MỸ THUẬT VIỆT NAM (1976 - 1986)
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1976 là thành công đầu tiên của việc thống nhất đội ngũ sáng tác mỹ thuật trong cả nước. Những tác phẩm đã có sự tìm tòi về ngôn ngữ mới của nghệ thuật, phản ánh các đề tài cuộc sống hiện thực đất nước.
Các tác giả và tác phẩm: Tan ca mời chị em ra họp để chọn thi thợ giỏi (màu dầu 1976) của Nguyễn Đỗ Cung; Mỏ Đèo Nai (màu dầu 1969) của Nguyễn Tiến Chung; Hàm Rồng (sơn mài 1976) của Huy Oánh; Xóm Rừng Đước Cà Mau (sơn khắc 1974) của Thái Hà; Bộ đội về bản mèo (lụa 1975) của Trần Lưu Hậu; Làng ven núi (lụa 1976) của Nguyễn Thụ; Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng (màu dầu 1976) của Đỗ Hữu Huề; Bình minh trên rừng núi Tây Nguyên (sơn mài - 1975), Ngày mai vui có Bác (sơn dầu - 1975) của Xu Man; Những ngày cuối tháng tư năm 1975 (lụa - 1975) của Thanh Châu; Nguyễn Trãi (thạch cao 1975) của Lê Công Thành (sơn dầu - 1932); Người thổi khèn (gỗ 1975), Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc (gỗ 1976) của Hứa tử Hoài, Nhân dân Đông Dương mừng chiến thắng (gỗ - 1975) của Trần Tía; Mùa Xuân (thạch cao 1976) của Nguyễn Hải; Chân dung thiếu nữ (Đá - 1976) của Phan Gia Hương, Mẹ lá chắn của Tạ Quang Bạo.
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1980 hội tụ đội ngũ nghệ thuật tạo hình cả nước, ngôn ngữ tạo hình đã mở rộng cách nhìn. Những tác giả, tác phẩm: Mẹ chiến sĩ (sơn mài) của Hoàng Trầm; Xây trụ Cầu Thăng Long (sơn mài) của Lò An Quang; Đảo Phú Quốc (lụa) của Đỗ Sơn; Lòng đất (sơn mài) của Phạm Việt; Trước ngày 30-4-1975 (lụa) của Thanh Châu; Sông Đà (màu dầu) của Bùi Xuân Phái; Trong xưởng thép (lụa) của Nguyễn Văn Chiến; Công nhân giầy vải (màu dấu) của Đỗ Thị Ninh; Dọc đường chiến dịch Điện Biên (màu dầu) của Nguyễn Văn Tỵ; Niềm tin (sơn mài) của Dương Viên; Mùa Xuân (màu dầu) của Nguyễn Xuân Thảo; Sức sống của mặt đất bình yên (màu dầu) của Bửu Chỉ, Mẹ con và biển cả (màu dầu - 1976) của Nguyễn Trung; Nhà giáo (lụa) của Phạm Đăng Trí… Điêu khắc có: Bác Hồ bên suối (thạch cao) của Diệp Minh Châu, Đảo tiền tiêu (gò đồng) của Tạ Quang Bạo (1941). Tranh: Nguồn nước (màu dầu), Ngựa thồ (lụa) của Trọng Kiệm; Từ trong bóng tối (sơn mài) của Lê Quốc Lộc; Đứa con lai (màu dầu) của Nguyễn Sáng; Hà Nội năm 1972 (sơn dầu) của Phạm Việt; Vượt sông của Thanh Châu; Biên giới (lụa) của Nguyễn Thụ. Công nhân Long Thọ của Vĩnh Phối; Nhà máy và dòng sông (màu dầu) của Bửu Chỉ; Múa hát (lụa) của Nguyễn Tư Nghiêm; Trong nhà máy quay tơ (lụa) của Nguyễn Thế Vinh; Ngày vui (lụa) của Nguyễn Văn Tỵ; Lớp học miền núi (khắc gỗ) của Nguyễn Trọng Hợp; Suối Lê nin (màu dầu của Đinh Trọng Khang; Đầu nguồn cách mạng (màu dầu) của Nguyễn Văn Chiến; Chuyển động (sơn mài) của Ngọc Thọ; Tháp cổ (sơn mài) của Công Văn Trung; Hà Nội vào Thu (lụa) của Phương Thảo; Mái tóc ngắn (phấn màu) của Trần Đông Lương; Cảnh đồng quê của Nguyễn Phước; Sen trắng (màu dầu) của Hồ Hữu Thủ; Phong cảnh của Nguyễn Siên.
Đề tài lực lượng vũ trang phong phú với tranh tượng hướng vào nhân vật anh bộ đội cụ Hồ: Trận Cheo Reo (sơn mài) của Trần Văn Cẩn; Giải phóng Thành Huế (màu dầu) của Lương Xuân Nhị; Hà Nội mười hai ngày đêm (sơn mài) của Nguyễn Văn Tỵ; Bác đi chiến dịch (lụa) của Nguyễn Thụ; Hà Nội 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972 (màu dầu) của Nguyễn Văn Chiến; Thắng hai đế quốc to (Sơn mài) của Huy Toàn; Hoa biển (màu dầu) của Đỗ Sơn; Người thành phố (màu dầu) của Cổ Tấn Long Châu; Hy sinh vì Tổ quốc (sơn mài) của Quách Phong; Điêu khắc có: Chiến thắng Núi Thành của Lê Công Thành. Loại Tranh đồng hiện hoành tráng nảy nở, có thể kể: Sài Gòn 19-3-1950 (màu dầu) của Trọng Kiệm; Điện Biên Phủ của Nguyễn Văn Tỵ; Điện Biên Phủ của Nguyễn Sỹ Ngọc; Biên giới nơi đây Bác vẫn ngồi (màu dầu) của Phạm Thanh Tâm; Việt Nam anh hùng ca (màu dầu) của Huy Toàn; Hà Nội, tháng 12 năm 1972 (màu dầu) của Phạm Việt; Chung dòng Mê Công (màu dầu) của Nguyễn Công Độ; Chiến thắng (màu dầu) của Thanh Châu; Huyền thoại Sông Đà (màu dầu) của Lò An Quang... loại này bước đầu mở ra hướng đi mới.
Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1985 đánh dấu bước phát triển mới. Các tác phẩm: Từ lều cỏ Bác tiếp tục hành quân (màu dầu) của Trọng Kiệm (1934 - 1991); Chiến luỹ (màu dầu), Những ngọn đèn (màu dầu) của Lê Anh Vân; Bến phà năm xưa (màu dầu) của Đặng Đức Sinh; Ngã ba Đồng Lộc (màu dầu) của Lê Huy Hoà; Biển Miền Trung (màu dầu) của Kim Thái; Phụ nữ Ấp Bắc chặn pháo của Mỹ Diệm (màu dầu) của Cao Thương; Quê hương (màu dầu) của Kim Bạch (1938); Rừng đước Cà Mau (sơn khắc 1980 Thái Hà 1922); Bán đảo (sơn mài) của Đoàn Văn Nguyên; Chợ Quê xưa (sơn khắc) của Nguyễn Trọng Hợp; Lam Sơn (màu dầu) của Phan Bảo; Quê tôi chống Pháp (sơn khắc) của Nguyễn Văn Trưởng. Điêu khắc đánh dấu bước phát triển mới: Song sli của Hứa Tử Hoài, Mẹ lá chắn của Tạ Quang Bạo; Kéo pháo vào Điện Biên của Vũ Lợi; Mẹ dũng sĩ của Nguyễn Hải; Bác dịch sử Đảng của Diệp Minh Châu; Trần Hưng Đạo của Hà Trí Dũng; Bà Hoàng Thị Loan của Nguyễn Văn Quế...
Giai đoạn này cho thấy Mỹ thuật Việt Nam mở ra những chuyển biến với hướng phát triển mới.
Thời kỳ đổi mới: Trong thời mở cửa, hội nhập, giao lưu văn hoá nghệ thuật với thế giới, Mỹ thuật Việt Nam có nhiều khởi sắc mới. Các triển lãm cá nhân, nhóm tác giả trong và ngoài nước diễn ra liên tục. Các gallery, các nhà sưu tập phát triển. Cơ chế thị trường với triển lãm, công bố và tiêu thụ tác phẩm kích thích người sáng tác. Các cuộc thi mỹ thuật khu vực Asean của Philip Moris, của các hoạ sĩ trẻ. Những chuyển biến của Mỹ thuật Việt Nam phát triển phong phú đa dạng, với những cuộc triển lãm như: Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1990, 1995, 2000, Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô hàng năm, Triển lãm về đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, và Triển lãm khu vực...
Các tác giả, tác phẩm: Xóm ngoại thành (sơn mài) của Hoàng Tích Chù; Mừng Giải phóng (sơn mài) của Phạm Văn Đôn; Qua trường cũ (khắc gỗ) của Nguyễn Trọng Hợp; Hà Nội tôi yêu (màu dầu 1990) của Ngọc Linh; Bình minh xa xưa (sơn khắc) của Đặng Tin Tưởng; Chợ quê (Bột màu) của Phạm Viết Hồng Lam; Ngày Xuân (lụa) của Năng Hiển; Phiên chợ miền núi (sơn mài) của Trần Hữu Chất; Nghề truyền thống (màu dầu) của Đặng Đức; Bác Hồ (tượng) của Dương Nguyên Phước; Đến hẹn lại lên (tượng) của Trần Thị Hồng; Vùng đất mới (tượng) của Kim Xuân; Mẹ con (tượng gỗ) của Phú Cường; Lên Kinh Thăng Long (đất nung) của Vũ Tiến; Hai cô gái và ngựa đá (màu dầu) của Phạm Đại; Kỷ niệm những năm tháng đã qua (khắc gỗ) của Trần Nguyên Đán; Mùa Thu năm ấy (sơn mài) của Vũ Duy Nghĩa; Vì sự bình yên của đất nước (sơn mài) của Lê Thị Kim Bạch; Quân dân Y- Giáo biên thuỳ (màu dầu) của Nguyễn Văn Chiến; Niềm vui (lụa) của Nguyễn Thị Mộng Bích; Trận địa pháo Cầu Cấm (sơn mài) của Quang Phòng; Ngày nghỉ phép (sơn dầu) của Đỗ Sơn; Hạnh phúc (sơn mài) của Đào Minh Tri; Phố Cầu Gỗ (màu dầu) của Phạm Hoàng Vượng; Cô gái trạm bơm (lụa) của Nguyễn Sơn Ka; Phong cảnh, Hoa dại của Trương Thảo, Đền Ngọc Sơn (khắc thạch cao) của Nguyễn Tùng Ngọc; Giai điệu mùa thu Hà Nội (màu dầu) của Ngô Cao Giang; Tình yêu của Lê Quảng Hà; Dấu tích Thành Cổ Loa của Phạm Giang. Đám rước (sơn khắc) Nguyễn Đăng Dũng; Trò chơi dân gian (sơn mài) của Đào Minh Nguyệt; Hạnh phúc vàng của Đào Quốc Huy; Bên một chiến tích (sơn dầu) của Nguyễn Trung Tín; Nỗi ám ảnh (màu dầu) của Bùi Quang Tuấn; Trong lòng thành phố (sơn dầu) của Ngô Đông; Hồi tưởng (màu dầu) của Lê Thông; Lễ cầu mưa (sơn mài) của Nguyễn Văn Chuyên; Một cuộc diễu hành (màu dầu) của Mai Văn Kế; Vũ điệu của đất (sơn mài) của Đinh Quân; Đất trời (sơn mài) của Nguyễn Quốc Huy; Đợi anh về (gò đồng) của Mai Thu Vân; Khi cuộc chiến đã qua (đồng, sắt) của Lê Liên; Lửa hậu phương (đồng) của Phú Cường; Mắt rồng (composit) của Nguyễn Phúc Tùng; Quê Hương (màu dầu) của Đỗ Ngọc Dũng; Hương quê (màu dầu) của Nguyễn Đạm Thuỷ, Tình yêu của tôi (màu dầu) của Nguyễn Thị Châu Giang, v.v… Thời kỳ này phát triển đa dạng, phong phú nghệ thuật, phản ánh về nhiều mặt của cuộc sống, giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc, giao lưu hội nhập với khu vực.
Với nhiều thành tựu, giới Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại của giai đoạn thế kỷ XX đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng: 18 tác giả nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, 32 tác giả nhận giải thưởng Nhà nước. Ngoài ra, còn có nhiều tác giả được các giải thưởng ở những Triển lãm Mỹ thuật trong nước và Quốc tế nền Mỹ thuật Việt Nam với bản sắc dân tộc của mình đã có chỗ đứng cũng trong quá trình hội nhập với Mỹ thuật thế giới.
Họa sỹ NGUYỄN VĂN CHIẾN