ánh một cách rất nhanh nhạy về tình trạng dinh dưỡng trước mắt, và sự chênh lệch nhau giữa các vùng các dân tộc là tương đối nhỏ. Những người có cùng chiều cao mà có cân nặng khác nhau phần nhiều là tiếp cận với trị số trung bình, trị số trung bình ± 1 sai số chệch chuẩn có khoảng 68% số nhóm người, còn trị số trung bình ± 2 sai số chệch chuẩn sẽ gồm có 95% số nhóm người.

Phương pháp dùng độ tuổi - chiều cao độ tuổi - cân nặng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của thanh thiếu niên nhi đồng chỉ có thể so sánh được một cách đơn lẻ còn nếu so sánh độ cao thấp, béo gầy với người cùng độ tuổi kết hợp với chiều cao - cân nặng sẽ tiến hành đánh giá tổng hợp được về sự sinh trưởng phát triển và tình trạng dinh dưỡng ở thanh thiếu niên, nhi đồng.

Độ tuổi - Cân nặng

Kiểm tra độ tuổi - cân nặng là một trong những phương pháp đánh giá tiêu chí đơn lẻ. Tức lấy độ tuổi làm chuẩn rồi đưa ra các tiêu chí bình thường về cân nặng của thanh thiếu niên, nhi đồng ở các giới tính khác nhau. Phương pháp này đơn giản dễ làm, chỉ cần tìm hiểu về độ tuổi và cân nặng xác thực của trẻ em là sẽ phán đoán được là béo hay gầy, cũng có thể phản ánh được tình trạng dinh dưỡng của thanh thiếu niên, nhi đồng trong một thời gian gần. Do là sự đánh giá tiêu chí đơn lẻ nên không thể phản ánh được tình trạng dinh dưỡng trước kia, và cũng không thể tiến hành đánh giá được vóc dáng và động thái phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh bình thường có cân nặng thường là 3kg, trẻ đẻ non thường không đủ 2,5kg. Cân nặng sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên của độ tuổi. Ở thời kì phát triển thanh xuân tốc độ tăng trưởng cân nặng tương đối nhanh về sau sẽ dần dần chậm lại, ở thời kì thanh niên cân nặng thường được duy trì ở tình trạng tương đối ổn định. Do trẻ nhỏ có cân nặng tăng tương đối nhanh, nên người ta thường phân chia các nhóm độ tuổi, lấy 1 tháng tuổi là 1 khoảng; sau 2 tuổi lấy 6 tháng là 1 khoảng, sau 6 tuổi lấy 1 năm là 1 khoảng cho đến 18 tuổi. Mỗi nhóm độ tuổi được phân chia theo giới tính, đều có trị số trung bình và sai số chệch chuẩn về cân nặng. Trị số cân nặng trung bình ± 1 sai số chệch chuẩn là cân nặng trung bình, trị số cân nặng trung bình cộng 2 sai số chệch chuẩn là trên mức trung bình, trị số trung bình trừ 2 sai số chệch chuẩn là dưới mức trung bình, trị số trung bình cộng 2 sai số chệch chuẩn là mức cao nhất, trừ sai số chệch chuẩn là mức thấp nhất. Tóm lại, các mức trung bình trên trung bình, dưới trung bình đều thuộc cân nặng bình thường. Cân nặng nằm trong phạm vi thấp nhất là gầy gò, cân nặng nằm trung phạm vi cao nhất là siêu nặng. Khi đánh giá về tình trạng cân nặng của một đứa trẻ nào đó, nên căn cứ vào các trị số cân đo của nó rồi đối chiếu với bảng chuẩn.

Độ tuổi - chiều cao

Kiểm tra độ tuổi - chiều cao là một phương pháp đánh giá tiêu chí đơn lẻ. Dựa vào các nhóm độ tuổi khác nhau để có được chiều cao của thanh thiếu niên, nhi đồng với các giới tính khác nhau sẽ phản ánh được tình trạng dinh dưỡng trong một thời gian dài. Trẻ sơ sinh sau khi sinh ra, chiều dài thân khoảng (50cm, sau 1 năm, chiều dài thân tăng lên 5% là 75cm, khi được 2 tuổi, chiều dài thân lại tăng thêm 11cm nữa, tỉ lệ tăng về sau giảm xuống còn mỗi năm 4 - 7 cm. Sau thời kì thanh xuân, mỗi năm tăng khoảng 2 - 3cm, đến khi kết thúc trưởng thành giới tính, chiều cao sẽ ngừng tăng. Do ở 2 năm đầu, chiều cao thân tăng nhanh, cho nên lấy 1 tháng là 1 khoảng, sau 2 tuổi lấy 6 tháng là 1 khoảng, sau 6 tuổi lấy 1 năm là 1 khoảng. Tiêu chuẩn đánh giá là dựa vào trị số trung bình và sai số chệch chuẩn để chia thành 5 mức là trung bình, trên trung bình, dưới trung bình, cao nhất và thấp nhất. Trung bình, trên trung bình và dưới trung bình đều thuộc phạm vi bình thường, cao nhất biểu thị cao, thấp nhất biểu thị lùn. Khi đánh giá chiều cao của một đứa trẻ nào đó chỉ cần lấy chiều cao đo được đối chiếu với kết quả của cùng độ tuổi, cùng giới tính trong Bảng chuẩn thì sẽ có được.

Biểu đồ đánh gía dinh dưỡng

Biểu đồ sinh trưởng phát triển của trẻ nhỏ, được vẽ nên khi sử dụng các tiêu chí về độ tuổi giới tính, cân nặng. Tác dụng của nó là để tiện theo dõi tình trạng sinh trưởng phát triển của trẻ nhanh chóng phát hiện được trẻ chậm phát triển, đồng thời phân tích mọi nguyên nhân, để áp dụng các biện pháp tương ứng.

Trạng thái tăng lên về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi ở trẻ chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường, bao gồm cả nhân tố dinh dưỡng. Nếu chiều cao, cân nặng tăng trưởng một cách đều đặn thì chứng tỏ có tình trạng dinh dưỡng tốt, trẻ phát triển khỏe mạnh, còn nếu ngược lại thì chứng tỏ về mặt sức khỏe của trẻ có vấn đề, cần phải tìm ra nguyên nhân từ phương diện dinh dưỡng,...

Biểu đồ dinh dưỡng lấy tháng tuổi làm trục ngang, chia đều thân 36 vạch nhỏ, mỗi vạch biểu thị 1 tháng, lấy trị số trung bình và sai số chệch chuẩn đã có được khi tiến hành điều tra những đứa trẻ khỏe mạnh trên quy mô lớn trong toàn quốc, để vẽ thành biểu đồ đường cong phát triển thể chất. Trong Bảng có 3 đường: đường nằm chính giữa biểu thị cân nặng bình quân của trẻ (trai hoặc gái) từ 0 - 36 tháng, đường trên và đường dưới lần lượt biểu thị cân nặng ở vạch phần trăm thứ 97 và vạch phần trăm thứ 3. Biểu đồ này cho thấy tình trạng sinh trưởng phát triển thể chất bình thường của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi đầy 3 tuổi. Sở dĩ chọn dùng tiêu chí cân nặng là vì cân nặng có thể phản ánh được tương đối nhanh nhạy về tình trạng sinh trưởng phát triển.

Những trẻ sơ sinh được theo dõi cần được cân kiểm tra theo định kì hằng tháng rồi lấy các cứ liệu cụ thể về cân nặng đánh dấu vào trong ô tháng tuổi tương ứng, sau đó nối các điểm lại với nhau. Theo dõi xem biểu đồ đường cong tăng cân của trẻ có giống với Biểu đồ tiêu chuẩn hay không. Nếu đường đi đường cong tăng cân của trẻ được theo dõi mà giống với Biểu đồ tiêu chuẩn, thì bất kể đường cong này là đường cong ở phía trên hoặc bên dưới của đường cong chính giữa, chỉ cần đường cong phát triển của trẻ nằm trong phạm vi của 3 đường trong Biểu đồ thì đều được tính là bình thường. Nếu độ dốc của đường cong nối liền liên tiếp lên cao bằng phẳng hoặc hạ xuống, không song song với đường cong tiêu chuẩn thì chứng tỏ đứa trẻ này chậm phát triển phải tìm nguyên nhân, xem có phải là do cho ăn thêm không đúng cách hoặc bị bệnh gì không. Ở Biểu đồ tiêu chuẩn này, ngoài việc ghi cân nặng ra, còn phải ghi cả phương thức nuôi, nội dung thức ăn và tình trạng mắc bệnh, để tiện cho việc phân tích các nguyên nhân làm thay đổi cân nặng.

Vạch phần trăm chiều cao và cân nặng

Một loại phương pháp đánh giá tiêu chí đơn lẻ. Tức dùng các cứ liệu vạch phần trăm chiều cao, cân nặng của thanh thiếu niên, nhi đồng để đánh giá về tình trạng sinh trưởng phát triển và dinh dưỡng. Đây là phương pháp thường dùng trên thế giới gần đây có tính chuẩn xác cao hơn so với phương pháp độ lệch chiều cao và cân nặng. Cứ liệu bao gồm các biến lượng về chiều cao, cân nặng ở các độ tuổi và giới tính khác nhau, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, trong đó cứ liệu vạch phần trăm thứ 3, thứ 20, thứ 25, thứ 50, thứ 76, thứ 80, thứ 97. Số vạch phần trăm thứ 50 tương đương với trị số trung bình, số vạch phần trăm thứ 3 tương đương với trị số trung bình hoặc 2 sai số tiêu chuẩn. Số vạch phần trăm thứ 97 tương đương với trị số trung bình cộng với 2 sai số chệch chuẩn. Cứ liệu giữa các số vạch phần trăm thứ 20 đến thứ 80 tương đương với trị số trung bình ±1 sai số chệch chuẩn, cho thấy thể chất phát triển ở mức trung bình. Cứ liệu nằm giữa số vạch phần trăm thứ 3 đến số vạch phần trăm thứ 20 là thể chất phát triển ở mức dưới trung bình, cứ liệu nằm giữa số vạch phần trăm thứ 80 đến số vạch phần trăm thứ 97 là thể chất phát triển ở mức trên trung bình. Nếu muốn am hiểu chiều cao, cân nặng của một đứa trẻ nào đó có phù hợp với yêu cầu không, thì lấy các cứ liệu đã kiểm tra được, đối chiếu với số vạch phần trăm cân nặng, chiều cao trên Biểu bảng theo độ tuổi, giới tính là sẽ biết được.

Chỉ số Kaup

Sử dụng tỉ lệ giữa các cứ liệu về cân nặng và chiều cao để đánh giá tình trạng dinh dưỡng sức khỏe của trẻ thơ.

Công thức:

Tiêu chuẩn đánh giá. Chỉ số 15 – 18 là bình thường, < 15 là gầy, > 18 là béo. Chẳng hạn như bé gái 5 tuổi cao 101,5cm, nặng 14 kg, đưa vào công thức chỉ số Kaup, sau khi tính được 13,59, ở dưới 15, vóc dáng của bé gái này là gầy.

Chỉ số Röhrer

Sử dụng tỉ lệ cân nặng chiều cao để đánh giá tình trạng phát triển thể chất của thanh thiếu niên, nhi đồng trong độ tuổi đi học.

Công thức:

Tiêu chuẩn đánh giá: Chỉ số >156 là béo quá mức, 156 - 140 là béo, 140 – 109 là vừa, 109 - 92 là gầy yếu, < 92 là gầy gò. Chẳng hạn một em bé trai 12 tuổi, cao 150,5cm, nặng 37,5 kg, tính theo công thức này thì được 110. Tham khảo tiêu chuẩn đánh giá thì đứa trẻ này thể chất phát triển loại vừa.

Chỉ số Vervaeck

Sử dụng tỉ số giữa chiều cao, cân nặng và vòng ngực để đánh giá tình trạng phát triển thể chất của thanh niên. Tính theo công thức tham khảo tiêu chuẩn để tiến hành đánh giá (xem Bảng).

Công thức:

Tiêu chuẩn đánh giá (xem Bảng).

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG THEO CHỈ SỐ VERVAECK

Tình trạng dinh dưỡng

Nam

Nữ

17 tuổi

18 tuổi

17 tuổi

19 tuổi

18 tuổi

20 tuổi

19 tuổi

Trên 21 tuổi

Trên 20 tuổi

Ưu >

 

85,5

87,5

89,5

89,5

90,0

Tốt >

 

80,5

82,5

84,0

84,5

85,0

Trung bình >

 

75,5

77,5

79,0

77,0

80,0

Kém >

 

70,5

72,5

74,0

74,0

75,0

Cực kém <

 

70,5

72,5

74,0

74,0

75,0

 

Chẳng hạn như nam thanh niên 17 tuổi, cao 173,5cm, nặng 58,87kg, vòng ngực 86cm, tính toán được chỉ số là 83,5. Tra Bảng tiêu chuẩn đánh giá dinh dưỡng theo chỉ số Vervaeck, nam thanh niên 17 tuổi > 80,5 là tình trạng dinh dưỡng tốt, chỉ số của người thanh niên này là 83,5, chứng tỏ tình trạng dinh dưỡng tốt.

Chiều cao ngồi

Độ cao khi ngồi, tức là độ cao từ đỉnh đầu đến mông. Độ cao ngồi chủ yếu là để theo dõi tình trạng tăng trưởng của phần thân người. Từ khi sinh ra đến trước thời kì thanh xuân, chi dưới phát triển tương đối nhanh, sau đó dần dần ngừng lại. Đo phải ở tư thế ngồi. Khi ngồi phải ngồi thẳng, ưỡn ngực thót bụng, xương bả vai, phần mông, sau xương chẩm đầu đều phải tựa sát vào cột đo. Giữa đùi với thân người và cẳng chân phải tạo thành góc vuông, bàn chân đặt bằng trên mặt đất. Với trẻ dưới 3 tuổi đo chiều cao ngồi phải lấy tư thế nằm, đặt trẻ nằm thẳng trên giường đo, đầu sát với đầu thước, người đo phải cho chân trẻ giơ lên, đo sát đến mông trẻ, gập đầu gối, sau đó đọc số.

Vòng ngực

Độ lớn nhỏ của một vòng xung quanh ngực. Thời kì trẻ mới sinh, vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1 - 2cm, về sau vòng đầu và vòng ngực tăng trưởng đồng thời khi đến khoảng 1 tuổi thì vòng ngực lớn hơn vòng đầu, nếu như đứa trẻ có dinh dưỡng thích hợp, phát triển tốt thì vòng ngực ngay từ khi 5 – 6 tháng tuổi đã lớn hơn vòng đầu.

Khi đo vòng ngực, người được đo phải đứng thẳng hít thở tự nhiên, người đo dùng thước dây mềm vòng một vòng dưới xương bả vai về phía ngực, phía trước đầu vú, sau đó đọc số. Bé gái sau thời kì phát triển thanh xuân, vú đã nhô lên, lúc này phải lấy giới hạn là độ cao sườn số 4 ở giữa xương ức, từ đó vòng ra sau phía dưới xương bả vai một vòng tròn là vòng ngực. Khi đo, thước dây không được kéo quá căng, chỉ cần chạm nhẹ vào da là được.

Chỉ số Pignete

Sử dụng tỉ lệ giữa 3 cứ liệu về chiều cao, cân nặng, vòng ngực để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người lớn kể cả nam và nữ.

Công thức.

Chỉ số Pignete = Chiều cao (cm) - [Vòng ngực (cm)  + Cân nặng (kg)]

Thay trị số cân đo được của thanh niên nam nữ thành niên vào công thức trên, sau khi tính toán, đối chiếu với tiêu chuẩn sẽ có thể đánh giá được.

Vòng đầu

Độ lớn nhỏ của một vòng quanh đầu. Vòng đầu của trẻ sơ sinh thường là 34cm. Sau khi sinh, trong vòng nửa năm sẽ tăng 9cm. Khi được 1 tuổi, vòng đầu sẽ tăng lên đến 46cm, về sau cứ mỗi năm tăng khoảng 1cm. Sau 6 tuổi, vòng đầu mỗi năm tăng 0,5cm.

Khi đo, dùng đầu thước dây mềm đặt lên trên viền trên lông mày, vòng dây quanh đầu, qua chỗ cao nhất của xương chẩm, quay về chỗ khởi điểm của đầu thước dây, đọc số. Thước dây phải ép chặt vào da, nếu tóc dài hoặc bện tóc sẽ ảnh hưởng đến độ chuẩn xác, phải bỏ tóc dài hoặc tóc bện ra khỏi chỗ thước đi qua, để giảm bớt sai lệch.

Vòng cánh tay

Chiều dài của vòng cánh tay trên, có thể phản ánh được tình trạng phát triển của cơ bắp và lớp mỡ dưới da. Ở những khu vực chưa có thiết bị cân đo, nên dùng vòng cánh tay để phát hiện những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ 1 – 5 tuổi có vòng cánh tay < 12,5cm là suy dinh dưỡng.

Khi đo, trước tiên dùng thước dây đo độ dài của cánh tay trên, tìm ra trung điểm, sau đó tìm trung điểm đo vòng quanh cánh tay trên một vòng. Thường là đo ở tay trái; người được đo tay không được cong, cũng không được nắm tay, để tư thế buông tự nhiên, thì mới có thể đảm bảo cho cứ liệu đo được chính xác.

Độ dày của nếp da

Độ dày của lớp mỡ dưới da. Cứ liệu đo được sẽ dùng để tính toán hàm lượng mỡ trong cơ thể, đồng thời cũng sẽ biểu thị trực tiếp lượng mỡ dưới da. Thông thường xác định 3 chỗ sau: chỗ cơ tam đầu, tức ở trên chỗ giữa sau cánh tay trái 2cm, chỗ dưới bả vai tức chỗ dưới góc dưới bả vai 2cm, chỗ bụng, tức chỗ cách bên trái rốn 1cm. Khi đo phải chọn máy đo nếp da chuẩn xác, áp lực của nó phải phù hợp với tiêu chuẩn mỗi centimet 10g, và duy trì như vậy không thay đổi.

Khi đo, dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái, véo da chỗ đo lên, sau đó dùng máy đo nếp da đo, không nên tăng áp lực đo 3 lần để lấy mức trung bình. Vị trí đo phải chuẩn xác, để đảm bảo sự tin cậy về số liệu đã đo được.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2967-02-633565285912410393/Danh-gia-dinh-duong/Can-do-co-the-can-pha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận