Giọng nói làm tôi giật bắn cả mình. Tôi lại chìm đắm trong cuốn nhật ký. “Sao cơ?” tôi nói. Quá to.
Người đàn ông giơ một ngón tay lên môi. “Đây là tài liệu cô yêu cầu,” ông nói, ra hiệu về mấy hộp thẻ cạnh mình. “Xin ký tên vào đây. Có năm hộp tất cả. Một đựng giấy chứng tử và di chúc của Amadé Malherbeau. Ba hộp đựng bản nhạc của ông. Một hộp đựng giấy tờ cá nhân. Ông ta đặt các hộp lên bàn, rồi đưa cho tôi tờ phiếu.
“Vâng ạ. Cám ơn,” tôi vừa nói vừa ký. “Này, bác có biết tại sao không có giấy khai sinh không?”
“Cháu nói sao?”
“Giấy chứng tử của Amadé Malherbeau thì có trong catalog ở đây nhưng không có giấy chứng sinh. Tại sao lại thế?”
“Ông ấy sinh năm bao nhiêu?”
Tôi biết năm ông chết, và khi chết bao nhiêu tuổi, nên tôi nhẩm tính. “1775,” tôi nói.
Người đàn ông mỉm cười. “Lâu quá rồi. Có khả năng là giấy khai sinh của ông ấy đã bị tiêu hủy trong những năm tháng thăng trầm của Paris. Nó có thể bị cháy. Hay bị bom đánh nát vụn. Hay bịẩm ướt làm hỏng nếu nó được cất trong tầng hầm, như rất nhiều sổ sách. Nếu Malherbeau sinh ra ở đây, thì có thể nó vẫn nằm trong tầng hầm của một tòa thị chính cổ nào đó.”
Ông ta lấy lại các tờ phiếu, cho lên xe đẩy rồi đẩy đi. Nhưng rồi đột nhiên ông dừng và quay lại. “Hoặc…,” ông nói.
“Hoặc sao ạ?”
“Hoặc nếu ông ấy sinh ra không có tên là Amadé Malherbeau. Có lẽ ông ấy có tên khác. Giấy tờ khai sinh và chứng tử của chúng tôi có đối chiếu chéo theo năm nếu cháu muốn xem xét.”
Hừm. Không nghĩ ra chuyện đó. “Năm 1775 có bao nhiêu bản ạ?” tôi hỏi.
“Vài ngàn.”
“Ừm, thôi ạ, cháu cám ơn. Cháu chỉ có mỗi hôm nay thôi, bác thấy đấy? Không phải cả đời.”
Người thủ thư đi khỏi và tôi bắt tay vào việc. Giờ đã 10:15 rồi mà tôi còn rất nhiều việc phải làm trước giờ nghỉ trưa. Tôi bắt đầu mở hộp có giấy chứng tử ra thì nghe thấy một tiếng nện đánh sầm. Truyen8.mobi
Tôi giật bắn cả mình nhìn lên. Đó là Yves Bonnard. Ông ta dùng một cái búa nện xuống bàn. “Số mười hai! Xin đeo găng vào!” ông ta quát.
Dĩ nhiên số mười hai là tôi. Tất cả những người khác đều đang nhìn tôi như thể tôi vừa giết một người. “Lỗi của cháu,” tôi nói. Tôi đeo găng vào và giơ tay chào Yves. Ông ta nheo mắt nhìn tôi, giơ một ngón tay lên. Tôi tin chắc ý ông ta là tôi đã phạm lỗi một lần.
Tôi mở hộp đầu tiên và cẩn thận lấy giấy chứng tử và di chúc của Amadé Malherbeau ra. Mọi thứ khá rõ ràng. Ông chết vào tuổi năm mươi tám, tại gia. Ông không có vợ và người thừa kế, vì thế ông đểlại tất cảmọi thứ cho Nhạc viện Paris. Tất cả tài liệu đều nói lên những điều tôi đã biết rồi, nhưng trông chúng rất hay, những chữ cái to bay bướm viết bằng mực.
Lênả nh chắc chắn là sẽ rất đẹp.
Tiếp theo, tôi mở hộp giấy tờ cá nhân và bắt đầu xem xét. Trong đó có các hóa đơn. Hàng đống hóa đơn. Tất cả mọi thứ từ ngựa cho tới đồ đạc cho tới quần áo cho tới xe ngựa.
Có thư từ của các nhà xuất bản nhạc, của các chủ sở hữu rạp hát, của những người muốn ông bi ểu di ễn t ại nhà họ. Có m ột lá thư của nhà soạn nhạc và nhạc sĩ violon Paganini có địa chỉ gửi thưở London. Tôi lấy nó ra và hào hứng đọc, nghĩ có thể các học giả đã bỏ qua cái này bởi tôi chưa đọc được nó trong bất cứ cuốn sách nào; hy vọng sẽ được đọc một cuộc thảo luận dài, hay ho, đầy tri thức vềnhững triết lý âm nhạc chung của họ.
Nhưng không. Cả bức thư Paganini than phiền về đường xá Anh, khán giả Anh, những khách sạn ẩm ướt ở Anh, cái thứ thời tiết tệ hại ở Anh, và thức ăn không nuốt nổi ở Anh. Ông kết thúc thư bảo rằng ông rất mong ghé qua Paris vào tháng Sáu, trên đường về Genoa, và uống cà phê với ông bạn Malherbeau dưới dàn hoa hồng trong vườn của ông.
Tôi thất vọng đặt nó vào lại hộp. Tôisẽphải chụp rất nhiềuả nh, hóa đơn và thưtừ− nếu tôi làm chúng mờ đi, nó sẽ là phông nền tuyệt vời cho các slide Powerpoint của tôi – nhưng tôi vẫn phải nói về Malherbeau trong phần giới thiệu, tôi vẫn phải nói điều gì có ý nghĩa về ông, mà không thứ nào trong số này, không thứ nào trong những kiến thức tôi đọc được trong sách, khiến cho tôi có thể hiểu ông hơn. Ý tôi là, tôi biết nói gì đây? Rằng ông thích cà phê và hoa hồng? Nói thế thì tôi sẽ chẳng ra sân bay được.
Rồi tôi mở cái hộp đựng nhạc đầu tiên của ông. Bản “Concerto giọng La thứ” của Malherbeau nằm ngay trên cùng. Tôi đã nhìn thấy bản nhạc. Tôi có một bản cho riêng mình, bản “Concerto Pháo hoa.” Tôi đã chơi bản này hàng trăm lần rồi. Nhưng tôi vẫn bất ngờ khi thấy nó – hay khi nhìn thấy những nốt và nhịp chính xác như ông đã viết ra – khi cảm thấy bàn tay của người nghệ sĩ lớn trên trang gi ấy.
Tờ giấy vẫn có màu trắng đục, nhưng các mép đã rách và có màu nâu.
Tôi cẩn thận cầm bản nhạc ra và bắt đầu chơi. Vàinốt bị biến dạng. Có những nốt chấm và gạch chéo và tôi nhận ra bản mình đang nhìn không phải bản cuối cùng mà là bản nháp. Và nó không hay cho lắm. Thực ra thì nó khá lộn xộn.
Tôi nhìn bản nhạc tiếp theo trong hộp. Lại một bản nháp khác của chính bản concerto đó. Bản này thì có cải thiện rõ rệt. Tuyệt không? Có thêm bốn bản nháp của bản concerto đó. Tôi đặt chúng theo thứtự lên bàn trước mặt mình để có thể nhìn tất cả các trang đầu tiên cùng một lúc. Nhìn từ bản này sang bản kia, tôi có thể thấy Malherbeau đã thay đổi những gì và tại sao lại thế. Tôi có thểthấy đầu óc ông làm việc như thế nào. Tôi có thể thấy sự độc nhất vô nhị. Phẩm chất thiên tài. Truyen8.mobi
Tim tôi bắt đầu đập dồn dập. Tôi bị kích thích bởi tất cảnhững thứ này đến nỗi tay tôi bắt đầu nhấn nhịp trên một cái cần đàn vô hình, mà không nghĩ ngợi gì. Còn chân thì nhịp nhịp. Và hát các nốt. Ba ba ba BAH da dadadada DAH da…
Và rồi tôi lại nghe thấy nó. Tiếng búa nện. Giọng của Chúa vang lên: “S ố mười hai, yêu cầu trật tự!” Tôi nhìn lên. Yves Bonnard đang giơ hai ngón tay lên. Thêm lần nữa là tôi toi.
“Xin lỗi!” tôi thì thầm.
Đúng lúc đó, đúng giây phút đó, điện thoại tôi đổ chuông. Sẽ không đến nỗi quá tệ nếu nhạc chuông của tôi là bản Suite dành cho Cello số 1 của Bach và âm lượng được cho nhỏ. Nhưng không. Nhạc chuông của tôi là “Kashmir.” Bật to. Rất to. Mà tôi thì không tìm thấy điện thoại ở đâu cả. Tôi thọc tay vào túi xách rồi túi áo khoác. Robert Plant đang hát líu lo về thời gian và không gian mà tôi thì không thể nào tìm được nó. Tôi lại túm lấy túi. Tôi điên cuồng trút hết mọi thứ ra – ví, chìa khóa, nhật ký của Alex
– rồi thấy nó. Cuối cùng cũng thấy. Nó nằm dưới cuốn nhật ký.
Tôi tắt nó đi. Xung quanh im lặng như tờ. Không ai lật trang giấy, ho hay viết lách gì cả vì họ đang bận trố mắt nhìn tôi trong nỗi sợ hãi và kinh hoàng. Tôi không muốn nhìn lên bàn thủ thư, nhưng tôi đã nhìn. Và tôi thấy đúng thứ mà tôi nghĩ mình sẽ thấy – Yves Bonnard giơ ba ngón tay lên.
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!