KIM CHỈ NAM CHỈ HƯỚNG CHO NGÀNH HÀNG HẢI
Trước khi phát minh kim chỉ nam, những con thuyền đi trên biển cả mênh mông thường bị mất phương hướng, lạc đường, gây ra bao vụ thuyền đắm chết người. Người Trung Quốc đã phát minh ra kim chỉ nam để dẫn đường cho người đi trên biển.
Vào thời Bắc Tống, người Trung Quốc đã biết hai phương pháp chế tạo nam châm nhân tạo: một cách là dùng nam châm thiên nhiên để từ Hóa thép, một cách khác là lợi dụng từ trường Trái Đất để từ Hóa thép. Người ta dùng một cây kim đã được từ Hóa găm vào sợi bấc đèn rồi thả vào một cái bát đựng đầy nước, cây kim có thể nổi được trên mặt nước và chỉ phương cho tầu thuyền. Đó là kim chỉ nam, một dụng cụ chỉ phương hướng sớm nhất trên thế giới.
Thực ra từ thời xa xưa đã ghi truyền lại câu truyện thần thoại về ''xe chỉ nam''. Truyền thuyết kể rằng, xưa Hoàng đế đánh giặc Xuy Vưu, Xuy Vưu tung sương mù, Hoàng đế nhờ xe chỉ nam chỉ hướng mà đánh thắng được Xuy Vưu. Đến thời Chiến Quốc, người ta đã phát minh ra dụng cụ “hướng về phương Nam”.
Dụng cụ chỉ nam được chế tạo bằng nam châm thiên nhiên, một đầu chỉ về phương Nam, một đầu chỉ về phương Bắc. Ban đầu dụng cụ chỉ nam được cố định tại chỗ (tức địa bàn) nên có người gọi kim chỉ nam là ''kim la bàn''. Thế nhưng loại kim la bàn này được chế tạo bằng nam châm thiên nhiên, trong quá trình chế tạo có thể bị va đập mạnh, nên kim nam châm dễ bị khuyết tật làm cho la bàn chỉ hướng không được rõ. Đến thời Bắc Tống, người ta đã phát minh ra phương pháp chế tạo nam châm nhân tạo từ đó kim chỉ nam mới được sử dụng rộng rãi.
Việc phát minh kim chỉ nam đã thúc đẩy ngành hàng hải phát triển Kim chỉ nam đã có tác dụng lớn giúp Trịnh hòa đời nhà Minh đi về biển phía Tây và đến thế kỷ thứ XV đã ảnh hưởng rất lớn đến phát hiện vĩ đại trong hàng hải của Colombo và F.Magellan.