Trái Tim Hoàng Gia Chương 12


Chương 12
Chắc là tôi nghe nhầm. Không thể nào.

Trái tim nhà vua ư? Tim vua thường rất to. Những trái tim vĩ đại. Nếu không  thế  thì làm sao họ chiến đấu và tiến hành các cuộc thập tự chinh được? Nhưng trái tim này Trông  không  hề lớn. Nó  nhỏ và buồn thảm.

“Chúng ta không  biết nó  có phải là tim vua không , G ạ,” bố nói. “Nếu biết rồi thì tôi đã không  ở đây. Về mặt vật chất thì ta biết nó  là tim người. Theo như kích cỡ thì nó  làtim một đứa trẻ. Đó là tất cả những gì chúng ta biết.”

“Không  phải chỉ là một đứa trẻ,” bác G nói. “Nó  là tim của hoàng thái tử Louis-Charles, con trai của vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Đức vua bị mất tích của nước Pháp.”

“Đó là cậu nghĩ thế ,” bố nói.

“Tôi biết từ  trong xương mình,” bác G nói.

“Xương cậu chả ý nghĩa gì cả. Nhưng xương bà mẹ thì có, nếu chúng ta có thể  lấy được chúng,” bố nói.

“Nếu?” tôi nói. “Không  thể  lấy được ư?”

Bác G lắc đầu. “Không  được. Sau khi bị xử tử, phần cơ thể  còn lại của hoàng hậu Marie Antoinette bị quẳng vào một ngôi mộ thÔng  thường. Một người hầu sau đó đã đào ra được một thứ  mà bà ta nghĩ có thể  là xương chân của hoàng hậu. Chúng nằm trong một quan tài ở St. Denis, nhưng” – bác G nhún vai – “ai mà biết được chứ.”

“Vậy mọi người sẽ dùng cái gì?” tôi hỏi.

“Vài năm trước, tóc của hoàng hậu Marie Antoinette đã được đem xét

nghiệm. Kết quảtốt và rõ ràng, vì vậy ta có thể  dùng chúng.”

“Guillaume, ly của Lewis hết rồi kia. Rót thêm rượu cho anh ấy đi,” Lili nói, đặt một rổ bánh mì lên bàn.

Bác G rótrượu cho mình và cho bố tôi. Ông  mời tôi một ly nhưng tôi lắc đầu từ  chối.

“Quả tim đến từ đâu?” tôi hỏi bác, vẫn nhìn vào tấm ảnh. “Ý cháu là sao nó lại nằm trong cái bình này?”

Bác G nhìn cha tôi. “Cậu chưa kể   cho con bé à?”

“Tôi vừa kể   xong còn gì. Tôi cho nó  các thÔng  tin cơ  bản. Những thứ

chúng ta biết là sự thật.”

“Cái gì thế ạ? Đó là một quả tim?”

“Đúng.”

“Lewis, Lewis, Lewis,” bác G thở dài. “Nào, đến đây ngồi Andi,” bác nói, kéo một chiếc ghế ra cạnh mình. “Câu chuyện rất hấp dẫn. Bác sẽ kể   cho cháu.”

“G, tôi không  nghĩ là Andi muốn biết…” cha tôi bắt đầu nói.

“Có, con muốn biết,” tôi nói, khó chịu vì Ông  nói thay ý kiến của tôi.

Ông  ném cho tôi một cái nhìn đau đớn, rồi gật đầu.

“Được thôi,” Ông  nói. “Nhưng đừng có kể   chuyện, G ạ. Hãy cho con bé biết sự thật. Bối cảnh chung quanh và tin đồn là không  liên quan.” Bác G ngả người ra ghế. “Vậy công  việc của tôi và Aulard, Lefebvre,

Schama, và Carlyle, và vô số các sử gia khác… đều là chuyện kể   hết à?” bác nóng nảy nói. “Những lời kể  lại của người đương thời? Những thư từ  và lời khai, và những ghi chép trong tù? Không  là gì ngoài bối cảnh và tin đồn ư?”

Cha tôi cầm lấy những bức ảnh từ  tay tôi. Ông  đẩy chúng ra xa tít tận cuối bàn. “Trái tim một con người không  được tạo ra từ  những câu chuyện,” Ông  nói.

“Trái tim nào cũng được tạo ra từ những câu chuyện,” bác G nói.

“Một trái tim được làm từ  protein tạo ra bởi axit amin, hoạt động bởi các khớp thần kinh điện.”

Bác G cười khì. “Cô bạn gái Minna trẻ trung xinh xắn của cậu – cậu yêu côta bằng cả trái tim mình, hay một sự kết hợp ngẫu nhiên nào đó của các axit amin?”

Bốđỏmặt. Ông  nổi giận. Bởi vì cô bạn gái mới xinh xắn – và có thai – của Ông  hai mươi lăm tuổi. “Chẳng có gì là ngẫu nhiên về axit amin cả,” Ông  gắt gỏng, “còn tình yêu – và bất kỳ cảm xúc nào khác – dù chúng ta có muốn tụng ca nó  đến mức nào, thuần túy chỉ là một chuỗi những dấu hiệu hóa học.”

Bác G phá lên cười. Ông  hích vai tôi. “Đấy chính là lý do vì sao bác tuyển bố cháu!” Ông  nói. “Vì bố cháu là người không  có chút ảo tưởng nào. Bố cháu chính xác, công  bằng và thế giới biết điều đó.”

“Vớ va vớ vẩn, Guillaume,” cô Lili nói, đặt một đĩa thịt hầm xuống bàn. “Anh tuyển anh ấy vì anh ấy là nhà khoa học nổi tiếng đoạt giải Nobel và tất cả báo chí sẽ đăng ảnh của anh ấy và không  có gì anh yêu thích hơn là được công  chúng chú ý.”

“Anh cần được công  chúng chú ý, em yêu ạ. C ả một sự  khác biệt đấy.”

“Còn em cần phải dọn bữa t ối ra bàn. Anh đủ hào hiệp giúp em chứ?” Lili nói. Giọng cô lộ vẻ khó chịu.

“Anh sẽ giúp em,” bố nói, theo cô vào bếp.

“Thật hả bác G? Bố cháu tham gia vào việc này là để giành sự  chú ý của truyền thÔng  ạ?” tôi hỏi.

Nghe có vẻ không  gi ống bố tôi cho lắm. Ông nổi tiếng nhưng Ông  không  quan tâm chuyện đó. Tất cả những gì quan trọng với Ông , tất cả những gì từng có ý nghĩa với Ông , là công  việc.

“Phải, đúng thế ,” bác G nói. “Nhưng đây là bác cần sự  chú ý, không  phải bố cháu. Bảo tàng sẽ có cả một cuộc triển lãm về câu chuyện đằng sau trái tim và quá trình xét nghiệm nó . Bố cháu biết cái bảo tàng này có ý nghĩa như thế  nào với bác. Đó là lý do vì sao Ông  ấy đồng ý cho bác mượn tên Ông  ấy vào dự án này. Một khi Ông  ấy tham gia, đảm bảo chúng ta thu được sự quan tâm khổng lồ. Từ  báo chí, truyền hình, và cả internet. Và sự  quan tâm đem lại tiền.”

“Vậy câu chuyện đó như thế  nào? Bác vẫn chưa kể   cho cháu.”

“Ừ bác chưa kể  ,” bác G nói. “Đi ều cháu phải hiểu về Cách mạng Pháp, Andi ạ, là thế  này: mặc dù nó  đủ m ạnh đểl ật đổ nền quân chủ t ồn tại hàng trăm năm, nó  cũng cực kỳ yếu ớt. Luôn trong tình trạng bị tấn công . Và những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn, những kẻ nhi ệt thành tin rằng loài người xứng đáng được hưởng một thứ tốt hơn sự  ngạo ngược của các Ông  vua, cố bảo vệ nó , thường là khá tàn nhẫn.”

“Ừm, bác G?” tôi cắt ngang. “Ý cháu là câu chuyện về trái tim. Còn chuyện lịch s ửđó thì cháu biết khá rõ rồi.”

Bác Gnhướng mày lên. “Thật à?”

“Vâng. Cháu học về C ách mạng Pháp ở trường. Và cách mạng Mỹ, Nga, Trung Quốc, Campuchia, và Cuba. Cách mạng luôn là chủ đề được yêu thích tại trường St. Anselm. Ý cháu là, ngay cả bọn trẻ chưa đến tuổi đi học cũng đội mũ của Che.”

Bác G phá lên cười. “Vậy thì nói cho bác nghe,” Ông  nói, “cháu biết gì nào?”

“À ừ… Nước Pháp phá sản, công  nhân đói khát, quý tộc nổi điên, vân vân và vân vân. Vì vậy ba giai cấp, đại diện  cho thường dân, giáo sĩ, và quý tộc liên minh với nhau,  tự gọi mình là Liên hiệp Quốc gia, và l ật đổ vua. Các nước Áo, Anh, và Tây Ban Nha không  thích chuyện đó nên họ tấn công  Pháp. Vài người Pháp cũng không  ưa chuyện đó, thế  là nội chi ến diễn ra. Maximilien Robespierre l ợi dụng hỗn loạn mà củng cố quyền l ực. Rồi Ông  ta khuấy động thời kỳ Thống trị khủng bố và chém đầu các kẻ thù của mình, tức là gần như tất cả mọi người, bao gồm cả những nhà cách mạng ôn hòa hơn – như Georges Danton và Camille Desmoulins – những người này cố ngăn cản Ông  ta. Khi số người còn lại trong Liên hiệp cuối cùng cũng hiểu rarằng Ông  ta là một tên thần kinh, họ chém đầu Ông  ta. Một chính phủ mới được lập lên, Hội Đồng Chấp Chính, nhưng nó  không  tồn tại được lâu. Napoleon Bonaparte đã tóm lấy quyền lực và  tự xưng mình là hoàng đế. Và rồi kiểu như nước Pháp trở lại từ đầu. Vậy đấy. Nói tóm lại là vậy.”

“Nói tóm lại?” bác G cau mày nói. “Tóm lại? Đây là Cách mạng Pháp cháu ơi! Làm gì có cái gọi là tóm lại!”

Bác G ghét chuyện đi đường tắt. Bác ghét các thứ  tổng kết, phát biểu ngắn gọn, những khoảng chú ý ngắn ngủi và đổ tất cả cho nước Mỹ. Cuốn sách về cách mạng của Ông  dài 1100 trang.

“Thôi nào bác G, kể   cho cháu nghe về trái tim đi,” tôi nói. Chuyện quả tim nhỏ xíu nằm trong cái bình thủy tinh kia thật quá phi lý. Tôi muốn biết vì sao nó  lại nằm trong đó.

“Được rồi,” bác thở dài. “Chúng ta ti ếp tục câu chuyện vào năm 1793. Nền quân chủ s ụp đổ. Chi ến tranh nổ ra. Nước Pháp tuyên bố nền cộng hòa và gia đình hoàng tộc bị t ống vào tù ở Paris, trong một pháo đài bằng đá cổ tên là Temple1. Đức vua bị quy tội chống lại nền cộng hòa và bị chém đầu. Chẳng bao lâu sau hoàng hậu cũng đi theo Ông . Sau cái chết của họ, con trai họ là hoàng thái t ử Louis-Charles bị giam gi ữ trong Temple. Cậu là một đứa trẻ mới tám tuổi đầu, nhưng là người kế vị ngôi vua, là một m ối hi ểm nguy ghê gớm cho Cách mạng. Có những kẻ muốn giải thoát cho cậu bé và nhân danh cậu mà cai trị. Để ngăn chặn việc cậu trốn thoát, Robespierre đã giam sống cậu một cách cẩn m ật. Cậu được gi am tách bi ệt tại một tòa tháp cao ngất và lạnh l ẽo, córất ít người lui tới. Ởđây không  có lò sưởi để sưởi ấm và chỉ có giẻ rách làm quần áo. Cậu cô độc và sợ hãi. Cậu dần yếu đi và ốm đau. Cuối cùng, cậu phát điên.”

“Nhưng đó là… hành hạ trẻ em. Sao mọi người có thể để chuyện đó xảy ra?” tôi hỏi Ông . “Cậu ấy chỉ là một đứa trẻ. Sao mọi người không  tập hợp biểu tình? Hay là vận động hành lang để đóng cửa cái nơi đó lại? Như Gitmo ấy.”

“Tập hợp biểu tình? Vận động hành lang?” Bác G cười khúc khích nói. “Dưới thời Robespierre? Ôi, cô cháu người Mỹ bé bỏng của bác, cháu phải nhớ rằng nước Pháp lúc đó  tự gọi nó  là một nước cộng hòa nhưng thực chất là một nền độc tài và những kẻ độc tài không  tiếp thu phê phán tốt cho l ắm. Tên Robespierre ranh ma đảm bảo để rất ít người biết được chuyện gì đang xảy ra với Louis-Charles. Tuy vậy, đến năm 1795… hượm đã, bác có một bức tranh của cậu bé ởđây… một bức chân dung. Nó  bi ến mẹđi đâu rồi nhỉ?” Bácvới lấychồng ảnh đen trắng, vàbắt đầu tìm. “Bác đang nói đến đâu ấy nhỉ?” Ông  nói.

1 The Temple: là một pháo đài có từ  thời Trung cổ ở Paris, được xây dựng từ  thế  kỷ XII, như một cơ  quan đầu não của Âu châu thời bấy giờ. Vào thế  kỷ XIII, nó  thay thế  các công  việc trước đó của Vieille Temple (Temple cũ) ở Le Marais. Vài phần trong pháo đài này sau đó được dùng như một nhà tù.

“Bác đang bảo là rất ít người biết chuyện gì đang xảy ravới Louis-Charles,” tôi nói.

“P hải rồi. Sự nghèo khổ và thiếu thốn lương thực cuối cùng cũng gây ra tác động. Tháng Sáu năm 1795, ở tuổi lên mười, Louis-Charles chết. Đây chính là điều mà Robespierre, và rồi những kẻ nối nghiệp của lão ta, muốn. Lão ta không  thể  sai giết chết đứa trẻ vì như thế  sẽ quá man rợ− ngay cả lão ta cũng thấy thế . Nhưng lão cũng không  thể  để cho nó  sống. Nguyên nhân cái chết được tuyên bố chính thứ c làdo bệnh lao xương. Khám nghiệm tử thi được tiến hành và khi thi thể  được mở ra, Pelletan − một trong số các bác sĩ, đã đánh cắp trái tim đứa trẻ.  Ông  ta dùng khăn mùi xoa bọc lại và lén đem nó  ra khỏi tù và… A! Đây rồi.”

Bác Glấy ra một bức ảnh từ  chồng ảnh và đưa cho tôi. “Nó  đây – hoàng thái tử Louis-Charles. Bức chân dung này được vẽ khi cậu bé tám tuổi. Khi cậu và gia đình bị cầm tù ở Temple. Cháu nhìn ra được chứ? Cháu có thể thấy nét lưỡng lự trên khuôn mặt cậu bé, sự  lo lắng…”

Tôi không  trả lời Ông . Tôi không  nói gì. Tôi không  thể  nói gì. Bởi cậu bé trong bức tranh giống hệt Truman. Mặt em cũng có cái vẻ hệt nhưthế  vào ngày hôm đó. Lần cuối cùng tôi tạm biệt em. “Đi đi, Tru,” tôi nói. “Cứ đi đi. Em sẽ ổn mà.”

Tôi đẩy bức ảnh đi, nhưng đã quá muộn. Nỗi đau đớn xâm chiếm lấy tôi thật quá nặng nề, tôi có cảm giác như mình vừa rơi xuống cái hố đầy mảnh thủy tinh vỡ.

“B ác đang nói tới đoạn bác sĩ P elletan đã lấy quả tim và…”

“Chúa lòng lành, mình vẫn đang nói về quả tim à?” cô Lili nói, đặt đánh sầm một đĩa thịt gà xuống.

“… và lén đưa nó  ra khỏi Temple.”

“Guillaume!” cô Lili quát. Cô nói tiếp. Tôi không  nghe được từ  nào bởi đang phải cố nén nỗi đau lại, nhưng tôi nghe được chuyện bác Guillaume lẽ ra không  nên mang những bức ảnh này ra. Trước mặt tôi. Anh không  đợi được ư? Một cậu bébị chết? Cùng tuổi với Truman. Anh đang nghĩ gì thế ? Sao lúc nào anh cũng nói về người chết thế ? Con bé khốn khổ này chưa nghe đủ chuyện chết chóc ư? Nhìn nó  kìa! Trông  nó  như một các xác chết! Anh không  nhìn thấy ư?

Bố nhìn tôi khi cô Lili m ắng bác G. Trong mắt Ông  không  hề có sự giận dữ, hay thất vọng, hệt như mọi khi, chỉ có nỗi buồn. “Bố xin lỗi,” Ông  khẽ khàng nói. “Bố không  muốn kể   cho con nghe chuyện xét nghiệm. Hay cho con thấy bức ảnh. Bố không  muốn làm con buồn.”

“Vậy tại sao lại bắt con tới đây?” Tôi hỏi Ông .

Tôi cảm thấy một cánh tay đặt lên tay mình. Đó là tay bác G. “Bác vô cùng xin l ỗi, Andi. Bác không  nghĩ gì cả. Lẽ ra bác không  nên kể   cho cháu nghe chuyện đó. Bác cứ bị cảm xúc cuốn đi,” Ông  nói.

“Không  sao đâu ạ, bác G,” tôi nói, bởi tôi còn biết nói gì nữa? Nhưng mọi chuyện không  ổn. Tôi lén nhìn thật nhanh bức ảnh lần nữa, trước khi cô Lili lấy nó  đi khỏi bàn, và tất cả những gì tôi có thể  nghĩ đến là một bé trai bé bỏng, cô độc trong bóng tối cách đây hai trăm năm, đói, lạnh, sợ hãi. Bởi một lão điên tên là Robespierre. Và nó  khi ến tôi nghĩ đến một thằng bé khác, nhìn lên bầu trời mùa đông  xám xịt trong lúc bị chảy máu đến chết trên một con phố ở Brooklyn. Bởi một thằng điên khác.

Bác G vẫn đang nói. “Chỉ bởi vì bác muốn tìm thấy những câu trả lời nên bác mới dai dẳng theo đuổi câu chuyện đó đến vậy,” bác nói. “Bác muốn tìm hiểu lý do tại sao. Bác muốn hiểu bài học quan trọng nhất mà lịch s ử dạy chúng ta.”

“Thế  thì chắc là: thế  gi ới này tởm bỏ mẹ,” tôi nói. Một cách chua chát.

Bố suýt sặc rượu. “Chúa ơi, Andi!” Ông  nói. “Xin lỗi ngay lập tức. Ở đây con là khách và con không  được nói…”

“Không , Lewis,” bác G nói. “Con bé không  việc gì phải xin lỗi. Nó  nói đúng. Vào năm 1789, khi Cách mạng nổ ra, đã có rất nhiều hy vọng, cảm giác mọi thứ  có thể  xảy ra. Nhưng đến khi nó  kết thúc – sau những cuộc nổi loạn, t ử hình, tàn sát, chi ến tranh – chẳng còn lại gì nhiều ngoài máu và sợ hãi. Người nghèo phải khốn khổ chịu đựng, lúc nào cũng vậy. Kẻ giàu có cũng khốn khổ; rất nhiều người bị chém đầu. Nhưng không  ai khốn khổ bằng đứa trẻ ngây thơ tội nghiệp này.”

Bác G trầm ngâm nhìn vào cốc rượu của mình một lúc, rồi nói, “Bác đã dành ba m ươi năm đời mình để cố hiểu đi ều đó. Để hiểu làm thế  nào chủ nghĩa lý t ưởng đã lật đổđược nền quân chủ, đã s ản sinh ra những khái ni ệm như tự do, Bình đẳng, Bác ái, lại có thể bi ến t ướng thành một sự  nghi ệt ngã nhưvậy. Ba m ươi năm nghiên cứu và viết lách, vậy mà bác vẫn không  có được l ời giải thích.”

“Vậy thôi. Kết thúc. Chúng ta không  nói chuyện này nữa,” cô Lili tuyên bố. “Anh muốn một lời giải thích phải không  Guillaume? Em có ngay cho anh: Hầu hết những sự nhốn nháo được gọi là lịch s ửxảy ra là vì các vị vua và tổng thống không  thỏa mãn với một con gà ngon và một ổ bánh mì thơm. Giámà họ thỏa mãn thì mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn với chúng ta rất nhiều.”

Bác G rót thêm rượu. Chúng tôi ăn t ối. Đồ cô Lili nấu – gà quay; bánh khoai tây bơ giòn; cà rốt trộn mùi tây; và bánh mì giòn; rất ngon nhưng tôi không  nuốt nổi. Tôi chỉ muốn ra khỏi đây và đi ngủ đểnỗi buồn xé nát tôi ra ởnơi không  ai nhìn thấy được.

Trong bữa t ối, bác G, bố, và cô Lili bàn chuyện kế hoạch. Trong vài hôm nữa bác Gs ẽđi vắng, Ông  nói. Mai Ông  bay sang Bỉ, rồi Đức – mi ễn là hàng không  không  đình công  – để gặp hai nhà di truyền học khác cũng tham gia vào cuộc xét nghiệm này. Ông  bảo bốrằng sẽ có những cuộc họp với thành viên của quỹ, các cuộc họp báo và rằng bố cần phải tham dự tất cả.

Ngoài những xét nghiệm DNA mà bốđang tiến hành, Ông  còn phải làm việc của một thiên tài nổi tiếng khi ởđây – giảng bài ở đại học Sorbonne, ăn tối với tổng thống, và gặp gỡ các nhà tài chính muốn đầu tư vào dự án tiếp theo của Ông .

“Thế  cháu sẽ làm gì?” bác G hỏi tôi.

Bố trả lời hộ tôi. “Andi sẽ viết đề cương cho luận văn tốt nghiệp của nó ,” Ông  nói.

“Đề tài gì thế ?” bác G nói.

“Amadé Malherbeau,” tôi bảo Ông , di một miếng thịt gà quanh đĩa.

“Malherbeau! Sao cháu không  nói trước?” bác G nói, đứng bật lên. Ông  bắt đầu tìm kiếm ở một giá sách. “Bác có vài cuốn sách về Ông  ấy. Và dĩ nhiên là giờ bác chả tìm thấy cuốn nào cả. A! Đây rồi. Cháu nên đến nhà Ông  ấy gần Bois de Boulogne. Nhạc viện sở hữu nó . Họ tổ chức các buổi hòa nhạc thính phòng ởđó. Nơi đấy có một bức chân dung tuyệt đẹp của Ông  ấy. Và bác tin là thư viện Abelard có giấy tờ cá nhân của Ông  ấy, bao gồm bộsưu tập bản nhạc.”

Ông  đưa cuốn sách cho tôi và lại ngồi xuống. Tôi cám ơn Ông , rồi tiếp tục không  ăn gì cả. Lili bảo chúng tôi hôm nào cô cũng phải dạy học. Cô bắt đầu dạy ở Trường Mỹ thuật Công  nghiệp ở Bourges vào ngày mai, rồi ở phân viện Paris vào cuối tuần. Bourges ở khá xa, nên cô sẽ ngủlại nhà một người bạn khi dạy ởđó.

“Mà nói chuyện phòng khách,” cô nói, “chắc là cháu muốn về phòng rồi, Andi nhỉ.”

Cuối cùng thì cũng được đứng lên. Tôi định dọn đĩa nhưng cô bảo thôi.

“Cứ đểđó. Bác G sẽ giúp cô. Đây sẽ là việc có ích đầu tiên bác làm trong cả ngày,” cô nói. “Để cô dẫn cháu lên phòng.”

Tôi cầm túi và hộp guitar lên và theo cô đến cuối nhà. Có hai căn phòng và một phòng tắm ởđó, được ngăn cách ra với cả khoảng không  gian trống bởi một bức tường đã được trát nhưng chưa sơn. Phòng tôi có một cái cửa sổ khổng lồ, một cái đệm trên sàn, và một giỏ hoa quả trên bàn đầu giường.

“Không  được xa xỉ lắm, cô e là thế . Vẫn còn phải sửa chữa trang trí nhiều,” cô Lili nói. “Nhưng giường cực êm luôn.”

“Tuyệt lắm ạ, cô Lili. Thật đấy. Cháu cám ơn cô,” tôi nói. Tôi mệt đến mức ngủ luôn trên sàn.

Cô bảo tôi cô sẽ để hai bộ chìa khóa trên bàn, một cho tôi và một cho bố, để tôi đi về lúc nào tùy. Tôi cám ơn cô, nhưng cô phẩy tay bảo không  có gì. Trước khi đi ra, cô cầm lấy tay tôi.

“Trông  cháu nhưhồn ma ấy, Andi ạ,” cô nói. “Gần nhưbỏđi rồi.”

Tôi nhìn cô. Tôi muốn nói gì đó nhưng không  thốt nổi nên lời.

“Lili! Mấy cuốn sách về Malherbeau của anh đâu ấy nhỉ?” bác G gọi hỏi.

Cô Lili siết tay tôi. “Quay về với chúng ta đi nhé,” cô nói. Và rồi cô đi ra.

Tôi đóng cửa, tắt đèn, và nằm xuống giường. Tôi nhìn ra cửa sổ lên bầu trời đêm, tìm xem có sao không . Nhưng chả có sao trăng gì. Chỉ vài bÔng  tuyết lơ lửng trong không  trung. Tôi nên ngồi đậy. Đánh răng. Đi giải. Uống thuốc an thần. Nhưng tôi cứ nằm ỳ. Tôi mệt quá. Tôi nhắm mắt lại, hy vọng ngủ được, nhưng những hình ảnh cứ bập bùng trong đầu tôi – hình ảnh quả tim bé nhỏ, buồn thảm đó. Của khuôn mặt bé bỏng, sợ hãi đó.

Paris. Thật làmột ý tưởng tuyệt vời. Nó  cóthể  khi ến đầu óc con được thư thả, bố nói.

Tôi bật cười, rồi khóc nức lên. Tôi khóc cho đến lúc ngủ thiếp đi.

 Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/17246


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận