Trái Tim Hoàng Gia Chương 31


Chương 31
Cô Lili đã về nhà.

 

Còn hai con phố nữa tôi mới về đến nhà của cô và bác G nhưng tôi đã ngửi thấy mùi thức ăn cô nấu trong gió – bơ, hành, bánh mì nóng. Tôi rảo bước, và năm phút sau, tôi đang lên cầu thang vào nhà.

“Andi? Cháu đấy à?” cô gọi từ trong bếp với ra khi tôi mở cửa. “Cháu về cô mừng quá! Bật hộ cô tivi lên nhé? Kênh bốn. Bác G mới gọi. Bác ấy với bố Lewis của cháu chuẩn bị xuất hiện trên Agenda. Bố Lewis đang ở studio ở Paris. Còn bác G thì truyền hình trực tuyến từ Brussels.”

Agenda là cái gì ạ?” tôi hỏi, treo áo lên và đặt túi xuống bàn. Bố lên tivi rất nhiều nhưng tôi nhớ là ông chưa bao giờ xuất hiện trong chương trình này.

“Nó giống như Larry King ấy mà,” cô nói.

Tôi bật tivi lên. Chương trình đã bắt đầu rồi. Khi tôi ngồi xuống sopha, người dẫn chương trình, Jean-Paul gì đó, một gã hippie mặc áocổ lọ và đeo kính kiểu emo, đang tường thuật vắn tắt tin buổi tối.Cô Lili vội chạy lại, trên tay bưng một cái khay có hai bát xúp bốc khói. Cô đặt khay xuống bàn cà phê và đưa cho tôi một bát.

“Cám ơn cô,” tôi nói, nhận lấy từ tay cô.

Xúp hành – món yêu thích của tôi – với một miếng bánh mì nướng to bự phủ một lớp pho mát dày. Thơm kinh khủng. Tôi cắn miếng bánh mì, mắt nhìn màn hình tivi, đợi xem bố với bác G được gi ới thi ệu, nhưng vị khách đầu tiên là Carla Bruni, nói về album m ới nhất của cô ấy.

Cô Lili vội chạy vào trong bếp lấy cốc rượu. Carla nói chuyện, hát, rồi đến chương trình quảng cáo. Khi chương trình tiếp tục, Jean-Paul ngồi đối diện với bố tôi. Mặt bác G trên màn hình phía sau họ.

“Kính thưa quý vị khán giảđang theo dõi chương trình tại nhà và tại studio này, xin m ời quý vị xem hình ảnh này,” Jean-Paul nói. Máy quay tập trung vào một bức ảnh đen trắng ông ta đang cầm. “Các vị có thểthấy một chi ếc lọ thủy tinh. Nhìn gần hơn. Có thấy lọ thủy tinh này đựng gì không? Đó là một quả tim. Đúng thế. Một quả tim con người.” Có tiếng rìrầm t ừ phía khán giả. Một hoặc hai người há hốc mồm. “Phản ứng của tôi cũng hệt nhưvậy,” Jean-Paul nói. “Quả tim này, bé bỏng và m ỏng manh, t ượng trưng cho một bí ẩn vĩ đại và vĩnh viễn – bí ẩn bắt đầu ở Paris hai trăm năm trước, vào những ngày cuối cùng của Cách mạng, và hy vọng sẽkết thúc tại Paris trong vài ngày tới.”

Máy quay tập trung vào Jean-Paul. “Trái tim nhỏ bé này thuộc về ai?” ông ta nói. “Có người bảo nó là trái tim của vua Louis XVII, vị vua m ất tích của nước Pháp. Những người khác phản đối lời tuyên bốđó. Tại sao quả tim l ại bị lấy ra khỏi cơ thể? Làm thế nào nó t ồn t ại nguyên vẹn qua hai trăm năm? Đểtrảl ời những câu hỏi này, Quỹ hoàng gia Pháp đã viện đến sự giúp đỡ của nhà di truyền  học người Mỹ nổi tiếng – tiến sĩ Lewi s Alpers, người đoạt gi ải Nobel cho công trình vềgi ải mã bộ gen người của ông, và nhà sử học người Pháp lừng danh Guillaume Lenôtre, tác giả cuốn Tự do, vi ết về lịch sử cuộc cách mạng Pháp. Tối nay chúng ta vinh dự được trò chuyện với cả hai. Xin chào mừng hai vị.”

Mọi người vỗ tay, rồi Jean-Paul nói, “Giáo s ư Lenôtre, xin nói chuyện với ngài trước. Hãy cho chúng tôi biết lịch sử trái tim này. Tại sao Quỹ hoàng gia lại liên quan tới nó?”

“Sự liên quan của quỹ bắt đầu t ừthế kỷ mười chín khi hậu duệ của Don Carlos de Bourbon, một cựu công tước của Madrid và họ hàng xa của vua Louis XVI, trao trái tim cho quỹ,” ông nói. “Họ bảo rằng nó trở thành sở hữu của tổ tiên họ vào năm 1895, và ông ta tin rằng nó là của vua Louis XVII, người con trai nhỏ của vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette.”

“Cả hai người đã bị tống giam và xử trảm trong Cách mạng,” Jean-Paul nói.

“Đúng thế. Sau khi cha mẹ mình bị giết, hoàng thái tử Louis-Charles vẫn ở trong tù dưới sự trông coi của một kẻ tàn bạo, Antoine Simon – một kẻ làm giày và thành viên của phe cầm quyền vào lúc đó.”

“Tại sao cậu bé vẫn còn bị giam cầm trong tù?”

“Lẽ ra cô không nên nói điều này, Andi,” cô Lili nói, cốhết sức để nói át giọng bác G – không dễ dàng lắm – ông đang trả lời câu hỏi của Jean-Paul và miêu tảcuộc sống trong tù của hoàng thái tử Louis-Charles. “Cháu có chắc là muốn tiếp tục xem không?”  Truyen8.mobi

“Vâng ạ. Không sao đâu cô Lili.”

Tôi muốn nghe. Tôi muốn biết. Quả tim… Nó không chỉ còn là một bức ảnh buồn với tôi nữa. Nó là thật. Tôi đang dần biết đứa bé mà trái tim đó có thể là của cậu. Và cô gái đã chăm sóc đứa bé. Đấu tranh cho nó. Bảo

đảm an toàn cho nó.

“… và, thực ra mà nói, bị cầm tù sống,” bác G nói.

“Chúa ơi, khủng khiếp quá,” Jean-Paul nói.

“Đúng thế.”

“Không có ai giúp cậu bé à?”

“Cuối cùng thì thông tin về hoàn cảnh cậu bé bị giam cầm cũng bắt đầu rò rỉ ra nhưng những ai lên tiếng đấu tranh chống lại việc đối  xử  tàn tệ với cậu bé đều bị nguy hiểm tới tính mạng.”

“Sao l ại thế?”

“Tôi cho anh một ví dụ,” bác G nói. “Sau khi Robespierre bị l ật đổ, vào năm 1794, cậu bé được một bác sĩ tới thăm – Pierre-Joseph Desault. Theo nhữngbáo cáo của mình thì Desault vào trong ngục và thấy… tôi trích dẫn, ‘một đứa trẻ điên rồ, đang chết dần, nạn nhân của sự khốn khổ tột cùng và của sự bỏ rơi, là sinh linh bị đối  xử  tàn bạo bậc nhất. Cậu bé bẩn thỉu, rách rưới, chỉ có giẻ rách che thân. Cậu không đứng nổi và không cất nổi tiếng. Desault, một người tốt bụng, đã giận  điên lên vì cách đối  xử  với hoàng thái tử Louis-Charles và nói nhưthế. Th ực ra ông ấy gọi đó là một tội ác. Chẳng bao lâu sau khi nói ra điều này, ông ta được m ời tới một bữa tối do đảng cầm quyền tổ chức. Vài ngày sau, ông bị chết. Bị đầu độc.”

“Những kẻ làm việc đó có bị kết tội không?” Jean-Paul hỏi.

Bác G bật cười. “Những kẻ làm việc đó là những kẻ có quyền kết tội người khác thì có. Anh phải nhớ rằng đây là một thời kỳ rất khó khăn của nước Pháp. Chúng ta đang nói về cái chết và sự tái sinh của một quốc gia. Đất nước vừa bi ến đổi t ừmột nền quân chủ sang nền cộng hòa và đã phải trải qua cuộc cách mạng dài dặc và đẫm máu để làm được đi ều đó. Nhiều người vẫn còn căm ghét nhà vua và gia đình ông ta. Và vì thế bày tỏ sự quan ngại với đứa trẻ hoàng tộc này là một việc rất không khôn ngoan.”

“Số phận cậu bé ra sao?”

“Nó chết, rất khốn khổ, khi mười tuổi. Khám nghiệm tử thi được tiến hành và một trong những bác sĩ thực hiện, Phillipe Pelletan, đánh cắp quả tim.”

“Rồi mang nó t ới St. Denis. Bởi vì truyền thống là thế -phải không?” Jean-Paul hỏi. “Trước Cách mạng, tim các vị vua được ướp hương và lưu giữ ở nhà thờ St. Denis.”

“Phải, chính xác,” bác G nói. “Tuy vậy, nhà thờ đã bị báng bổ trong Cách mạng. Nhiều hầm mộ đã bị mở ra vànhững gì nằm bên trong bị ném ra ngoài đường. Người ta nghĩ rằng Pelletan muốn giữ trái tim đến lúc nào

đó có thể giữ nó an toàn ở St. Denis. Ông cho nó vào một cái lọ và đổ rượu vào để bảo quản.”

“Ông ta mang nó đến St. Denis vào lúc nào?”

“Ông ta đã không mang đến. Ông ta giữ nó lại. Lâu đến mức rượu bốc hơi hết và quả tim khô dần. Trong lúc đó, nước Pháp trở lại thành một nước quân chủ. Pelletan cố trao quả tim cho vị vua mới, nhưng ông ta không muốn nhận lấy. Cuối cùng, Tổng giám mục của Paris nhận. Vào năm 1830, cuộc cách mạng thứ hai diễn ra và dinh thự của tổng giám mục bị cướp phá. Một kẻ nổi loạn đã đập vỡ cái lọ và quả tim mất tích. Nhiều ngày sau, con trai của Pelletan quay trở lại nền dinh thự tìm kiếm. Ông ta tìm thấy nó, cho vào một cái lọ mới, và bịt kín. Nhiều năm sau, trái tim được trao cho Don Carlos de Bourbon. Ông ta để nó ở nhà nguyện của một lâu đài Áo nơi chị gái của hoàng thái tử Louis-Charles và công chúa Marie-Thérèse, người sống sót qua tù đày, đã sống ởđó vài năm. Trong suốt Đại chiến thế giới thứ hai, lâu đài đã bị cướp phá, nhưng gia đình công tước đã cứu được quả tim, và như tôi đã đề cập, trả nó lại cho nước Pháp. Cho Duc de Bauffremont, người cai quản đài tưởng niệm hoàng gia ở St. Denis. Quả tim được đặt trong một hầm mộ ở đó, lúc này đây nó đang an nghỉ.”

“Một câu chuyện tuyệt vời, thưa giáo sư Lenôtre. Nhưng nếu chúng ta biết tất cả những chuyện này, nếu chúng ta biết quả tim thuộc về hoàng thái tử Louis-Charles, thì tại sao – tiến sĩ Alpers – lại có mặt ởđây? Tại sao Quỹ Hoàng gia lại phải mất công sức và tiền của để tiến hành các xét nghiệm DNA?” Jean-Paul hỏi.

“Bởi vì chúng ta không biết chắc,” bố nói.

“Nhưng các sách lịch sử…” Jean-Paul cất tiếng nói.

“Lịch sử là hư cấu,” bốcắt lời.

“A! Thôi rồi,” bác G nói.

“Giời. Đừng có nói với cháu là họ sẽ bắt đầu tranh cãi trên tivi đấy,” tôi nói với cô Lili.

Cô Lili  nhún vai. “Sao lại không? Họ cãi nhau ởbất cứđâu.”

“Giáo sư Lenôtre, xin lỗi ông nói gì cơ?” lúc này Jean-Paul nói.

“Tôi đang tựhỏi ông bạn sẽ nói mất bao lâu,” bác G nói.

Jean-P aul, e ngại mỉm cười, quay sang bố tôi. “Tiến sĩ Alpers, xin ông phát biểu quan điểm của một người làm khoa  học.”

“Hoàn toàn không phải. Quan điểm tôi vừa nêu là của Robespierre.”

Jean-P aul cố nói gì đó, nhưng bác G cắt lời ông ta. “Thôi nào, Lewis, cậu không thực sự tin rằng lịch sử là hư cấu đấy chứ.”

“Dĩ nhiên là tớ tin như thế. Lịch sử là một nghệ thuật, thứ phụ thuộc vào diễn dịch và ước đoán. Khoa  học chỉ đơn thuần dựa vào sự thật,” bố nói.

“Sựthật, phải,” bác G sôi nổi nói. “Sựthật nói cho chúng ta biết chúng talà cái gì – những chuỗi hóa chất cũng vậy. Nhưng chúng có nói cho chúng ta biết chúng ta là ai không?”

“Nếu những chuỗi hóa chất này tình cờ lại chứa vật liệu gen, thì có, chúng có nói cho chúng ta biết chúng ta là ai,” bố nói.

“Cậu đang cố tình nói cùn, Lewis ạ. Lý do duy nhất mà tớ nghĩ cậu làm thế là do đang ởtrước máy quay,” bác G nói.

“Nói cùn? Tại sao? Bởi vì tớ không lẫn lộn tin đồn với phân tích ư?” Bố nói, giọng vút lên. “Bởi vì tớ biết sự khác biệt giữa câu chuyện và sự thật ư?”

“Bởi vì cậu không chịu thừa nhận bất kỳ một sự thật nào ngoại trừ cái xuất phát từđĩa Petri1!”

1 Đĩa Petri: đĩa cạn có nắp dùng để cấy vi khuẩn.

“Ôi thôi xin cậu!”

“Giáo sư Lenôtre…” Jean-Paul nói, nhưng bác Glại cắt lời ông ta.

“Tất cả chúng ta đang nói về quả tim này,” ông nói, ngảngười tới trước trong ghế đến mức trông như thể ông sắp sửa xuyên qua cả màn hình, “liệu nó cóý nghĩa bởi vì nó được tạo rabởi protein này hay protein kia không? Không! Nó có ý nghĩa vì hoàn cảnh của nó. Nó có ý nghĩa bởi những cái gọi là câu chuyện xung quanh nó. Nó có ý nghĩa bởi vì chúng ta biết – hay chẳng mấy chốc sẽ biết – rằng nó thuộc về cơthể của một đứa trẻkhông có khảnăng tự vệ bị các nhà cách mạng cầm tù, những kẻ khước từ chính những thứ mà họ đấu tranh để giành lấy cho nhân loại –cụ thể là: tự do, bình đẳng, và bác ái – và những nỗi nhục nhã vô bờ bến không thể nói racủa họ mà mọi nhà chính trị, mọi chiến lược gia, tất cả những người làm khoa  học, nhà cố vấn, và người nghiên cứu vấn đề tỉ mỉ – hồi đó và bây giờ – những người cho rằng cáckết quả lý tưởng của Cách mạng có thể biện minh cho tính chất dã man bạo lực của nó.” Bác G ngồi lại trong ghế, m ắt trừng trừng, rồi đột nhiên lại nhoài tới trước mà nói, “và tất cả cái thứ của nợ DNA trên thếgiới này không thểdiễn đạt được một cách hùng hồn như tôi vừa làm!”

Tôi suýt sặc súp. Tôi không tin nổi là bác G vừa chửi tục trên truyền hình quốc gia.

Bố khịt mũi. “Giờ thì ai diễn trước máy quay đây?” ông nói.

Ông vàbác G cãi cọ thêm chút nữa. Jean-Paul thì sờ vào tai nghe.

“Sao họ có thể là bạn được nhỉ?” Tôi vừa lắc đầu vừa nói với cô Lili. “Họ chỉ toàn cãi nhau thôi.”

“Lúc nào chảthế. Từ hồi họ còn là sinh viên cơ,” cô Lili nói.

“Cháu đoán là những người trái ngược thì hấp dẫn nhau.”

“Họ không trái ngược,” cô Lili nói. “Họ giống hệt nhau – đam mê và nồng nhiệt. Đó là lý do vì sao họ là bạn thân đến vậy.” Cô mỉm cười, rồi nói thêm, “Lý do đó và còn một sự thật là chẳng ai khác có thể chịu nổi họ.”

Máy quay chuyển lại về Jean-Paul, ông này vẫn đang sờ tai nghe và trông rất  điên. Tôi thấy thương ông ta. Tôi cá là ông ta không hềbiết mình dính phải vụ gì. Cuối cùng thì bố và bác G cũng ngừng lại để thở, và Jean-Paul lại cố gắng để nói.

“Có rất nhiều… à ờ… câu chuyện,” ông ta nói, cau mày trước từ này, “liên quan tới quả tim. Một trong số chúng là về một đứa trẻthế thân. Vào lúc Louis-Charles chết, có nhiều người khăng khăng rằng hoàng tử nhỏ không chết trong Tháp, như các nhà cầm quyền tuyên bố. Họ tin rằng cậu đã được lén đưa ra khỏi tù và rằng một đứa trẻ chết được đặt vào chỗ của cậu, được khám nghiệm tử thi, và đem chôn. Giáo sư Lenôtre, xin cho chúng tôi biết thêm về ý tưởng đứa trẻ bị tráo đổi này.”  Truyen8.mobi

“Dĩ nhiên rồi. Sau Cách mạng, những năm đầu 1800, có vài kẻđứng ra, ai cũng tuyên bố mình là vị vua mất tích của nước Pháp, rằng anh ta đã được lén đưa ra khỏi tù vào năm 1795. Người thuyết phục nhất trong sốhọ tên là Karl Wilhelm Naundorff. Vài người hầu trước kia của hoàng gia tin rằng anh ta đích thực là Louis-Charles.”

Tôi ngừng ăn, ngạc nhiên. Tôi không hề biết là có chuyện này. Trong vài giây, tôi đã rất hào hứng và hy vọng, nghĩ rằng có thểkiểu gì đó Louis-Charles đã trốn thoát được. Có thể cậu bé đã ra khỏi Tháp canh, đổi tên, và nhiều năm sau công bố danh tính, sau khi nguy hiểm do những người làm cách mạng đe dọa đã chấm dứt.

“Thế Naundorff có phải là vị vua mất tích không?” Jean-Paul hỏi.

“Không,” cha tôi đáp, đánh tan hy vọng của tôi. “Vào những năm 1990, xét nghiệm DNA tóc và một phần xương của anh ta đã được tiến hành so với xét nghiệm DNA tóc của Hoàng hậu Marie Antoinette. Kết quả bác bỏ bất cứ mối liên hệ nào giữa anh ta và hoàng hậu.”

“Nhưng hậu duệ của anh ta không chấp nhận các kết quả này. Họ vẫn tuyên bố anh ta là vị hoàng tử mất tích,” bác G nói thêm.

“Chuyện này có ý nghĩa lớn với nước Pháp không?” Jean-Paul hỏi.

“Rất lớn,” bác G nói. “Nếu Naundorff là con trai của vua Louis XVI, chà, nó sẽ thay đổi sách lịch sử kha khá. Nó cũng sẽ đưa ra những vấn đề gai góc về việc thừa hưởng di sản. Thực ra, chính tổng thống cũng quan tâm đến vụ này. Ý nghĩa vô cùng quan trọng – và sự nhạy cảm – trong những phát hiện của chúng tôi chính là lý do vì sao chúng tôi đã mời tiến sĩ Alpers, một người Mỹ, đứng đầu quá trình xét nghiệm,” bác G nói. “Khi không chọn một nhà di truyền  học người Pháp, chúng tôi hy vọng tránh được những lời buộc tội rằng chúng ta đang tiến hành bất cứ một chính sách đặc biệt nào. Chúng tôi biết phương pháp của tiến sĩ Alpers sẽ chính xác và những phát hiện của ông là không thể nghi ngờ.”

“Tiến sĩ Alpers, tại sao việc tiến hành xét nghiệm quả tim lại phải chờ đợi lâu như vậy?” Jean-Paul hỏi. “Nó được trao cho quỹ từ hồi giữa những năm bảy mươi, vậy mà đến lúc này mới tiến hành xét nghiệm.”

“Trong nhiều năm, quỹđã ngần ngại không muốn cho phép việc lấy các mô từquả tim. Họ quan ngại về sự mỏng manh của nó và độ chính xác của kết quả. Dĩ nhiên, từ hồi những năm bảy mươi tới nay việc xét nghiệm DNA đã có những tiến bộ lớn lao và giờ đây quỹ đã tin vào công nghệ.”

“Có phải có hai nhà di truyền  học khác cũng tham gia vào việc xét nghiệm?”

“Phải,” bố nói. “Tôi sẽ tiến hành xét nghiệm ở Pháp. Giáo sư Jean-Jacques Cassiman ở Bỉ và giáo sư Bernard Brinkmann ở Đức sẽ tiến hành các xét nghiệm ở nước mình. Vì ba xét nghiệm đến từ ba phòng lab hàng đầu thế giới, chúng tôi hy vọng đưa ra kết quả đáng tin cậy.”

“Tuyệt vời!” Jean-Paul nói. Ông ta quay sang máy quay. “Kết quả những xét nghiệm DNA sẽ được tuyên bố tại St. Denis vào những tuần tiếp theo, và khi đó, Agenda cũng sẽ có m ặt ởđó. Li ệu quả tim có hé m ở bí m ật của nó chăng? Liệu nó đích thực thuộc về vị hoàng t ử nhỏ Louis ­Charles? Những câu hỏi hết s ức quan trọng! Hãy tham gia cùng chúng tôi để có được câu trả lời. Cám ơn hai vị, giáo s ư Lenôtre và tiến sĩ Alpers.”

Cô Lili t ắt tivi đi.

“Cháu không biết là có nhiều nghi ngờđến thế,” tôi nói.

“Về cái gì?”

“Vềviệc trái tim thuộc về ai.Cháu không nghĩ là nó có thể không phải của Louis -Charles. Ý cháu là, nghe bác G nói thì có vẻ rất chắc chắn chuyện đó. Cháu nghĩ lẽ ra mình phải nghi ngờ. Nếu không thì cha cháu không đến đây, đúng không ạ?”

“Ừ,” cô Lili nói. Cô nhấp một ngụm rượu. “Cháu nói đúng về bác G – bác ấy chả nghi ngờ gì. Bác ấy tin chắc quả tim thuộc về Louis-Charles. Bác ấy ám ảnh nó hàng m ấy thập kỷ rồi và bác ấy muốn cómột đáp án cuối cùng. Còn cô, cô chảbiết là mình muốn có đáp án không nữa. Có lẽ quả tim đó nên giữ các bí m ật của nó. Những đi ều quá đau đớn ta không nên biết.”

Rồi cô đổi đề tài. Cô hỏi tôi có ổn không, và việc nghiên cứu cho luận văn t ới đâu rồi. “Ngài Malherbeau bí ẩn sao rồi?” cô hỏi.

Tôi nhăn m ặt. “Bí ẩn,” tôi nói.

“Đừng bỏ cuộc. Và đừng quên căn nhà của ông ấy. Bác G bảo bức chân dung ở đó khá bất ngờ.”

Tôi nghĩ đến việc cả ngày ở phòng l ưu trữ mà chả làm được việc gì vì quá m ải mê đọc cuốn nhật ký và suýt nữa tôi đã kể cho cô, nhưng rồi không. Tôi đã kể cho Vijay nhưng tôi không muốn kể cho ai nữa. Tôi không muốn cho bất cứ ai thấy Alex. Hay chia sẻ cô. Tôi sợ rằng họ sẽ tước cô ấy khỏi tay tôi. Đặt cô vào một cái hộp khử axit. Bắt tôi đeo găng tay trắng tinh khi chạm vào cô.

Tôi sẽ kể với cô Lili. Và bác G nữa. Về cuốn nhật ký và cả bức tiểu họa. Chỉ có điều không phải bây giờ.

Tôi cầm đĩa ăn ra bếp rồi rửa chúng. Sau vài phút, cô Lili gọi bảo cô xuống lầu vào studio của cô để làm việc và không cần thức đợi cô. Khi rửa xong bát, tôi tiến lại về phía chiếc bàn ăn. Thùng guitar vẫn nằm trên bàn, trước đó tôi đã đặt nó ởđó. Tôilại gần cái thùng nhưng rồi lại lấy cây guitar ra. Được ôm nó vẫn khiến tôi cảm thấy phấn khích. Tôi lướt tay trên những đường cong đẹp đẽ của nó, khẽ gảy dây dàn.

Đồng hồ của bác G điểm giờ – tám giờ tối. Tôi biết mình phải dừng ngay cái việc trì hoãn không chịu làm việc lại – tôi phải viết đề cương và phần giới thiệu – vì thế tôi đặt cây đàn vào lại thùng, cầm một cuốn sách của bác G viết về Malherbeau lên, và bắt đầu đọc.  Truyen8.mobi

Bốn tiếng sau, tôi đọc xong cuốn sách và mắt mờ đi, nhưng tôi tìm thấy vài tư liệu hay cho bài mở đầu. Tính tới lúc này tôi đã đọc ba cuốn sách của bác G, và còn phải đọc thêm hai cuốn nữa, nhưng tôi e là giờ mình không thể đọc nổi thêm một trang phân tích chi tiết từng hợp âm, nhịp, đoạn, và nốt tám mà Malherbeau từng sử dụng. Tôi dụi mắt, nghĩ đến chuyện đi lấy một cốc nước rồi nghỉ ngơi. Cô Lili đã đi ngủ rồi và mai tôi phải dậy sớm, đến phòng lưu trữđúng giờ, và phải làm việc tích cực. Nhưng khi tôi lại mở mắt ra, tôi thấy cuốn nhật ký, vẫn nằm trên bàn.

Tôi cầm nó lên và lật qua lật lại trong tay. Tôi có thểcảm thấy cô ở bên trong đó. Tôi có thểthấy cô – một cô gái dẻo dai mặc quần túm. Nhảy điệu đánh rắm nghịch ngợm ở sân làng. Nhào lộn trên bãi cỏ của lâu đài Versailles. Dẫn đầu một bầy trẻ con cười đùa trong một cuộc diễu hành ồn ào.

Chuyện gì đã xảy đến với cô? Đã có chuyện tồi tệ gì?

Chuyện gì đã biến cô từ một cô gái nhanh nhẹn trong đoàn xiếc ở Marble Courtyard, mơ đến tương lai được lên sân khấu lại trở thành một kẻ bị truy nã và là người đã viết rằng: Tôi mười bảy tuổi. Tôi không còn sống lâu nữa.

Tôi có thực sựmuốn tìm ra không?

Tôi nghe giọng cô Lili văng vẳng trong đầu, “… cô chả biết là mình muốn có đáp án không nữa… Những điều quá đau đớn ta không nên biết.”

Rồi tôi nghe giọng của Alex. To hơn mạnh mẽ hơn. Đừng gập những trang này lại. Hãy đọc nó, tôi xin bạn.

Chỉ vài trang thôi, tôi tự nhủ. Hai hoặc ba, rồi tôi sẽ đi ngủ. Thật đấy.

 Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/17912


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận