CON SÔNG ĐÀO KHỔNG LỒ NỐI LIỀN NAM – BẮC
Từ huyện Thông (trước gọi là Thông Châu) thuộc thành phố Bắc Kinh đến Hàng Châu ở phía Nam sông Trường Giang ngang qua sáu tỉnh thành gồm: Hà Bắc, Thiên Tân, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Triết Giang, nối thông 5 con sông lớn Hải Hà , Hoàng Hà, Hoài Hà, Trường Giang, Tiền Đường, có tổng độ dài là 1794 km. Đó là kênh Vận Hà, một công trình đồ sộ, một sáng tạo vĩ đại của nhân dân Trung Quốc thời cổ đại. Đó là con kênh đào được khai thông sớm nhất, quy mô lớn nhất và dài nhất trên thế giới.
Sau kênh đào hoàn thành đã khắc phục tình trạng thiếu giao thông đường thủy theo chiều Nam - Bắc ở phía Đông Trung Quốc. Con kênh là động mạch chính giao thông Nam Bắc trong suất hơn 1000 năm trước khi xuất hiện đường sắt. Đoạn kênh được hoàn thành sớm nhất vào khoảng 2400 năm trước, vào cuối thời Xuân Thu, do nước Ngô đào con kênh nối thông sông Hoài và sông Trường Giang, con kênh mang tên “Can Câu”, con kênh này đã có hai lần tu sửa và nắn dòng. Năm 605, Tùy Dương đế lấy cớ làm đường vận chuyển lương thực (thực chất là để làm đường đi du ngoạn) đã huy động hàng triệu nhân dân cùng tiến hành thi công trong 6 năm đã đào 2400 km kênh đào Nam - Bắc. Thế nhưng con kênh thời Tùy Dương đế có khác với con kênh hiện đại. Kênh đời nhà Tuỳ lấy kinh đô Lạc Dương làm trung tâm rồi kéo dài theo hai hương Đông Bác và Đông Nam. Vào đời nhà Nguyên sau khi xây dựng kinh đô tại Bắc Kinh, muốn chở lương từ hai tỉnh Giang Triết (Giang Tô, Triết Giang) theo con đường thẳng nên đã xác định lại hướng đi của kênh đào như hiện tại.
Sau khi con kênh hoàn thành đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhiều công trình thủy lợi như Giang Tô, Hoài An được xây dựng dọc theo kênh, đồng thời nhiều đô thị mới như Đức Chân, Tế Nam, Hoài Âm, Trấn Giang v.v cũng theo đó mọc lên.