KHOA CỬ CÁC TRIỀU CHÚA NGUYỄN
Các chúa Đàng Trong tổ chức khoa cử có nhiều nét khác với các triều phong kiến Việt Nam trước đó, kể cả khoa cử Trung Quốc; có thể ở vị trí “riêng một góc trời” đã tạo điều kiện cho các Chúa Nguyễn tổ chức khác đi so với định lệ chung sẵn có. Khoa cử thời Chúa Nguyễn cũng thiên về thi thơ, phú; loại văn khoa cử điển hình như Kinh nghĩa hầu như không dùng, có thể nó phản ánh lịch sử của một vùng Nho học mới mẻ.
Khoa Hoa văn và Chính đồ:
Hai loại khoa Hoa văn và Chính đồ được mở đầu tiên vào năm 1646, đời Chúa Nguyễn Phúc Lan.
Khoa Chính đồ chia làm 3 kỳ, kỳ đệ nhất thi văn Tứ lục, kỳ đệ thị thi thơ và phú: Kỳ đệ tam thi Văn sách. Các quan Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo. Các quan Cai bạ, Ký lục, Vệ úy làm giám khảo. Các quan Nội tả, Nội hữu, Ngoại hữu làm giám thị:
Những người trúng tuyển chia làm 3 hạng, hạng nhất là Giám sinh, hạng nhì và hạng ba gọi là Sinh đồ.
Khoa Hoa văn: khoa Hoa văn là một loại Chế khoa văn học, thi trong 3 ngày mỗi ngày một bài thơ. Người thi khoa Hoa văn chia làm 3 hạng bổ vào 3 ty: Xá sai, Lệnh sử và Tướng thần.
Khoa Thám phỏng: khoa thi Thám phỏng là loại khoa thi đặc biệt, mở đời Chúa Nguyễn Phúc Tân. Đề thi khoa này nhằm thăm dò các sĩ tử với thời cuộc như dân tình Đàng Trong và Vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Người trúng tuyển cũng bổ vào ty Xá sai.
Ngoài 3 loại khoa thi trên, các Chúa Nguyễn còn tổ chức các khoa thi Văn chức dành cho quan văn. Bài thi như khoa Chính đổ. Thi Tam ty hỏi đề binh lính, tiền lương, án ngục, lúa gạo xuất nhập. Thi Tướng thần và Sử lệnh, hai loại khoa này cũng nhằm kiểm tra quan chức.