Trái Tim Hoàng Gia Chương 15


Chương 15
Tôi bước đi. Hàng dặm, hàng dặm liền. Xuôi theo phố Rue Saint-Jean tới Rue du Faubourge Saint Antoine.

 Rồi rẽ sang phía Tây về quảng trường Bastille. Tôi cứ thế bước. Vào trung tâm Paris. Đến lúc tôi tới Rue Henri IV thì khoảng hai giờ chiều. Hôm nay là ngày trong tuần, giữa mùa đông, và phố xá rất vắng lặng. Tôi cứ thế đi.Phía Nam. Về phía con sông.

Tôi có thể chơi ở đó. Sẽ không ai bảo tôi dừng lại. Không ai bảo tôi rằng âm nhạc là không đủ, trong khi âm nhạc là thứ duy nhất tôi có.

Tôi đi xuống chỗ mặt nước, đi xuống những bậc thềm bằng đá hẹp, và tôi ở trên bờ kè – một lối đi bằng đá rộng rãi ôm quanh con sông. Có một cái ghế dài gần đó. Tôi bỏ guitar và túi xuống, lấy di động ra và gọi tới văn phòng bác sĩ Becker. Cuộc gọi được chuyển vào hộp thư thoại. Tôi gọi vào di động của mẹ. Được chuyển vào hộp thư thoại. Rồi tôi ngồi xuống và cởi bốt với tất ra. Chân tôi đau nhừ. Tôi lấy vài miếng băng dán cá nhân, dán lên chỗ rộp, và lại đi tất vào.

Tôi dừng lại vài lần ở Saint-Antoine. Ở một tiệm bán đồ họa phẩm, ở tiệm thực phẩm Tàu, và một cửa hàng quần áo vintage. Tôi thọc tay vào túi, lấy ra những thứ mình đã mua, và đặt lên ghế băng. Màu vẽ và cọ. Một hộp trà nhỏ có in hình những bông hoa. Một hộp phấn có gắn trang sức trên nắp, sáu cái khuy thủy tinh và một lọ nước hoa. Tất cả làcho mẹ tôi. Tôi sẽ gửi cho bà.

Tôi sẽ bịa ra các câu chuyện vềtừng thứ. Như bà vẫn thường làm. Tôi sẽ viết chúng ra và bảo với bà rằng những cái khuy này là trên một chiếc váy của Edith Piaf1 còn lọ nước hoa là của Josephine Baker2 còn cái hộp phấn từng được một thành viên trong Phong trào Kháng chiến, người này để các tin bí mật trong đó, dùng.

Tôi ước giá chi mình được nhìn thấy gương mặt mẹ khi bà mở cái hộp ra. Tôi ước gì mình không ởđây, ngồi trên ghế băng trong cái lạnh cắt da. Tôi ước mình ở nhà với bà. Tôi ước bà đang vẽ còn tôi thì chơi nhạc. Một buổi tối trong phòng khách nhà chúng tôi. Trong ánh sáng lờ mờ của đèn điện. Trong nỗi đau chung, không thể nói nên lời của chúng tôi.

Có tiếng nước vỗ khe khẽ bên dưới. Tôi đứng lên, bước tới mép bờ kè và nhìn thấy một con chuột nước đang bơi đi. Nó lặn xuống, biến mất dưới mặt nước xám xịt của sông Seine, và tôi nghĩđi theo nó mới dễ dàng làm sao. Tất cả những gì tôi phải làm là bước một bước. Một bước. Nước sẽlạnh nhưbăng. S ẽ vật vã một lúc, rồi buông xuôi.

Điện thoại đổ chuông. Tôi mở ra nhưng không nhìn số.

“Alô?” tôi nói, thật sự hy vọng là mẹ tôi chứ không phải bác sĩ Becker.

“Mình đang có giờ học vào lúc này, phải không nhờ?”

“Thầy Nathan ạ? Thầy Nathan ! Ôi không. Ối, khỉ thật!”

Tôi không thể tin được là mình lại quên. Chúa ơi, ngu xuẩn thế không biết. Giờở nhà là buổi sáng. Sáng thứ Ba. Tôi có giờ học với thầy Nathan vào thứ Ba và thứ Sáu lúc nghỉ giải lao.

“Sao thế?” lúc này thầy hỏi, giọng lộ vẻ lo lắng.

1 Édith Giovanna Gassion, thường được biết đến với nghệ danh Édith Piaf và trước đó là La Môme Piaf (19 tháng 12 năm 1915 -10 tháng 10 năm 1963) là nữ ca sĩ huyền thoại của Phápthế kỷ 20.

2 Josephine Baker (1906 – 1975) là nghệ sĩ nổi danh của Hoa Kỳ. Bà là vũ công, ca sĩ và diễn viên điện ảnh.

“Em đang ở Paris, thầy Nathan. Trong ba tuần. Em không muốn, nhưng bố em về nhà và ông ấy… ông ấy đưa mẹ em vào bệnh viên. Bệnh viện tâm thần. Ông ấy bảo bàcần phải đi vàrằng em không thểở một mình và rằng ông đi Paris làm việc và rằng em phải đi với ông ấy, vì thế em đang ở đây. Lẽ ra em phải gọi báo cho thầy biết. Em quên béng mất. Em thực sự xin lỗi, và…”Truyen8.mobi

Đột nhiên giọng tôi vỡ òa và tôi bật khóc. Tôi không ngăn nổi mình. Tôi nhớ mẹ tôi. Tôi nhớ thầy Nathan. Tôi nhớ Brooklyn. Tôi lạnh, sợ hãi và chán ngấy – chán phải giải thích, chán khi mình bị tâm thần và hoàn toàn dở hơi, chán cái sựđiên rồ lén lút đi theo tôi từng giây từng phút từng ngày bất cứ nơi nào tôi đi qua.

“Andi ơi?” Thầy Nathan nói, nhưng tôi không trảlời ông được.

Làm đi, đồ thất bại, tôi tự nhủ. Làm đi, đồ hèn nhát. Làm đi và xong. Nào. Một bước thôi là mày ở dưới nước.

“Andi, nghe thầy này. Nghe này.”

Chỉ một bước nhỏ thôi.

“Em có biết là Bach đã mất đứa con gái nhỏ, ba con trai và rồi vợ mình, Maria Barbara không?” Thầy Nathan nói. “Em có biết không?”

Tôi hít thật sâu, nhanh và thở hồng hộc. “Em không biết.”

“Rồi ông và Anne Magdalena, người vợ thứ hai, mất thêm bốn đứa con gái và ba con trai nữa. Mười một đứa con thân yêu đã bị chết. Mười một!”

“Ý thầy là gì, thầy Nathan? R ằng mười một nhiều hơn một à? Vì vậy em không có quyền à?”

“Nhiều chuyên gia âm nhạc đã tự hỏi: Sao Bach có thể sống sót qua được sựđau đớn đến nhường đó? Sao phổi của ông vẫn đẩy và hít không khí được? Sao trái tim ông không ngừng đập? Và trên hết, làm thế nào mà ông vẫn tiếp tục viết nhạc được? Cho Cantata. Bản Suite dành cho đàn

Cello. Bản Mass. Bản Concerto. Thứ âm nhạc đẹp đẽ nhất mà thế giới từng được nghe. Em có biết ông ấy làm thế nào không? Thầy sẽ nói cho em biết.”

“Em đang nghĩ là thầy sẽ nói.”

“Một lần một nốt.”

“Được rồi, nhưng thầy Nathan ơi, vấn đề là: Em không phải là Bach.

Không ai là Bach cả.”

“Một nốt. Một nhịp. Một tiết nhạc một lần. Em sẽ làm thế nhé?”

Tôi không nói gì.

“Em sẽ làm thế.” Lần này không phải là câu hỏi.

“Được rồi. Vâng. Em sẽ làm thế.”

Chúng tôi dập máy. Tôi ngồi xuống băng ghế, vòng tay ôm chân, và

gục mặt xuống đầu gối.

Một nốt, thầy nói. Tất cả những gì tôi cần chỉ là một nốt.

Tôi ngẩng đầu lên. Cây guitar nằm trên ghếcạnh tôi. Khi tôi với lấy nó, đột nhiên có tiếng phanh kít ở con phố phía trên tôi, rồi tiếng còi gay gắt. Tôi nghe tiếng một gã hét – chắc hắn ta đã ra khỏi xe – và rồi tiếng một bài hát đang bật, cólẽ là trên radio trong xe – “Norwegian Wood.” Một giai điệu cay đắng, đẹp đẽ. John Lennon viết hồi những năm sáu mươi với sựtrợ giúp của Paul McCartney ở quãng tám giữa.

Tôi ôm cây guitar và nhắm mắt lại; ngón tay tôi tìm thấy nó – cái nốt đó. Cái nốt mà Bach cần khi một đứa con qua đời. Cái nốt mà John Lennon cần khi ông thức dậy một mình. Cái nốt mà tôi cần lúc này.Truyen8.mobi

Tôi gảy hỏng đoạn đầu. Hailần. Rồi tôi thành công và cứ thế gảy, bị giai điệu đẹp của Lennon kéo đi, chìm đắm trong những hợp âm buồn bã của ông. Chìm đắm trong âm nhạc.

Tôi chơi hết bài hát và khi những nốt cuối cùng ngân vang và tắt dần, tôi nghe một tiếng bụp nhỏ. Tôi mở mắt ra và thấy một đồng euro sáng bóng nằm trong hộp đàn guitar. Một ông lão chống gậy đang bước đi.

Trong vài giây tôi không hiểu gì, rồi tôi nhận ra – ông ấy nghĩ tôi là kẻ vô gia cư. Tôi biết là ông có thể nghĩ thế, khi mà tôi ngồi trên ghế với đôi bốt cởi ra và tất cả đồ đạc bày ra xung quanh, nhưng dù có vậy chăng nữa.

“Này!” tôi hét lên. “Đợi đã!”

Tôi nhặt đồng xu và đuổi theo ông trong tình trạng chân đi tất, guitar trong tay. Tôi bảo với ông là ông nhầm rồi. Tôi không phải kẻ vô gia cư, trông chỉ như thế thôi. Tôi cố trả đồng tiền lại. Ông bảo tôi là tôi hiểu nhầm. Tiền đó không phải là bố thí; nó là đểtrả cho bài hát dễ thương của tôi. Ông ấy rất thích nó.

Trông ông buồn bã trong chiếc áo khoác, với mái tóc bạc và hàm râu bạc, và chắc là do viên thuốc tôi uống thêm sáng nay bởi vì trong vài giây tôi nhìn thấy ông. Không phải ông của lúc này. Mà ông của ngày xưa. Khi lần đầu tiên ông nghe bài hát đó. Một chàng trai trẻở Paris. Liệu ông từng có một cô gái không? Tôi có thể nhìn thấy qua đôi mắt đẹp buồn, và già nua của ông rằng ông từng có một cô gái.

Ông giơ tay lên chạm vào riềm mũ. “Cám ơn, cô gái. Tạm biệt,” ông nói rồi bước đi.

Tôi trân trối nhìn theo ông, và rồi nhìn xuống đồng xu trong tay mình. Tôi cho vào túi, ngồi xuống ghế, và chơi.

Một nốt một lần.

 Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/17298


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận