Trái Tim Hoàng Gia Chương 13


Chương 13
Tôi tỉnh dậy, nghe thấy tiếng ồn chói tai.

 

Tôi ngủ quên không thay quần áo, với tất cả thứ kim loại trên người. Khuyên tai đang chọc vào đầu tôi. Vòng thì vướng vào tóc. Di động trong túi sau chọc vào mông tôi. Đôi bốt làm chân tôi đau nhức.

Bên trong người tôi cũng đang có tiếng om sòm. Đêm qua tôi quên uống thuốc, một việc cực kỳ ngu xuẩn.

Tôi ngồi dậy, vào phòng vệ sinh, nuốt hai viên Qwell, rồi thêm viên nữa, dùng tay hứng nước vòi để cho chúng trôi qua họng. Tôi xem giờ – đã gần trưa – rồi đi tìm cà phê.

Bố ngồi ở bàn ăn, nói chuyện bằng điện thoại bàn nhà bác G. Ông bật loa ngoài, vì như thế ông có thể vừa nói chuyện, vừa nhắn tin cho trợ lý, vừa uống cà phê, vừa đọc một luận án. Tôi gật đầu với ông. Ông gật lại.Truyen8.mobi

Trên bàn có chùm chìa khóa và một tờ gi ấy cô Lili viết bảo tối nay cô sẽ ở lại Bourges và ga tàu điện ngầm, cô cũng viết những nơi bán hoa quả, bánh, và pho mát gần nhất là ở đâu. Chẳng có cái nào gần cả. Ở đây thì đi đâu cũng xa l ắc xa l ơ.

Tôi vào bếp và sung sướng khi thấy trong bình vẫn còn cà phê. Tôi rót một cốc bự, húp sụp soạp, và thở dài khi thế giới chuyển từ màu đen trắng sang đủ sắc màu sặc sỡ. Khi tôi với tay lấy một cái bánh  sừng bò thì di động đổ chuông.

“Chào.”

“Vậy à? C ậu đang ở đâu? Tiếp đón chu đáo cực.” “Tớ đang ở trên mái nhà. Trốn.” “Trốn ai?”

“Bà già chứ còn ainữa? Cậu đang ở đâu thế? Sáng nay tớ sang nhà cậu mà chả có ai cả.” “Tớ đang ở Paris.” “Chà. Tuyệt quá. Này, nếu cậu vẫn còn muốn tự sát thì chả còn nơi nào thuận lợi hơn. Nhà thờĐức Bà, tháp Eiffel, cảđống cầu nữa…” “Cậu nghe chuyện rồi à?” Tôi nói, rụt người lại. “Cảlớp nghe rồi. Có khi cảtrường. Arden kể.” “Nó nói gì?”

“Nó bảo cậu yêu Nick và yêu từ lâu rồi. Rằng cậu lao vào cậu ta. Nhưng cậu ta thì yêu nó và từ chối cậu, thế là cậu buồn quá định nhảy xuống từ trên mái nhà cậu ta.”

Cái gì cơ? Chuyện hoàn toàn không phải thế.” “Chả quan trọng. Arden là một đứa thiên tài về độc ác.” “Cậu nói đúng một nửa.” “Giờ cậu không làm thế được.”

“Làm cái gì?” “Tự sát. Nếu cậu làm thế thì Arden Tode được coi là nói đúng.” “Chà. Không nghĩ ra đấy. Cậu nói đúng.”

Tôi nghe một giọng khác trong điện thoại. “Vijay? Viiii-jay!” “Ối không,” Vijay nói. “Vijay? Vijay Gupta, con ở trên đó phải không?”

“Tớ phải chạy đây.Bà già tới. Mànày, mẹ cậu đâu? Bác đi với cậu hả? Làm cách nào cậu đưa bác ra khỏi nhà?”

“Không, bà không ởđây.” Tôi nói với cậu. “Bà… bà đang ở trong bệnh viện, V ạ.”

“Bệnh viện? Chuyện gì xảy ra thế? Bác khỏe không?”

“Không. Phòng dành riêng cho người tâm thần. Bố tớ đưa bà vào đó.”

“Rồi ông đưa cậu đi Paris,” nó nói.

“Ừ. Bởi vì bố con tớ rất hợp nhau, cậu biết đấy? Bố tớ với tớ thích ở bên nhau lắm. Cùng nhau ở Paris thật tuyệt quá mức. Vàomột mùa đông chết chóc. Thêm vài ngày chịu đựng cáisự tuyệt vời này là tớ cũng vào viện tâm thần luôn.”

“Viiiii-jay!”

“Tớ sẽ gọi lại cho cậu, Andi, nhưng mà này…”

“Sao cơ?”

“Tớ chỉ nói đùa thôi, cậu biết đấy. Chuyện tháp Eiffel các thứấy.”

“Tớ biết.”

Một khoảng im lặng. Tôi không nói được gì. Tôi đoán là cậu cũng

không nói nổi. Hồi trước tôi đã suýt đến mức đó. Cái chết. Lần này tôi lại đang đến gần nó. Tôi biết điều đó. Và cậu cũng biết.

“Đừng,” cuối cùng cậu nói. “Đừng làm thế.”

Tôi nhắm mắt lại và siết chặt điện thoại. “Tớ đang cố, V ạ. Thực sự cố,” tôi nói với cậu.

“Nhé?”

“Ừ.”

“Thực tình, cậu ổn chứ?”

“Tớổn. Nào đi màgọi cho tổng thống Kazakhstan đi.”

Tôi dập máy. Tôi không ổn. Về lâu về dài thì không. Tay tôi run bần bật. Cả người tôi run bần bật. Trái tim ám ảnh tôi. Suốt giấc mơ dài dằng dặc đêm qua tôi thấy nó. Tôi thấy cả Max nữa. Tôi thấy hắn đi đi lại lại, dậm chân và khoát tay. “Maximilien R. Peters!” hắn gào lên. “Liêm khiết, tất lẽdĩngẫu và bất biến!” Truman ởđó. Cốđi qua mặt hắn.

Giá như tôi có thể quay lại. Quay về phố Henry. Vào cái buổi sáng tháng Chạp xám xịt. Tất cả những gìtôi cần chỉ là một phút. Không phải lúc hệ trọng gì. Không phải là cái thời điểm để sáng tác một bản hợp xướng. Xây dựng lâu đài. Chiến đấu trong một cuộc chiến. Chỉ là vài giây vớ vẩn. Cái loại thời gian ta cần đểbuộc dây giày. Bóc một quả chuối. Hỉ mũi. Nhưng tôi không có được nó. Và tôi sẽ không bao giờ có được nó.Truyen8.mobi

Bố cũng nói chuyện điện thoại xong. “Bác G để lại cho con mấy cuốn sách về Malherbeau,” ông bảo tôi. “Trên bàn cà phê.”

Tôi bước qua phòng để xem sách, cảm thấy biết ơn khi tìm được thứ làm mình xao lãng, và thấy một cuốn sách có cảnhững bản nhạc trong đó

– bao gồm một bản Concerto giọng Si thăng Thứ mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Tôi quên béng cái bánh sừng bò đi. Cùng tất cả những chuyện khác. Tôi đặt sách xuống và nhấc cây guitar cũ – cây đàn bác G cho tôi chơi tối hôm qua – ra khỏi thùng. Tôi đọc bản nhạc, tay dò theo từng nốt, cố hình dung các nốt này nằm trên dây đàn sẽ thế nào. Nhưng khó quá. Malherbeau hẳn phải có ngón tay như loài tinh tinh – một con tinh tinh cực nhanh – thì mới đánh được những nốt này nhanh đến vậy. Chúng tràn lan khắp cả. Tôi bắt đầu chơi theo bản nhạc trước mắt, cảm giác như cuốn theo hoàn toàn trong niềm thích thú mà những thanh âm thế kỷ mười tám hòa điệu với nhạc cụ thế kỷ mười tám mang lại.

Và rồi, trước khi tôi chưa chơi đến nửa trang nhạc đầu tiên thì bố tôi nói, “Con đừng chơi nữa được không? Bố đang làm việc.”

“Con cũng thế,” tôi phản pháo.

Ông ngẩng lên. “Con cần phải viết luận văn, chứ không phải chơi đàn.”

“Đây là luận văn của con.” Hay nói chính xác hơn, đây sẽ  là luận văn của tôi, nếu tôi tiếp tục định làm một cái luận văn.

Ông lộ vẻ nghi ngờ. “Thật à? Giả thuyết của con là gì?” ông nói.

“Vâng… ừm, về cơ bản, nếu không có Amadé Malherbeau, thì sẽ không có Radiohead,” tôi nói, hy vọng chấm dứt câu chuyện ởđó. Nhưng không.

“Tại sao lại là Malherbeau? Ông ta thì có gì đặc biệt đến vậy?” Trông bố tôi như thể ông thực sự quan tâm đến chuyện tôi đang nói vậy. Thật là bất bình thường.

“Ông ấy phá vỡ rất nhiều quy tắc,” tôi nói. “Ông ấy không chịu viết những bản hòa âm đẹp đẽ. Mà đi vào những nốt nhỏ. Và nghịch âm. Ông bắt đầu chơi với quãng ba cung, và…”

“Cái gì cơ?”

“Quãng ba cung. Con quỷtrong âm nhạc.”

“Cái quái quỷ gì thế?”

“Rất buồn cười, bốạ.”

Ông mỉm cười trước câu đùa dởtệ của mình, rồi nói, “Không, thực đấy.

Bố nghiêm túc.”

“Đó là một cái tên khác cho quãng 4 tăng,” tôi nói.

“Và quãng 4 tăng là?”

Tôi ngần ngừ trước khi trả lời. Bởi tôi thấy nghi ngờ. Thế này quá kỳ cục, đột nhiên ông lại quan tâm tới âm nhạc. Ông đang có âm mưu gì đó.

“Nó là một quãng ba cung – một quãng kéo dài qua ba nốt nhạc,” cuối cùng tôi nói. “Nó được dùng để tạo ra nghịch âm trong hòa âm.” Mặt ông đờ ra. Tôi nghĩ một lúc, rồi nói thêm, “Bố biết khi ca sĩ Tony hát bài ‘Maria’ trong phim West Side Story chứ? Đó là một quãng ba cung. Quãng ba cung cũng nằm trong những nhịp m ở đầu của ‘Purple Haze’. Và cả trong bài hát chính của phim Gi a đình Simpson.”

“Nhưng tại sao nó lại được gọi là con quỷ trong âm nhạc?”

“Dạ, câu trảl ời là do quãng ba cung có thể nghe như không cân đối, có vấn đề. Nhưng thật ra là do quãng ba cung t ạo ra sự căng cân đối trong một bản nhạc– và rồi đểsự căng đó lại mà không gi ải quyết. Như ki ểu đặt ra một câu hỏi không thểtrảl ời.”

“Và vì thế mà nó như con quỷ?”

“Quãng ba có cái tên đó trong thời Trung cổ bởi vì những gi ới chức trách giáo hội không thích bị cật vấn. Những người hỏi quá nhi ều câu hỏi thường thấy mình bị buộc vào cột và lên giàn thiêu. Giáo hội không cho phép những ai sáng tác nhạc thánh – nó nhưthể là hợp đồng sáng tác ngon lành nhất mà một nhạc sĩ có thể giành được vào hồi đó – dùng quãng ba.”

Gi ờ thì tôi lao vào rồi. Thực sựđang nói ba láp như điên. Bởi tôi không học gì ngoài một quãng ba kỳ quặc, hay ho. Quả tình, tôi mải mê nói đến m ức quên hết những nghi hoặc. Quên những nghi ngờ. Quên rằng lẽ ra mình phải khôn ngoan hơn.

“Vậy, Malherbeau là người đầutiên dùng quãng ba à?” ông hỏi.

“Không, bốơi. Sự thay đổi về hòa âm – trong những ý tưởng đã được chấp nhận hòa âm nên là thế nào – bắt đầu từ rất lâââu trước thời Malherbeau. Các nhà sáng tác bắt đầu phá luật cũ từ thời Phục hưng. Đến thời kỳ Baroque1, Bach đã dùng quãng ba, tuy hiếm khi, nhưng ông đã dùng nó. Haydn cũng thế

1 Thời Baroque: Thời Baroque tiếp nối thời Phục hưng và được coi như thời đại hoàng kim của âm nhạc. Khởi đầu vào đầu thế kỷ thứ 17 và kết thúc vào năm 1759 với cái chết của G.F. Handel.

rồi sau này là Mozart. R ồi Beethoven xuất hi ện và đưa nó lên thành nghịch âm. Và Malherbeau, chịu ảnh hưởng của Beethoven, đưa nó lên đến mức cao hơn nữa.”

“Nhưng Beethoven đâu có chơi guitar. Ông ấy chơi piano mà.”

“Vâng… thế thì sao?”

“Thế thì làm sao ông ấy gây ảnh hưởng lên một tay chơi guitar được?”

Tôi vỗ vào trán mình. “Ừm, bố ơi? Người chơi guitar không chỉ nghe guitar. Họ nghe âm nhạc. Bố có thể nghe thấy tiếng guitar của Malherbeau trong nhạc phẩm chơi bằng piano của Liszt. Bố cũng cóthể nghe được nó, sau đó rất lâu, trong các nhạc phẩm của Debussy và Satie. Và rồi trong nhạc của Messiaen, một nhà soạn nhạc điên rồ người Pháp đi ra ngoài khuôn khổ và làm đủ trò điên rồ – những thứ chẳng hạn như sáng t ạo ra nhạc cụ của riêng mình và nghe tiếng chim hót. Bố có thể nghe thấy ông ấy ở M ỹnữa. Trong rất nhi ều bản nhạc blue và jazz. John Lee Hooker học tập ông ấy. C ả Ellington và Miles Davis nữa. R ất nhiều ban nhạc alternative rock như Joy Division và the Smiths cho thấy sựảnh hưởng của ông ấy.”

“Vậy con sẽ gi ải thích s ự so sánh thế nào?” ông hỏi, cắt ngang l ời tôi .

“Bằng các ví dụ,” tôi bảo ông, sốt ruột muốn nói nốt câu. “Và rồi cả Jonny Greenwood, tuyệt đối là người kế thừa âm nhạc của Malherbeau. Một tay guitar cũng chạm vào gi ới hạn, hệt như Malherbeau, t ạo ra những thứm ới m ẻ, đẹp đẽ, và…”

“Hượm đã… Ví dụthế nào?” bốhỏi.

“Các mẩu nhạc. Những đoạn mà con sẽ chú thích. Một phần trong trình chiếu Powerpoint. Sao cơ?”

Ông khoanh tay trên ngực và nhíu mày. “Bố không biết nữa, Andi ạ.

Bố nghĩ có vẻ mạo hi ểm. Khó mà thực hi ện được. Bố nghĩở giai đoạn này viết riêng về Malherbeau thôi thì khôn ngoan hơn. Bàn về cuộc đời và tác phẩm của ông, rồi cuối cùng kết luận một chút về di sản ông để lại. Con cần đạt được điểm cao cho luận văn.”

Tôi cảm thấy như mình bị đấm. Thì ra là thế. Ông chẳng quan tâm quái gì tới âm nhạc hay t ại sao nó lại có ý nghĩa quan trọng với tôi. Đây là về điểm số. Với ông mọi thứ đều liên quan tới điểm số.

Tôi hiểu điều đó. Tôi hiểu ông. Vậy mà cớ vì sao tôi lại hy vọng? Tại sao tôi lại nghĩ l ần này lại khác?

“Những đứa khác làm gì? Vijay dùng hình thức gì?”

“C ậu ấy viết một bài luận.”

“Nghe này, bốthực sự nghĩ là…”

“Quên đi,” tôi nói, ngậm miệng. Và đóng cửa lòng lại.

“Quên đi? Quên cái gì? Luận văn của con?” ông nói, giọng ông vút lên. “Bố s ẽ không quên nó đi, Andi ạ. Con cũng không quên. Con có biết chuyện này quan trọng thế nào không? Nếu con không hoàn thành luận văn thì không được tốt nghiệp. Nếu con hoàn thành nó, và nó tốt, thì có thể – bố nhấn m ạnh t ừ có thể – giúp bù lại những môn con đã thi trượt học kỳ này.”

Ông ti ếp t ục nói, nhưng tôi không còn nghe nữa. Tôi đang ước. Tôi ước gì ông có thể lắng nghe âm nhạc. Ước gì ông có thể lắng nghe tôi. Ước gì chỉ trong một hai phút thôi, ông có thể nhắm mắt lại mà nghe bản Concerto dành cho Son thứ tuyệt hay của Malherbeau, bản Concerto Pháo hoa, và cảm nhận được điều mà tôi cảm nhận. Cảm thấy âm thanh vang vang trong những khúc xương rỗng của mình. Cảm thấy tim mình đập theo nhịp bốn và tám.Truyen8.mobi

Tôi ước ông có thể nghe thấy tiếngkim khí lạnh l ẽo trong bản “Idioteque” của Radiohead và nhận raHợp âm Tristan1 mà Wagner đã dùng ởđoạn mởđầu của bản Tristan and Isolde. Ông có thểbiết rằng mẩu nhạc đó đến từmột đoạn Paul Lansky2, được sáng tác cho máy tính, được gọi là “nhẹ nhàng và chậm rãi,” hoặc ông có thể không nhận ra, nhưng chắc chắn ông sẽ nhận ra cái hợp âm bốn nốt. Ông sẽ biết rằng ngay cả trong hợp âm được đặt tên cho Wager thì cũng không phải Wager sáng tạo ra nó. Ông nghe nó trong Concerto Pháo hoa của Malherbeau và ông dùng nó, kéo nó ra và chuyển nó sang nốt La thay vì Rê. Rồi ông truyền nó lại cho Debussy. Debussy đã dùng nó trong vở opera của mình, Pelléas et Mélisande. Và Debussy truyền lại cho Berg và Berg dùng lại nó cho Lyric Suite3 của mình. Sau đó Lansky đã lấy nó từ Berg. Và Radiohead lấy nó từ Lansky rồi đưa cho tôi.

Ước gì ông có thể thấy rằng âm nhạc đang sống. Vĩnh viễn. Rằng nó mạnh hơn cái chết. Mạnh hơn thời gian. Và rằng sức mạnh của nó kéo chúng ta lại với nhau khi không một thứ nào khác có thể làm được.

“Andi? Con có nghe không? Nếu học kỳ tới con khá hơn, đạt được điểm A cho luận văn, vàtốt nghiệp trường St. Anselm với điểm trung bình B, con có thể vào được một trường dự bị tốt. Học ởđó một năm để nâng điểm lên, rồi có thể bố sẽ giúp con vào được Standford. Trưởng ban xét duyệt hồ sơ xin học ở đó là bạn tốt của bố.”

“Con không biết là Stanford có chương trình âm nhạc đấy,”

1 Hợp âm Tristan: được sử dụng trong bản Opera và nhạc kịch Tristan and Isolde của Richard Wagner – tác phẩm thường được xem là dấu mốc trong sự phát triển của âm nhạc Tây phương.

2PaulLansky (sinhnăm1944): lànhà soạnnhạcchonhạcđiệntử và nhạcmáytínhngười Mỹ. Ông bắt đầu trình diễn các tác phẩm từ những năm 1970 cho tới nay. Có thể kể đến các đĩa nhạc của ông như sau: Smalltalk (1990), Homebrew (1992), More Than Idle Chatter(1994)và 8đĩanhạckhác.

3 Lyric Suite: là tác phẩm cho nhóm tứ tấu đàn dây được Alban Berg sáng tác vào giữa những năm 1925 và 1926, sử dụng những phương pháp xuất phát từ kỹ thuật 12 tone của Schoenberg.

tôi nói.

Ông nhìn tôi hầm hầm một lúc lâu rồi nói, “Trường St. Anselm đã kiểm tra con…”

“Có. Con biết mấy chuyện đó.”

“… lúc học mẫu giáo. Và lớp năm. Và lớp chín. Lần nào con cũng đạt 155 điểm. Mức của thiên tài. Như Einstein.”

“Hay Mozart.”

“Con có thể làm bất cứđiều gì trong đời mình. Bất cứ thứ gì con muốn.”

“Trừ thứ con muốn.”

“Andi, âm nhạc không đủ…”

“Âm nhạc đủ. Nó còn hơn cả đủ,” tôi nói, giờ thì giọng tôi vút lên.

Tôi cố kìm cơn giận. Cố không cãi nhau. Nhưng thật khó. Thật sựkhó làm sao.

“Làm thế nào âm nhạc giúp con thanh toán các hóa đơn, hả Andi? Chơi guitar thì con có thể kiếm được tiền như thế nào? Chúng ta đâu phải ai cũng là Jonny Radiohead1 được, con biết mà.”

“Chắc chắn rồi.”

Ông bắt đầu nói gì đó, nhưng rồi không nói hết vì di động của ông đổ chuông.

“Ai cơ? Văn phòng bác sĩ Becker? Vâng. Vâng, tôi đây. Nối máy cho ông ấy. Matt à? Chào. Không, tôi… sao cơ? Cô ấy bị làm sao?”

1 Jonny Radiohead: Là nhà soạn nhạc và nhạc sĩ, được biết đến nhiều nhất với tư cách thành viên của ban nhạc rock alternative Radiohead của nước Anh.

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/17282


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận