Tôi đang đứng trước bức chân dung của ông, do Jean-Baptiste Greuze vẽ vào năm 1797, nhưng tôi rất có thểđang nhìn vào bức ảnh của Mick Jagger do Annie Leibovitz chụp hồi 1977. Malherbeau m ặc một cái áo sơ mi trắng, cổ áo phanh ra. Mái tóc dài của ông xõa trên vai. Đôi môi ông đầy đặn, xương gò má cao, còn cặp mắt thì đen và nghiêm nghị. Tôi đã nhìn thấy bản sao của bức chân dung này trong sách vở nhưng so với bản thật nó không sao bì được.
Ông ngồi ở ghế, cầm một bông hồng nhung. Một chi ếc gai trên cành hoa đâm vào ông. Máu rỉ ra từ một ngón tay. Cạnh ông có một cái bàn và trên bàn đặt một bức tranh vẽ hình một đàn ông và một phụ nữ. Ng ười đàn ông tóc đen, mắt đen. Người phụ nữ tóc vàng, rất đẹp. Họ cũng cầm hoa hồng.
Một tấm biển trên tường giải thích rằng hai người trong bức họa được coi là Malherbeau và người phụ nữ ông yêu. Bởi Malherbeau không kết hôn, người ta cho rằng mối tình đã bị tan vỡ, và ý tưởng này được nhấn mạnh bởi hai người trong tranh cũng cầm hoa hồng và Malherbeau cũng cầm hoa hồng – một thứ đẹp đẽ có gai khiến tay ông chảy máu.
Tôi nhìn kỹ bông hồng hơn. Cách những cánh hoa được vẽ, kích cỡ của cái gai – tôi thề là mình đã thấy nó ở đâu rồi. Tôi lùi lại và chụp ảnh bức chân dung. Rồi tôi đi tiếp, chụp bức tường, với lớp gi ấy sơn tay đã bạc phếch, những tấm rèm bằng lụa đa-mát cũ, khung cảnh nhìn ra từ cửa sổ nhà ông.
Tôi di chuyển khó khăn. Tôi có cảm giác như chân mình bịđau. Thuốc Qwell phát huy tác dụng. Tôi ngủ được một chút, rồi cố bò rakhỏi giường lúc gần trưa, tắm rửa, rồi đi qua cả thành phố Paris tới Bois de Boulogne. Tôi đã nói sẽ nộp bản đề cương cho bố tối nay và tôi thực lòng định thế. Mai tôi sẽ lên máy bay. Tất cả những gì tôi phải làm lúc này là bước một chân tới trước chân kia.
Tôi đến đây vào giờ cuối cùng để chụp ảnh cho luận văn của mình. Nhân viên đồng ý cho chụp ảnh miễn là không dùng đèn flash. Một phần ở tầng dưới – phòng vũ hội cũ – đã biến thành phòng hòa nhạc; toàn bộ phần còn lại được dùng đểtrưng bày đồ đạc của Malherbeau. Cho đến lúc này, tôi đã chụp một chiếc vihuela, một chiếc guitar baroque, và một chiếc mandolin của nhà soạn nhạc này, cùng với những bức ảnh chụp quần áo, đồ đạc, vài cái bình cà phê, bản nhạc, và tượng. Truyen8.mobi
Tôi đi từ phòng này sang phòng khác, chụp thêm ảnh. Tôi lại đi qua bức chân dung, và khi đó đột nhiên tôi nhớ ra mình đã nhìn thấy bông hồng kia ởđâu – trên một cái huy hiệu ở nhà bác G. Ông bảo nó rất cổ và nó thuộc về bá tước vùng Auvergne. Trên đó có viết những từ -Từ máu hoa hồng, hoa huệ mọc lên.
Tôi tự hỏi không biết có mối liên hệ gì không. Có lẽ là không. Ý tôi là, có thể là gì chứ? Rất có khả năng bông hồng của Malherbeau là một biểu tượng đau buồn của tình yêu mất mát. Như cái biển hiệu kia viết.
Mắt tôi đưa từ bông hồng lên mắt của Malherbeau, tối sẫm và đầy ám ảnh. Tôi thấy thương cho ông. Tôi thấy mình giống ông. Không phải giống nhà soạn nhạc thiên tài Malherbeau. Mà là một Malherbeau người tình gặp tình yêu ngang trái. Tôi tự hỏi không biết có phải chính trái tim tan vỡ là thứ khiến ông có cảm hứng sáng tác ra thứ âm nhạc tuyệt vời không. Tôi tựhỏi chuyện gì đã xảy ra giữa ông và người phụ nữtóc vàng kia.
Có thể là họđã cãi nhau. Có thể cô ta đã phải lòng kẻ khác. Có thể bố cô ta không thích nhạc sĩ. Có thể cô ta sống ở Brooklyn.
“Thưa cô, buổi hòa nhạc sắp sửa bắt đầu,” một nhân viên bảo tôi. “Nó là một phần của chương trình chiều thứ Bảy của chúng tôi. Nếu cô muốn tham dự, xin mời cô lên lầu và tìm chỗ ngồi.”
Tôi nhìn đồng hồ – đã bốn giờ chiều – và bảo với anh ta là tôi không xem. Tôi thực sựmuốn nghe nhưng tôi phải quay về nhà bác G. Tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Tôi nhìn Malherbeau lần cuối. Sau đôi mắt kia ẩn chứa biết bao buồn đau. Vàrất nhiều âm nhạc. “Cháu ước mình biết được ông đã bị làm sao,” tôi thì thầm.
Tôi bước tới cửa và ra ngoài. Khi tôi đóng cửa lại sau lưng, một chiếc guitar đơn lẻ bắt đầu chơi.
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!