THỂ CHỨNG CỦA BỆNH THIẾU DINH DƯỠNG ĐƯỢC BIỂU HIỆN RA SAO, NÓ CÓ MỐI QUAN HỆ GÌ VỚI CÁC CHẤT DINH DƯỠNG?
Chứng bệnh do chất dinh dưỡng đưa vào không đủ gây nên.
Chất dinh dưỡng là chất quan trọng để duy trì chức năng sinh lí bình thường của con người, phải được cung cấp từ thức ăn.
Chất dinh dưỡng đưa vào không đủ có các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp là thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng không đủ, như trẻ nhỏ có thói quen ăn lệch, có trẻ không thích ăn rau, có trẻ không thích ăn cá; có trẻ thích ăn vặt, ảnh hưởng đến lượng ăn của bữa chính, không có được chất dinh dưỡng đáng phải có. Nếu ở những vùng hay ăn gạo quá trắng, sẽ làm mất đi tương đối nhiều vitamin B1, dẫn đến người mẹ cho con bú bị xuất hiện thể chứng thiếu vitamin B1. Nguyên nhân gián tiếp là do một số loại bệnh nào đó gây ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng chất dinh dưỡng, cũng có trường hợp là do lượng bài tiết tăng nhiều, hoặc lượng nhu cầu sinh lí tăng lên dẫn đến. Như những người bị viêm loét dạ dày, bệnh đường mật, ỉa chảy mãn, sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu đưa vào chất dinh dưỡng; gan có bệnh dẫn đến chức năng gan kém là ảnh hưởng đến chuyển hóa chất dinh dưỡng. Lại như những người lao động ở nơi môi trường nhiệt độ cao, giá lạnh và phụ nữ trong thời kì mang thai cho con bú đều sẽ do sự thay đổi về điều kiện lao động và nhu cầu sinh lí mà sinh ra thể chứng bệnh thiếu chất dinh dưỡng.
Chất dinh dưỡng đưa vào không đủ có thể phán đoán được thông qua các xét nghiệm về hàm lượng chất dinh dưỡng trong máu và nước tiểu, người bị nặng sẽ được phát hiện ra thông qua kiểm tra sức khỏe. Thể chứng thiếu chất dinh dưỡng thường tồn tại đồng thời cả mấy loại. Biểu hiện cấp mãn tính của thể chứng bệnh thiếu một loại chất dinh dưỡng cũng sẽ tồn tại đồng thời. Thể chứng bệnh thiếu dinh dưỡng phần nhiều không phải là mang tính riêng biệt, các căn bệnh khác nhau cũng có khả năng gây ra các phản ứng tương tự, vì thế phải kết hợp với kết quả điều tra chế độ ăn và các xét nghiệm sinh hóa để phán đoán.
Kiểm tra bệnh thiếu dinh dưỡng chủ yếu là dựa vào phương pháp quan sát mắt, kết hợp với tay sờ, máy nghe chẩn đoán,… kiểm tra tình trạng toàn thân, bao gồm tình trạng của tóc, da, mắt, mồm, lưỡi, lợi, cổ, móng ngón chân tay và tim phổi, gan, tụy, hệ thần kinh,... Biểu hiện của thể chứng bệnh thiếu dinh dưỡng như sau:
1) Tình trạng toàn thân. Khi protein, nhiệt năng đưa vào không đủ, thể chứng ở người lớn là gầy gò, mặt mày xanh tái, tinh thần mệt mỏi. Khi tình hình nghiêm trọng sẽ phát sinh phù nề, trước tiên là phù chân, sau đó tiến triển tới phù toàn thân, thể trạng tăng lên. Thể chứng chứng thiếu protein, nhiệt năng gặp nhiều nhất là ở trẻ thơ. Vì thời kì 1 - 3 tuổi là thời kì sinh trưởng phát triển nhanh nhất trong cả đời người. Nếu như lúc này không có được dinh dưỡng đầy đủ thì sự sinh trưởng phát triển sẽ gặp trở ngại, xuất hiện suy dinh dưỡng, biểu hiện là đứa trẻ gầy gò, da xanh và khô, mềm, không có tính đàn hồi, tóc ít, thưa và không bóng, cân nặng không đạt được mức bình thường như những trẻ cùng tuổi.
Nếu phân loại theo cân nặng thì những trẻ có cân nặng thấp hơn cân nặng trung bình 15% là suy dinh dưỡng độ 1, thấp hơn cân nặng trung bình 16 - 30% là suy dinh dưỡng độ 2; thấp hơn cân nặng trung bình 30% là suy dinh dưỡng độ 3.
Trẻ suy dinh dưỡng độ 3 nhìn giống như một “ông cụ non”, cơ bắp toàn thân, thậm chí cả cơ mặt đều bị teo.
2) Mắt. Thiếu vitamin A, B2 đều sẽ dẫn đến mờ mắt. Khi bị thiếu vitamin A, khi hoàng hôn, mắt sẽ mất đi khả năng thích ứng với bóng tối, thường gọi là “mắt quáng gà”, đồng thời sẽ cảm thấy mắt khô, kết mạc xuất hiện nếp mống mắt. Khi mắt di chuyển sang trái sang phải, có thể nhìn thấy bên phía lòng trắng di chuyển xuất hiện các nếp mống mắt, chỗ lòng trắng nằm ngoài con ngươi mắt sẽ có màu trắng không lan được hoặc “bọt xà phòng” màu trắng bạc, đây là triệu chứng điển hình do sau khi thiếu vitamin A, tế bào biểu mô bị rụng tích đọng lại mà thành. Chứng nhiễm giác mạc là triệu chứng tương đối nghiêm trọng xuất hiện khi bị thiếu vitamin A sẽ làm các lòng đen mắt (giác mạc) bị viêm loét thủng, dẫn đến mù lòa. Tăng sinh mạch máu mắt là thể chứng khi bị thiếu vitamin B2, nhưng không có các biến đổi điển hình. Khi thiếu vitamin B2 mắt nhìn không rõ, sợ sáng, chảy nước mắt, xung huyết xung quanh nhãn cầu mắt, mạch máu tăng nhiều, thường kèm theo viêm kết mạc, viêm viền mi (còn gọi “mắt toét”).
3) Miệng. Viêm môi và viêm mép là một trong những thể chứng thiếu vitamin B2, nhưng không phải là triệu chứng riêng biệt. Các nhân tố khác như gió thổi, nắng, khí hậu khô, chỗ thường liếm môi ở đầu lưỡi,... cũng có thể dẫn đến viêm môi. Biểu hiện của viêm môi là môi khô nứt, tấy đỏ, các vân thẳng nhiều lên, khi bị nặng các vân thẳng sẽ sấn tới chỗ da; niêm mạc mép trắng nhợt, ướt, nứt chảy máu, vón cục. Nếu vết nứt quá sâu, ảnh hưởng đến các mô dưới da, thì viêm mép sau khi khỏi sẽ để lại sẹo. Ngoài ra, những người bị thiếu sắt, bị các kích thích hóa chất và chảy nước dãi trong thời gian dài cũng sẽ có các triệu chứng tương tự như viêm mép.
4) Lưỡi. Khi thiếu vitamin B2 và niacin (B3 hoặc PP), có biểu hiện là đầu lưỡi mất đi màu sắc bình thường và có màu tía đỏ, lưỡi sưng to, đầu lưỡi thè ra sẽ nhìn thấy xung quanh lưỡi có vết tích của răng. Rêu lưỡi tương đối dày, có chỗ rêu lưỡi bong rụng, giống như dạng bản đồ, gọi là “lưỡi bản đồ”. Nhú lưỡi ở đoạn trước lưỡi lúc đầu sưng to, về sau lại teo lại. Khi bị thiếu vitamin PP, màu lưỡi có màu đỏ phát ban, bị đau dữ, nhú lưỡi teo khô.
5) Lợi. Khi thiếu vitamin C, màu lợi từ phấn hồng chuyển sang đỏ sẫm hoặc đỏ tía, bị viêm sưng dễ xuất huyết, và tách rời khỏi răng, khi nặng sẽ bị rụng răng.
6) Tuyến giáp. Là thể tuyến ở gần bên ngoài họng, lúc bình thường ở trước cổ không rõ, khi bị thiếu iot sẽ làm cho tuyến giáp sưng to, khi bị nặng sẽ to như nắm đấm, đến mức chèn ép phế quản, hô hấp bị khó khăn. Bên ngoài có thể nhìn thấy tuyến giáp sưng to, thường gọi là “bướu cổ”.
7) Da. Vị trí và đặc điểm của các biến đổi ở da do thiếu vitamin A, B2, C, PP gây nên không giống nhau.
a) Mao nang sừng hóa. Là triệu chứng da do thiếu vitamin A. Phần nhiều phát sinh trên da bên ngoài cánh tay và phía trước đùi. Trước khi mao nang bị sừng hóa, da trở nên khô, thô ráp, có vảy sau đó xuất hiện các nốt sần chạm tay thấy bị kích thích. Khi đầu cứng trên các nốt sần bị bong đi, bên trong có lông tơ cuộn cong, nhưng không chảy máu.
b) Viêm da tăng tiết bã nhờn. Là biểu hiện của da thiếu vitamin B2. Chủ yếu phát sinh trên da ở hai bên cánh mũi, giữa hai hàng lông mày trên trước trán và sau vành tai, thể hiện là chất dầu tiết ra nhiều lên. Da có nốt ban đỏ, trên có phủ lớp vảy màu vàng. Người bị nặng sẽ nhìn thấy ở chỗ nếp gấp da có vết nứt sâu tới 0,5cm. Do chất bã nhờn tích tụ ở miệng tuyến bã nhờn, nên bề mặt da sẽ giống như da cá nhám.
c) Viêm da bìu dái. Là một triệu chứng về da khác của thiếu vitamin B2. Da ở chỗ bìu dái tấy đỏ, có nước rịn ra, ướt và ngứa. Thường do ngứa gãi mà nhiễm trùng phát viêm.
Viêm da bìu dái sẽ tự đóng vảy và khỏi. Phát bệnh nhiều lần sẽ làm da bìu dái bì lên. Các biến đổi là da do bị eczema bìu dái cũng tương tự như thế này, phải phân biệt cho kĩ. Viêm da bìu dái dùng vitamin B2 điều trị, rất nhanh khỏi.
d) Xuất huyết dưới da. Là triệu chứng của thiếu vitamin C. Chủ yếu phát sinh ở mặt ngoài cẳng tay, mặt trước cẳng chân và mặt sau đùi. Xung quanh mao nang có hiện tượng xung huyết, đồng thời có hiện tượng bầm máu, xuất huyết dưới da. Hơn nữa, sẽ xuất hiện mao nang sừng hóa, dưới mao nang có các nốt xuất huyết. Các nốt ứ máu sẽ lan ra khắp toàn thân, khi đo huyết áp dây bó quá chặt sẽ gây ra xuất huyết dưới da. Ngoài ra, xuất huyết dưới da còn xuất hiện ở người thiếu vitamin K và bị bệnh ưa chảy máu. Triệu chứng thiếu vitamin C ở trẻ em khác với người lớn. Trẻ trong vòng 1 tuổi thường thấy xuất huyết dưới màng xương, sưng chân, bầm máu dưới da, chân cong,... còn được gọi là liệt giả.
e) Viêm da có bệnh ghẻ. Là triệu chứng của thiếu vitamin PP. Ở các vùng ăn nhiều ngô dễ bị phát bệnh. Phần nhiều phát sinh ở những vùng da để hở như mặt, mu bàn tay, cổ, mu bàn chân, đầu gối, trước ngực,... Viêm da điển hình có tính đối xứng, có ranh giới rõ với chỗ da bình thường. Chỗ da viêm có các nốt ban đỏ và nốt phồng, khi nốt phồng vỡ thường do nhiễm trùng mà bị viêm; Sau khi nốt phồng khỏi sẽ bị nhiễm sắc tố, màu da có màu hạt dẻ. Sau khi các nốt ban đỏ lui, vảy da dạng vảy cá bong ra, da thô dày, không đàn hồi, đồng thời bị nứt. Khi bị nắng chiếu càng dễ phát sinh.
8) Xương. Khi bị thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến hấp thu canxi, photpho, sẽ dẫn đến các biến đổi về xương. Ở trẻ nhỏ gọi là bệnh còi xương, ở người lớn gọi là chứng sụn hóa.
9) Hệ thần kinh. Thiếu vitamin B1 và PP sẽ dẫn đến các bệnh về hệ thần kinh. Triệu chứng thường gặp của thiếu vitamin B1 là kém ăn, chân tê mỏi, có cảm giác mệt mỏi, đồng thời kèm theo các triệu chứng về đường tiêu hóa, da có cảm giác khác lạ; chân ấn đau, chuột rút, ngồi xổm khó, teo cơ, bàn chân thõng xuống, thậm chí liệt. Triệu chứng thường gặp của thiếu vitamin PP lúc đầu là có cảm giác u uất, hưng phấn quá mức, dễ cáu, mất ngủ, đau đầu, mỏi cơ, chân tay có cảm giác đau nhức đối xứng; ban đêm sẽ tiến triển đến mức phản xạ gân yếu, dẫn đến mất phản xạ, chân tay te dại dẫn đến liệt.
10) Móng chân tay. Chỉ móng tay chân tái bợt hình thuyền, gọi là móng hình thuyền là do thiếu máu thiếu sắt gây nên.
11) Gan. Gan sưng to, chủ yếu là do thiếu sắt và protein gây nên.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THỂ CHỨNG CỦA BỆNH THIẾU DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP VỚI CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Vị trí kiểm tra | Thể chứng | Chất dinh dưỡng có khả năng bị thiếu |
Triệu chứng thông thường | Cân nặng, chiều cao thấp hơn số trung bình Mặt mày xanh xao | Protein, năng lượng, canxi, photpho, sắt, vitamin C, nhóm B |
Tóc | Thưa, không bóng | Vitamin A, protein |
Mắt | Nổi gợn, kết mạc khô, giác mạc khô Viêm bờ mi, mạch máu tăng sinh | Vitamin A Vitamin B2 |
Môi | Viêm mép, viêm môi | Vitamin B2 |
Lợi | Chảy máu, sưng lỏng | Vitamin C |
Tuyến giáp | Sưng to | Iot |
Da | Khô, mao nang sừng hoá Nốt xuất huyết quanh mao nang Viêm da do bệnh ghẻ Viêm bìu dái | Vitamin A Vitamin C Vitamin PP Vitamin B2 |
Móng chân tay | Móng hình thuyền | Sắt |
Bộ xương | Xương sọ sụn hoá, thóp chưa kín, chân cong - xuất huyết dưới mày Xương sườn chuỗi hạt | Vitamin D Vitamin C |
Nội tạng | Gan sưng Tim to, tim đập nhanh | Protein - năng lượng Vitamin B1 |
Thần kinh | Mất cảm giác, mỏi cơ, mất phản xạ gân đầu gối và gân gót chân, đau cơ bắp chân | Vitamin B1 |