WILHELM VON HUM BOLDT (1767-1835)
NHÀ BÁC HỌC NHÀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỨC VĨ ĐẠI
Wilhelm von Humboldt (Vinhem vôn Humbôldt) sinh ngày 22 tháng Sáu 1767 tại Pốtsdam và mất ngày 8 tháng Tư 1835 tại Têgel, gần Berlin. Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc lâu đời. Năm 1787, ông học triết học trường Đại học Tổng hợp Strankfurt (Phrankphuốc) trên sông Ôđe, và năm sau lại chuyển sang Đại học Tổng hợp Gottinhem để nghe giảng về triết học, lịch sử văn học và lịch sử Cổ đại.
Công trình đầu tiên của Humboldt là bài báo về Giới hạn hoạt động của Nhà nước, (1792). Ông đã chúc mừng cách mạng tư sản Pháp và lý tưởng hóa bức tranh hoạt động của Nhà nước Cộng hòa thời Cổ đại ở Gottinhem, Humboldt làm quen với nhà thơ Đức vĩ đại F.Schiller, người đã có những ảnh hưởng lớn đối với ông qua những công trình nghiên cứu về mỹ học. Sự quan tâm đến những vấn đề mỹ học khiến Humboldt rất chú ý đến triết học của I.Cant và của F.Selling. Sau đó, ông quan tâm đến những vấn đề của ngôn ngữ học, Năm 1799, Humboldt chỉ ra rằng, sự so sánh có luận cứ rõ ràng về mặt triết học của ngôn ngữ là nhiệm vụ các công trình nghiên cứu sau này của ông. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ học của ông là những bài nghiên cứu về tiếng Bask, sau đó, ông chú ý đến các vấn đề về nguồn gốc và họ hàng ngôn ngữ Ấn - Âu. Phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ học của Humboldt còn mở rộng thêm, nhất là khi em ông, Aleksandr Humboldt (1769-1859), cung cấp cho ông những tư liệu nghiên cứu các ngôn ngữ người da đỏ ở Mỹ.
Hoạt động Nhà nước của Humboldt được tiếp tục từ 1801 đến 1819, ở cương vị Giám đốc Cục tôn giáo và giáo dục Humboldt tham gia đặt nền móng cho trường Đại học Tổng hợp Berlin mà ngày nay là trường Đại học Tổng hợp mang tên hai anh em ông: Humboldt. Vào những năm 1810 - 1819, Humboldt còn làm công tác ngoại giao và hoạt động chính trị, tuy bận rộn nhưng ông vẫn dành toàn bộ thời gian trí tuệ cho hoạt động khoa học.
Năm 1820, Humboldt đã trình bày công trình Về nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ phù hợp với những thời đại phát triền khác nhau của chúng tại Viện Hàn lâm khoa học Berlin. Tiếp đó là công trình Về nguồn gốc các dạng thức ngữ pháp và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển tư tưởng (1822; công bố 1824). Ông trình bày những quan sát của mình về tiếng Sanscrit. Quan điểm của Humboldt về nguồn gốc, sự phát triển và bản chất của ngôn ngữ lần đầu tiên được thể hiện trong bức thư Về bản chất các hình thái ngữ pháp nói chung và về linh hồn của tiếng Trung Quốc nói riêng (1827). Mối tương quan giữa ngôn ngữ và văn tự được Humboldt trình bày trong công trình Về văn tự bằng chữ cái và những quan hệ của nó về cơ cấu ngôn ngữ (1824). Những năm 1829-1831, Humboldt lập kế hoạch nghiên cứu các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, được phân bố từ Đảo Sumatơra đến Đảo Paskhi, từ vùng đất mới đến Đảo Sanđvich. Những công trình nghiên cứu của ông đã đặt cơ sở cho ngôn ngữ học đại cương và ngôn ngữ học lý thuyết. Tên tuổi Humbotdt gắn liền với sự hình thành một nền khoa học độc lập về ngôn ngữ. Học thuyết ngôn ngữ học của ông ảnh hưởng tới ngôn ngữ học hiện đại.
Học thuyết về sự đồng nhất tinh thần dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là học thuyết cơ trong quan niệm ngôn ngữ học của Humbolơt. Theo ông, ngôn ngữ học của dân tộc là tinh thần của dân tộc, và tinh thần dân tộc là ngôn ngữ học dân tộc khó lại hình dung một cái gì đó lại tương đồng với nhau hơn nữa. Humboldt gắn ngôn ngữ với những hiện tượng phản ánh đặc trưng của dân tộc. Ông cho rằng ngôn ngữ được phát triển theo các quy luật của tinh thần. Đặc tính tâm lý của dân tộc, triết học, khoa học, nghệ thuật, văn học được ông coi là tinh thần dân tộc, vì chúng xác định thế giới quan của một dân tộc và được phản ánh vào ngôn ngữ. Theo Humboldt, ngôn ngữ như là một đồ vật thuộc về tinh thần, tồn tại trong trí óc và tâm hồn con người. Mặt khác, ông lại quan niệm ngôn ngữ học như là một hiện tượng xã hội bởi vì ''trong thực tế ngôn ngữ chỉ được phát triển trong xã hội và con người hiểu chính bản thân mình chừng nào mà bằng kinh nghiệm đã xác định được rằng, ngôn ngữ của anh ta đã được người khác hiểu được”.
Humboldt đã chứng minh một luận điểm mới và vô cùng quan trọng về hình thức tồn tại của ngôn ngữ và sự phát triển của nó. ''Ngôn ngữ cần được coi không phải là một sản phẩm chết, mà là một quá trình sáng tạo”,“ngôn ngữ không phải phẩm của hoạt động mà là của một hoạt động”.
Trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, Homboldt là một trong những người chứng minh đặc điểm hệ thống của ngôn ngữ. Theo ông ''trong ngôn ngữ không có cái gì là duy nhất, mỗi yếu tố riêng biệt của ngôn ngữ chỉ thể hiện như một bộ phận của toàn thể”. Ông cũng xây dựng học thuyết tín hiệu của ngôn ngữ, phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Humboldt đã đề cập đến hàng loạt vấn đề liên quan đến bản chất ngôn ngữ, và sự hoạt động ngôn ngữ, mà trung tâm học thuyết của ông là vấn đề hình thức bên trong của ngôn ngữ.
Có thể nói, tư tưởng ngôn ngữ học của Humboldt xoay quanh ba điểm lớn:
1. - Ngôn ngữ chẳng những là một phương tiện giao tiếp mà cũng là sự phản chiếu trí tuệ con người, cũng như nghệ thuật và khoa học. ''Ngôn ngữ là sự thể hiện hình thức qua đó cá nhân nhìn nhận Thế giới và chuyển nó vào nội tâm của mình”.
2. - Về phương diện xã hội, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của dân tộc dùng nó, đồng thời cũng tác động đến tư duy đó. Ngôn ngữ tổ chức và hướng dẫn thế giới quan của người nói. Thế giới quan ấy làm thành ''hình thức bên trong của ngôn ngữ”, còn “hình thức bên ngoài của ngôn ngữ” là cấu trúc ngữ âm, ngữ pháp v.v...
3. - Ngôn ngữ không phải là một “công trình” đã hoàn thành và bất di bất dịch mà là đang diễn ra, khi trí tuệ con người làm việc không ngừng để thích ứng với âm thanh, chất liệu ngữ âm và sự thể hiện của tư duy: Chính hình thức ngôn ngữ, với những hình thái quy tắc và ngữ pháp, cho phép và nâng đỡ lao động đó của tư duy.
"Tình yêu cao cả và không vụ lợi của Humboldt với chân lý, quan điểm của ông luôn hướng tới những mục đích lý tưởng cao cả, lòng mong muốn của ông không vì một chỉnh thể mà bỏ qua những chi tiết, không vì những sự kiện đơn lẻ, mà gạt bỏ một chỉnh thể, tính đúng đắn của những phán đoán có cân nhắc kỹ lưỡng của ông tạo lên và lòng nhân từ cao cả của ông – tất cả những bản chất này có tác dụng như là liều thuốc bổ và có tác dụng to lớn đối với mỗi cá nhân nhà khoa học có liên quan với Wilhelm von Humboldt, và những ảnh hưởng như vậy của ông còn được lưu giữ rất lâu và sẽ tiếp tục tạo nên cho những ai cảm thấy bất lực trước học thuyết của ông”. Đó là đánh giá của một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Đức B.Deibriuk về những tư tưởng là học thuyết ngôn ngữ của W.Humboldt, mặc dù còn có những nét duy tâm cần phê phán, nhưng đã đặt ra những vấn đề nghiêm túc về bản chất của ngôn ngữ cần được suy ngẫm để thảo luận sâu sắc để tìm ra hạt nhân hợp lý.