NHỮNG BƯỚC ĐƯỜNG CỦA CÁC CON SỐ NHỎ (*)[1]
Sau khi đã có cách viết số nhỏ thì việc ghi số đã thuận tiện hơn. Ví dụ với số = 3,1416 nếu biểu diễn dưới dạng số hữu tỉ thì sẽ viết là hết sức cồng kềnh. Hơn nữa với những số thập phân có nhiều chữ số nhỏ thì phép tính toán lại càng phức tạp khi viết, dưới dạng phân số hữu tỉ.
Ở phương Tây người ta cho rằng cách ghi số nhỏ là do nhà khoa học Bỉ Stêvin phát minh. Cho đến cuối thế kỷ mười chín thì cách ghi vẫn còn rất hỗn loạn. Cho đến ngày nay thì việc ghi số thập phân vẫn chia làm hai phái: Phái châu Âu và các nước trên đại lục và phái Mỹ - Anh. Phái trước dùng dấu “,” còn phái sau dùng đấu ''.'' để đánh dấu phần nguyên và phần thập phân của một số thập phân.
Thực ra, thì trước khi Stêvin phát minh ra dấu chấm nhỏ để đánh dấu số lẻ thập phân thì ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Á đã biết dùng số lẻ thập phân tức là ghi số nhỏ. Vào thế kỷ thứ ba nhà toán học Trung Quốc thời Ngụy – Tấn là Lưu Huy trong sách ''Giải thích sách toán chín chương'' đã có ba chỗ nói về sử dụng phổ biến cách viết sau đây.
Mười một vạn tám nghìn hai trăm chín mươi sáu hai mươi lăm (l1829625) để biểu diễn số 118296,25; hay tám mươi chín ba (893) để biểu diễn số 89,3; l1912 để biểudiễn số 119,12.
Cách viết này so với cách viết thịnh hành ở châu Âu vào thế kỷ thứ XIX để ghi các số thập phân 2.5 hoặc 2,5 hầu như giống nhau.
Đến đời nhà Tống đã có cách ghi số sau đây:
(324506. 25, 1247 năm)
(0. 25, 1247 năm)
( -0. 5, 1248 năm)
Cách ghi này so với cách ghi của Stêvin có vẻ còn thuận tiện hơn.
Ngoài Trung Quốc còn có người Trung Á đã thể hiện trong sách “chìa khoá toán học” về cách viết các số thập phân (năm 1427). Như vậy cho dù ở phương Đông hay ở phương Tây, những hiểu biết về số thập phân phải trải qua một thời gian dài kể đến mấy trăm năm thậm chí đến mấy ngàn năm.