Chuyện Giờ Mới Kể Truyện ngắn 9


Truyện ngắn 9
Con trai thứ

Đêm đầu tiên ở quê ra, Thao đang ngủ bỗng thét giỡ:

- Không, không ai có quyền...!

Vợ Thao đang nằm phòng trong với đứa con gái chín tuổi, giật mình bổ nhào ra, để mặc con bé hoảng hốt khóc gọi mẹ. Vợ Thao sợ hãi nói líu cả lưỡi:

- Anh... anh làm sao thế?

Thao vẫn nằm trên giường, tay để lên ngực, đầu lắc lia lịa:

- Không! Không ai có quy...ền...!

Vợ Thao vội nằm xuống bên chồng, dang tay ôm ghì cái thân thể phốp pháp đầm đìa mồ hôi nhớp nháp của chồng, dỗ dành:

- Đúng rồi, không ai có quyền bằng ông giám đốc. Thôi nào, mồ hôi túa ra nhễ nhại cả thế này. Để em bật điều hòa.

Nhưng dường như Thao không nghe thấy những lời nỉ non của vợ, vẫn đập tay đập chân xuống giường, lảm nhảm:

- Ông Thuần à! Ông Thuần cũng không có quyền. Tưởng đã là trưởng thì cái gì cũng quyết được đấy hẳn.

Nghe đến đây vợ Thao mới vỡ lẽ. Chị lơ đễnh buông tay khỏi cái thân thể nhớp nhúa mồ hôi của chồng, đi ra phòng ngoài mở tủ lạnh lấy chai Lavie mang vào. Chị gọi mấy câu anh cũng không thưa. Nhưng chị lại thấy yên tâm. Vì giờ anh đang nằm vắt tay lên trán, miệng không còn những lời mê sảng cóc nhảy như ban nãy.

 

§ªm ®Çu tiªn ë quª ra, Thao ®ang ngñ bçng thÐt giì:

- Kh«ng! Kh«ng ai cã quyÒn...!

Vî Thao n»m phßng trong víi ®øa con g¸i chÝn tuæi, giËt m×nh bæ nhµo ra, ®Ó mÆc con bÐ hèt ho¶ng khãc gäi mÑ. Vî Thao sî h·i nãi lÝu c¶ l­ìi:

- Anh...anh lµm sao thÕ?

Thao vÉn n»m trªn gi­êng, tay ®Ó lªn ngùc, ®Çu l¾c lia lÞa:

- Kh«ng! Kh«ng ai cã quy...Òn...!

Vî Thao véi n»m xuèng bªn c¹nh, giang tay «m gh× c¸i th©n thÓ phèp ph¸p ®Çm ®×a må h«i nhíp nh¸p cña chång, dç dµnh:

Nh­ng d­êng nh­ Thao kh«ng nghe thÊy nh÷ng lêi nØ non cña vî, vÉn ®Ëp tay ch©n xuèng gi­êng, l¶m nh¶m:

- ¤ng ThuÇn µ! ¤ng ThuÇn còng kh«ng cã quyÒn. T­ëng ®· lµ tr­ëng th× c¸i g× còng quyÕt ®­îc ®Êy h¼n!

Nghe ®Õn ®Êy, vî Thao míi vì lÏ. ChÞ l¬ ®Ônh bu«ng tay khái c¸i th©n thÓ nhíp nhóa må h«i cña chång, ®i ra phßng ngoµi më tñ l¹nh lÊy chai Lavia mang vµo. ChÞ gäi mÊy c©u anh vÉn kh«ng lªn tiÕng. Nh­ng chÞ l¹i thÊy yªn t©m. V× giê anh ®ang n»m v¾t tay lªn tr¸n, miÖng kh«ng cßn nh÷ng lêi mª s¶ng cãc nh¶y nh­ ban n·y.

Nhưng thực ra anh đang mơ. Một giấc mơ sâu và hiển hiện đến từng chi tiết. Lúc ấy là một giờ mười lăm. Đúng, vì mười lăm phút sau là chủ và khách rời phòng họp bước sang phòng tiệc kề bên. Thao đang nói những lời có cánh cám ơn các vị khách quý từ Hàn Quốc sang, đã dành sự ưu ái cho công ty Chớp Biển của Thao được làm đối tác đầu tư của họ. Thì cậu thư ký len lén tới, đặt trước mặt Thao mẩu giấy viết vội, ghi lại lời nói qua điện thoại di động do vợ Thao gọi xuống: "Ông cụ mất lúc lăm giờ sáng nay. Anh xem nên tổ chức tang lễ thế nào cho xứng tầm". Thao vừa vo viên mẩu giấy buông nhẹ xuống gầm bàn, vừa trân trọng cám ơn các vị khách quý đã đến với công ty Chớp Biển. Sau đó ít phút là diễn ra bữa tiệc chiêu đãi kéo dài đến hơn hai giờ đồng hồ. Khi Thao về phòng nghỉ, chưa kịp trút bộ comle, đã nghe tiếng máy di động réo liên hồi. Lần này không ở phòng họp, Thao có thể nghe trực tiếp giọng nói của vợ:

- Anh biết tin ông mất rồi chứ?

- Biết rồi.

- Em đã hỏi anh xem nên tổ chức tang lễ thế nào, sao anh không nói lại cho em chuẩn bị?

- À à... Em không phải chuẩn bị gì cả. Đã có cánh đàn em chúng nó lo chu tất. Việc chính của em là xuống nhà bà thầy bói dưới Đông Khê, cái bà dạo đầu năm xem cho vợ chồng mình bảo năm nay có đại tang ấy, đặt lễ đầm đậm vào, rồi nhờ bà ấy xem cho giờ nhập quan và đưa ông ra đồng. Nhớ là anh tuổi ngựa, năm nay năm hổ, ngựa bọc da hổ là tốt, nhưng vẫn phải cẩn trọng những việc đại sự, em ạ.

- Vâng, em làm theo ý anh. Nhưng bao giờ thì anh về?

- Có thể là chiều mai, sau khi tiễn khách Hàn Quốc đi thăm Hạ Long - Bãi Cháy là anh về.

- Ôi, thế thì không được đâu, anh ơi! Về muộn quá ở nhà vợ chồng bác Thuần không chờ vợ chồng mình đâu.

- Không chờ mà được à! Không có anh thì không thể nhập quan, chứ đừng nói đưa ông ra đồng.

 

- Nhưng chẳng lẽ anh không thể về sớm hơn một chút, để ở nhà mọi người khỏi mong.

- Anh cũng muốn về sớm để lo công việc với bác Thuần cho chu đáo. Nhưng đây là công việc liên doanh với nước ngoài. Phía đối tác đầu tư vào mười chín triệu rưỡi đô- la cho một xưởng sản xuất giày xuất khẩu hoàn chỉnh. Mình không dính chặt với họ, chỉ lơi ra một tí làm họ phật ý, là anh khác nó bập vào ngay. Còn việc hiếu cha cũng là đại sự, nhưng lại nằm trong tầm tay, mình muốn làm ra sao, vào lúc nào đều do mình quyết định.

Thao bỗng đập hai tay xuống giường thình thịch, miệng hét lên:

- Quyết...Quyết thế nào lại ra thế...!

Lần này thì vợ Thao không vào. Chị buồn bã nằm ngặt đầu lên thành ghế xa lông. Gần mười lăm năm chung sống với nhau, chị chưa lần nào thấy tính khí của anh sớm nắng chiều mưa như lần này. Ngay cái lần hè năm ngoái, ông cụ đi xe ôm từ quê ra còn lễ mễ mang chục quả dừa, bảo cho cháu gái được nếm mùi cây dừa ông trồng năm, nay bói lứa đầu. Anh gắt, ném cái bao dừa xuống đống rác trên đường phố: "Dừa đâu chả là dừa. Nó muốn uống thì ra hiệu. Ông mang cái của nợ này ra chỉ thêm bẩn nhà". Nhưng khi hai bố con ngồi vào mâm cơm, mượn hớp bia vào, anh lại xin lỗi bố khi nãy con nóng nảy. Với lại, bố cũng thông cảm, ở ngoài này không được rộng rãi như ở quê, mà bảo muốn bày biện ra thế nào cũng được. Tính anh nóng nảy, quyết đoán, nhưng rồi đâu bỏ đấy được ngay. Nhưng lần này thì đã mấy hôm nay tính khí anh vẫn thất thường như thế. Mới ban sáng, khi thắp hương trên mộ ông cụ xin phù hộ cho vợ chồng con ra ngoài phố làm ăn may mắn, hai anh em còn ngồi bên mộ trù tính cho lễ bốn chín ngày của ông có nên lập đàn cầu siêu hay không. Thế mà trưa, cơm nước xong, trước khi về thành phố, anh đùng đùng đến trước bàn thờ định nhổ chân hương mang về nhà thờ. Bác Thuần vội chạy lại: "Chú thím muốn lập bàn thờ thì cứ lập, để bạn bè chú thím ngoài đó đến thắp hương ông. Nhưng chân hương phải để qua bốn chín ngày mới được nhổ mang đi. Mà đã thờ ông thì chú cũng phải thờ cả bà nữa chứ. Chả lẽ chú chỉ thờ mình ông ư". Bác Thuần nói đúng tập tục quê, nhưng anh cũng không nghe, cứ nhổ tung cả bát hương, chẳng cần đếm mang đi bao nhiêu là hợp lệ. Thật là việc chẳng đâu vào đâu mà mất cả tình anh em.

Nhưng khi xe mới dừng trước cửa nhà, chiếc máy di động trong túi Thao đã réo liên hồi. Trong khi vợ con lục tục xuống xe, mở cổng vào nhà, thì Thao vẫn ngồi trong xe áp chiếc máy di động vào tai. Lát sau, rời chiếc máy di động, Thao giục lái xe: "Đến thẳng khách sạn Đại Dương, đoàn khách Hàn Quốc họ đang chờ". Cậu lái xe ngỡ mình nghe lâm: "Đi ngay ạ?". "Còn đợi gì nữa. Thời buổi cạnh tranh, ăn nhau ở cái nhanh chậm". Khi chiếc Camry bóng loáng đang khởi động máy trước cửa nhà, Thao vội bấm số gọi vào máy điện thoại cho vợ: "Anh phải đến tiếp khách đây". Thế là đi. Đến gần mười giờ đêm mới về, mệt mỏi, say mềm, chẳng còn nhớ đến nắm chân hương nhổ từ quê ra đã được cắm vào bát nhang trên bàn thờ hay chưa. Chị là người chịu nín nhịn, lại dễ cảm thông với tâm trạng của chồng. Mấy ngày tang gia bối rối với bao nỗi bực dọc trong lòng, nhẽ nào anh đặt mình xuống chẳng thiếp đi được ngay. Cứ để anh nằm nghỉ, mọi việc rồi sẽ qua đi.

Nhưng bây giờ thì chị không thể để mặc chồng nằm trong phòng một mình với những cơn mê sảng được nữa. Chị đứng dậy, tắt đèn phòng khách, bước vào. Anh vẫn nằm đập tay thình thịch xuống đệm giường, miệng lảm nhảm câu ban nãy mà không biết đã nhắc lại đến lần thứ bao nhiêu:

- Quyết...Quyết thế nào lại ra thế? Hả...hả...

Chị cầm khăn tay ướt đắp lên trán anh, giọng dịu dàng:

- Thôi mà, anh! Việc gì qua cứ để cho qua. Nghĩ lại làm gì cho điên đầu.

Anh nằm sõng soài, hai tay buông xuống, nhưng giọng nói lại ra chiều kẻ cả:

 

- Thằng Thao này chưa bao giờ phải chịu nước lép như thế!

- Đâu phải nước lép, hả anh. Chẳng qua vì mình đi xa nên không hiểu người nhà quê bây giờ. Lại cứ nghĩ cái gì ở phố đang là mốt thì về quê cũng cố mà theo, không được cả mười thì cũng được lấy chín phần. Nào ai học đến chữ ngờ!

Lời chị quả có sức an ủi làm dịu nỗi buồn ám ảnh lòng anh mấy hôm nay. Nhưng chẳng lẽ chỉ là điều đơn giản thế. Không, anh đã tính toán rất kỹ, thậm chí chính xác đến từng giờ...

Sau cú đàm thoại với vợ, Thao đưa khách đi tham quam, nhưng tai lúc nào cũng lắng nghe tiếng tít tít của chiếc máy di động nhỏ bằng bao thuốc lá đút trong túi áo ngực. Nhưng cũng mãi tối chị mới gọi được cho anh, nói rõ việc chị vừa đi xuống nhà bà thầy bói ở Đông Khê xem ngày giờ nhập quan và đưa ông ra đồng. Anh nghe, đầu gật lia lịa. Cái bà thầy ở mãi đẩu đâu, không hề biết làng quê anh heo hút tận cuối huyện ngoại thành, mà cũng biết tuổi tác ông cụ hợp với vì sao nào, cầm tinh con gì, phán giờ nhập quan sao mà khớp với dự tính của anh đến thế.

Thao tiễn khách xuống tàu du lịch ra Hạ Long xong, về thẳng công ty gọi chánh văn phòng lên "nhờ vài việc vặt"- như lời Thao nói. Thực ra, giám đốc không "nhờ" thì chánh văn phòng Hưng cũng đã biết tin ông cụ thân sinh ra giám đốc Thao qua đời ở quê từ hôm trước. Hưng đã lẳng lặng "triển khai" một loạt công việc: rỉ tai trưởng phòng tài vụ chuẩn bị mười triệu tiền mặt phúng viếng, giao phó phòng hành chính đi hợp đồng năm chiếc Toyota loại mười tám chỗ ngồi có điều hòa để chở cán bộ, nhân viên công ty về quê viếng, điện thoại báo cho văn phòng đại diện và khách hàng thường xuyên giao dịch với công ty về "nỗi đau vô hạn" của giám đốc Thao để họ có dịp "bày tỏ tình cảm". Chu đáo đến vậy, mà chánh văn phòng vẫn không nghĩ ra một việc là thảo tin buồn để mang đến đài, báo thuê họ phát trên truyền hình và đăng lên báo cho cả thành phố cùng biết cụ thân sinh ra giám đốc công ty liên doanh Chớp Biển Vũ Đình Thao đã qua đời. Thế nên, bây giờ chánh văn phòng còn thiếu nằm bò trên bàn viết không kịp lời giám đốc vừa sốt ruột đi đi lại lại trong phòng, vừa đọc nhanh như máy: "Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: ông Vũ Đình Ức, thân sinh giám đốc công ty Chớp Biển Vũ Đình Thao, đã qua đời tại quê...". Giám đốc đọc một lèo đến đấy, Hưng vội ngẩng lên:

- Dạ, báo cáo anh, em vẫn thấy tin buồn người ta để họ tên người báo tin dưới cùng, sao đây anh lại đưa lên trên thế ạ?

- Hừ, ai thế nào mặc, tôi có cách của tôi. Cái chính là phải gây được ấn tượng. Viết tiếp!

Chánh văn phòng lại cắm đầu viết không kịp thở. Rồi cũng đến lúc chấm hết. Nhưng Hưng lại thấy ngờ ngợ, có khi ông Thao đọc nhầm, hay mình viết sai, vội hỏi:

- Thưa anh, em tưởng ký tên bên dưới là bác Thuần, trưởng nam, rồi mới đến anh, chứ sao lại chỉ ký mỗi tên anh thôi ạ?

- Cứ viết thế. Ký tên tôi người ta mới biết. Chứ ông Thuần


thì dẫu là trưởng hay thứ cũng chẳng ma nào phải lần mò về tận quê viếng.

Làm xong "vài việc vặt" ở công ty, Thao về đến nhà đã tối sẩm. Vợ Thao ra mở cửa không nén được bực dọc, gắt:

- Anh gan quá đá. Ông mất từ mấy hôm nay, bác Thuần cho người ra tìm là em điện cho em ngay. Thế mà bây giờ anh mới về.

Thao như không mấy để tâm lời trách cứ của vợ. Anh đưa ca táp cho chị xách vào trong nhà theo thói quen. Đến phòng khách, Thao cởi ca vát, cởi luôn chiếc áo sơ mi, rồi trút quần dài vất thành đống trên xa lông. Bây giờ thì Thao hoàn toàn là một người đàn ông giống bao người đàn ông trên trần thế. Chỉ khác, người Thao hồng hào, phốp pháp, đi đứng, nói năng đĩnh đạc, quyền uy, chứ không chậm chạp, từ tốn như ông anh ở quê. Chờ vợ cất ca táp vào phòng ngủ, quay ra, Thao mới hỏi:

 

- Em ở nhà chuẩn bị đến đâu rồi? Vợ chồng cô Thi với mấy đứa cháu ở ngoài này đã về chưa?

- Chúng nó về cả rồi.

Chị uể oải ngồi xuống ghế, nét mặt u buồn, mệt mỏi, có lẽ mấy ngày nay chị đã chờ anh đến nhão cả người. Gần mười lăm năm chung sống với nhau, chưa bao giờ chồng đi làm mà vợ ở nhà phải chờ đợi đến nẫu ruột gan như mấy hôm nay. Nếu không vì cái danh giá của chồng, thì chị đã thuê xe ôm về quê ngay sau lúc nhận được tin bố chồng mất. Nhưng đường đường chồng là một giám đốc, hơn thế, lại là người duy nhất ở làng Phương Trà làm giám đốc liên doanh với nước ngoài. Thế mà vợ con về quê bằng xe ôm thì còn ra thể thống gì. Chị cố chờ. Và bây giờ thì anh đã về đây. Chị nhắc lại lời hờn giận, trách móc khi nãy:

- Anh gan quá sá. Ai đời ông mất mấy ngày rồi, mà anh vẫn cứ đi bù lu tiệc tùng như không có chuyện gì xảy ra, thì em cũng chịu anh thật!

Anh ra chiều cảm thông sự đợi chờ của vợ, giọng trầm buồn:

- Biết làm thế nào được hả em. Anh tìm kiếm bao nhiêu lâu, bây giờ mới gặp được một đối tác mình mong đợi. Hợp đồng liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài gần hai mươi triệu đô- la, lớn gấp hai lần cái hợp đồng liên doanh năm ngoái của công ty anh với Hồng Kông. Bây giờ thì những thỏa thuận bước đầu đã xong, anh có thể ung dung đưa mẹ con em về quê. À này, giờ nhập quan và đưa ông ra đồng em đi xem chính xác đấy chứ?

- Em đã nói qua điện thoại với anh rồi. Nhập quan ông là mười sáu giờ mười phút chiều mai, để qua một đêm tế kèn, phúng viéng, đến chiều ngày kia đưa ông ra đồng.

Thao xoa má vợ, nịnh:

- Em đúng là vợ một giám đốc liên doanh, biết cách sắp xếp lịch làm việc, đi đứng cho chồng chính xác đến từng phút. Thôi, em xem còn việc gì thì chuẩn bị đi. Vợ chồng cô Thi đã về trước thì mai nhà mình chờ anh em ở công ty anh họ cùng về để khỏi phải hỏi đường. Đằng nào thì cô Thi về cũng nói với bác cả giờ giấc nhập quan, đưa ông ra đồng, là nhất định bác ấy phải chờ vợ chồng mình.

- Nhưng em vẫn thấy lo lo. Chỉ sợ bác Thuần ở nhà lại tự
thu xếp.

Thao nói trong tiếng cười gằn:

- Thu xếp cái con khỉ. Đám tang, đám cưới ở quê em tưởng đơn giản lắm đấy hẳn. Ít cũng dăm bảy chục mâm. Bác Thuần tiếng là trưởng, nhưng ngoài hạt thóc còn có cái gì bán ra tiền mà "tự thu xếp". Mà bác Thuần thì cũng như anh, hay bất cứ người đàn ông nào khác thôi, tang cha mẹ ai cũng muốn làm to cho tỏ mặt với bàn dân thiên hạ. Đường đường bác Thuần là anh ruột một giám đốc công ty liên doanh với nước ngoài, có bố mất mà lại có tới mấy chục chiếc xe đưa quan khách về phúng viếng, thì sao bác ấy lại không chờ.

Ước gì mọi ý định của con người ta đều thành hiện thực. Nhưng thường khi tính toán người ta hay nghĩ về phía mình, chứ mấy khi nghĩ đến người khác.

Vợ chồng Thao đi chiếc xe Camry màu cánh cam cùng một đoàn xe to, xe con chở bạn bè bằng hữu và cán bộ, nhân viên công ty cùng những vòng hoa được mua từ ngoài phố, tiền hô hậu ủng về đến làng Phương Trà lúc trời đã xế trưa. Làng xóm yên tĩnh, đường xá vắng vẻ. Thao xuống xe nhìn cảnh vật yên ắng, quay lại bảo vợ:

- Em thấy không, cờ quạt, kèn trống đều chưa động tĩnh gì. Anh đã bảo nhất định bác Thuần phải chờ vợ chồng mình về, rồi mới nhập quan ông được mà lại.

Một đoàn quan khách xuống xe, đi bộ từ ngã ba đầu xóm vào nhà ông Thuần. Quả là khách ở phố về có khác, người nào cũng ăn mặc đẹp, sang trọng. Ngay đến những vòng hoa cũng kết to như cái nia, với những thứ hoa trông lạ lắm. Nhìn đoàn người và vòng hoa chuyển động vào ngõ nhà ông Thuần, mấy bà nông dân đi làm đồng về chỉ tủm tỉm cười, chứ không ai nói gì. Hầu như họ đã quen với những đám xá kiểu này, có người thân thích từ ngoài phố kéo nhau về như thể đến một nơi xa lạ. Nhưng họ lại thừa hiểu điều gì đang xảy ra trong nhà cả Thuần.

Vợ chồng Thao dẫn khách vào tới sân không thể tin vào mắt mình. Có tang sao vắng vẻ quang quẻ thế này. Không có rạp che kín ngoài sân. Không có bàn ghế, chỗ ngồi tiếp khách. Trong nhà chỉ có mấy cái chiếu trải bệt xuống nền nhà, ngay dưới hai cái giường đôi kê ở hai đầu. Gian chính giữa nhà một chiếc bàn thờ có ảnh cụ viền đen, dưới xếp đầy hương nhang, hoa quả, xung quanh treo mấy tấm câu đối của người thân phúng viếng. Mới nhìn quang cảnh cửa nhà, nàng dâu hiếu thảo đã ngất xỉu giữa sân; còn Thao may có chánh văn phòng Hưng đi sau vội xóc nách dìu vào đến cửa cũng ngất luôn ở đấy. Bà chị dâu cùng cô em gái từ nhà dưới chạy lên, cuống cuồng nói với mấy người đang dìu vợ chồng Thao: "Các bác đưa chú thím cháu vào nhà ngang hộ. Khổ, cũng biết là vì công việc nên không kịp về, chứ có ai trách móc gì đâu". Ông cả Thuần đang chơi nhà hàng xóm, vội chạy về đon đả mới khách vào trong nhà. Bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ. Thì ra đám tang cụ thân sinh giám đốc Thao đã được cử hành hai ngày trước. Ông cả Thuần bùi ngùi giải thích với các vị khách sang trọng và quyền quý từ ngoài phố về: "Đấy là ở nhà đã có ý chờ chú thím cháu. Còn không, cứ đúng tục lệ xưa nay ở làng thì người chết không được để trong nhà quá ba ngày. Nhưng dù sao, các vị có lòng từ thành phố về chốn thôn quê hẻo lánh chia buồn với gia đình, chúng tôi vô cùng cảm kích và biết ơn".

Khi Thao tỉnh lại thì chiều muộn. Khách khứa đã ra xe về thành phố từ khi nào. Dường như đám tang hụt làm họ tẽn tò không muốn nấn ná ở lại. Lòng Thao nặng trĩu đau buồn. Nhưng trong người lại bừng bừng nỗi tức giận vô cớ. Nhìn ông anh ngồi hút thuốc lào vặt, vẻ cám cảnh cho vợ chồng em trai, Thao hằm hằm đến trước mặt cả Thuần như trút nỗi bực dọc:

- Ông làm thế này bằng bôi tro trát trấu vào mặt tôi!

 

Ông anh cảm thông nỗi lòng chú em, giữ giọng bình thản:

- Ơ kìa, chú Thao! Chú cứ bình tĩnh ngồi xuống đây. Anh nào anh lại đi bôi tro trát trấu vào mặt em. Nhưng chú cũng nên hiểu, vợ chồng chú thím tiếng là đang ở phố, nhưng gốc gác lại ở quê. Đi đâu thì đi, làm gì thì làm, nhưng những tục lệ ông cha truyền lại là phải nhớ. Cha già mẹ héo là việc cả đời chỉ đến một lần; còn làm ăn là việc quanh năm tứ thời. Chú hiểu ra thì anh đỡ hận, bằng không anh cũng phải chịu.

Ông bác, bà cô cũng nói vào người nửa lời kẻ một câu. Thao ngồi ngây ra một lúc, rồi gọi vợ con cầm hương hoa ra mộ ông. Cả Thuần vội giục thằng con trai vác cuốc đi theo, ra đánh vầng cỏ mới đặt lên mộ ông cho chú thím thắp hương.

Ngỡ thế là êm. Nào ngờ, Thao càng nghĩ càng thấy điên hết cả đầu. Đường đường là một giám đốc công ty liên doanh với nước ngoài mà bố về già lại âm thầm lặng lẽ, thân bằng bạn hữu gần xa không ai về phúng viếng. Mà phúng viếng bây giờ nào chỉ có nắm hương, vòng hoa, còn kèm cả phong bì tiền trăm tiền triệu, có anh để tỏ "lòng thành" còn nhét tới vài tờ trăm đô vào nữa ấy chứ. Nhưng thế là hết. Tang đã đưa. Ba ngày đã xong. Còn ai hương hoa phúng viếng. Dẹp, dẹp hết đi! Thao vừa hét toáng lên vừa vứt chăn gối, và cả chiếc máy di động ngổn ngang xuống nền nhà. Tao, tao không chịu cái nước lép này! Tiếng Thao rống lên trên giường trong phòng điều hòa nhiệt độ. Vợ Thao chạy bổ vào, nhặt vội chiếc máy di động bấm số gọi: "Chú Hưng đấy hả. Chị đây. Chú đến ngay nhé. Có khi phải đưa anh đi bệnh viện. Ừ. Bị choáng. Đến ngay, em nhé.

 10-1998

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/84083


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận