Tôi đặt bức ảnh sang chỗ khác. Cho bức chân dung vào lại trong hộp đàn. Và cả cuốn nhật ký nữa. Rồi khóa lại càng nhanh càng tốt.
Tôi tự nhủ đây là một chuyện xui xẻo, cái cuốn nhật ký đó, một cuộc hành trình mệt mỏi. Mà tôi không cần thêm một cuộc hành trình mệt mỏi của ai cả. Tôi đang đi cuộc hành trình của mình rồi.
Nhưng sự thật là tôi sợ nó mà không biết tại sao lại thế. Đọc nó có cảm giác như nhận kẹo từ người lạ. Đi nhờ xe. Đi tàu điện ngầm lúc nửa đêm.
Tôi nhảy lên sô pha, bật tivi của bác G lên, và xem kênh CNN. Hai phút sau, tôi tắt tivi, gọi Vijay và được chuyển vào hộp thư thoại. Tôi cầm cuốn sách tôi đang đọc về Amadé Malherbeau lên và lật ra.
… những gì còn lại cho chúng ta thấy các bản nhạc viết cho rạp hát của ông êm dịu nhưng không có gì đặc sắc. Chún g không hề tiên báo được sự xuất sắc và phức tạp xuất hiện trong tác phẩm sau này của ông …
Tôi gấp sách lại. Tôi không tập trung nổi. Không thể ngồi yên. Tôi đứng dậy, sục sạo trong bếp tìm thứ gì ăn, nhưng không thấy gì cả, rồi bước lại chỗ thùng đàn, chìa khóa trong tay giống như bà vợ ngu xuẩn của Bluebeard1.
1 Bluebeard: là câu chuyện dân gian Pháp do Charkes Perrault viết, và là một trong tám truyện của tác giả được xuất bản lần đầu tại Paris vào tháng giêng năm 1697. Câu chuyệnkể vềmộtvịquýtộchungtợn vớithóiquengiếtcácbàvợ và những nỗ lựccủa một trong những bà vợ để thoát khỏi số mệnh của các bà đi trước.
Tôi lấy cuốn nhật ký ra và lật qua trang đầu tiên. Đúng lúc đó, một thứ rơi xuống bàn. Đó là một mẩu báo được kẹp kèm, nhỏ và mỏng tang.
NGƯỜI XANH LẠI CHO NỔ PHÁO HOA
Paris, 2 Floréal III – Phố Người Xanh, tên con phố dành cho kẻ sống ngoài vòng pháp luật đang khiến công dân Paris khiếp sợ với các màn nổ pháo hoa chết chóc, tối qua lại cho nổ pháo, gây thiệt hại tài sản trên phố Rue de Normandie.
Không ai biết mục đích các vụ nổ pháo hoa của gã. Vài người tin rằng Người Xanh – sở dĩ có tên như vậy là vì các nhân viên chế tạo pháo hoa từng trang bị lá tươi lên người để tránh các tàn nổ – đang bắn pháo để ra hiệu cho quân đội nước ngoài. Những người khác lại nghĩ pháo hoa là ám hiệu giao tiếp giữa các thành viên của lực lượng nổi dậy trong thành phố.Truyen8.mobi
Tướng Bonaparte, người chỉ huy của C ảnh vệ Paris, sáng nay đã bị Quốc hội chất vấn rằng tại sao Người Xanh vẫn còn được tự do. Bonaparte đảm bảo với họ rằng ông đang làm mọi việc trong quyền lực của mình để bắt tên vô lại này.
“Tôi đã tăng số lượng lính gác trên phố và đặt phần thưởng một trăm franc cho đầu của Người Xanh,” ông nói. “Hắn sẽ bị bắt –chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Và khi hắn bị bắt, thì công lý sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và nghiêm khắc.”
“2 Floréal,” tôi nói to. Tôi nhớ cái từđó – Floréal – từ bài học trên lớp về Cách mạng. Quốc hội đã bỏ lịch Julian cũ và lấy ngày 22 tháng Chín năm 1792 – ngày nước Pháp trở thành nước cộng hòa – làm Ngày thứ nhất của năm thứnhất. Họ tuyên bố rằng thời gian sẽbắt đầu lại – với họ. III có nghĩa là Năm Ba tức là năm 1795, tôi nghĩ.
Nhưng Người Xanh là ai?
Tôi lật lại trang đầu tiên. Người viết có nhắc tới một gã người xanh ở đây. Cô ta nói đó là vai cuối cùng mà cô ta đóng. Nhưng cô ta là con gái, không phải là đàn ông. Tên cô ta là Alexandrine, tên con gái. Cô ta giả vờ là đànông à? Tại sao? Và nếu vậy, cô ta sẽ làm gì với pháo hoa? Ngoài việc chọc tức Napoleon Bonaparte, mà chuyện đó có vẻ không thông minh cho lắm. Cái lão đó tính nóng. Mà lại có cả quân đội trong tay.
“Cô là ai?” tôi nói to. Chẳng với ai cả.
Điện thoại của tôi đổ chuông. Tôi giật bắn người.
“Trời ơi, Vijay! Cậu làm tớ sợ chết khiếp. Cậu muốn gì?”
“Có cậu muốn gì ấy? Cậu đểl ại tin nhắn cho tớ mà.”
“À ừ. Xin lỗi. Cậu sẽ không tin chuyện này đâu. Tớ vừa tìm thấy một
cuốn nhật ký. nó được giấu trong một hộp đàn guitar cũ. Tớ nghĩ nó có thểthực sựlà đồ cổ. Từhồi Cách mạng Pháp.” Truyen8.mobi
“Tuyệt thế.”
“Ừ, nó đúng là tuyệt thật. Có một mẩu báo cũđính kèm với nó. Ngày tháng kỳ quặc lắm – 2 Floréal 3. Có biết nó tương đương với tháng nào không?”
“Có khi là tháng Năm,” cậu nói. “Hượm đã…” tôi nghe cậu gõ trên bàn phím, rồi, “R ồi đây. 20 tháng Tư, năm 1795.”
“Cậu làm cách nào mà nhanh thế?”
“Tớ tìm thấy một bảng quy đổi trên mạng. Thế nó viết gì?”
“Tớ không chắc nữa. Tớchỉ m ới bắt đầu đọc, nhưng…”
“Vijay!” tôi nghe tiếng gọi. “Con làm sao mà học hành được khi bụng trống rỗng hả? Tại sao vẫn chưa ăn bữa sáng mẹ làm cho con?”
“Bởi vì con đang nói chuyện điện thoại, thưa mẹ!”
“Lại đú điếc với bạn bè chứ gì! Ai thế?”
“Tổng thống Ahmadinejad.”
“Ôi trời ơi! Ông ấy nói sao?”
“Ông ấy bảo muốn xem Jeezy diễn ở Beacon tối nay. Tổng thống Putin cũng đến. Ông ấy kiếm được một vétừ chỗ Tổng bí thư Kim Chính Nhật.
Các vị tai to mặt lớn đều đi xem hết .”
“Đừng có mà táobạo quá cậu ơi!”
“Tớ phải gác máy đây,” cậu nói với tôi. “Quân địch vừa ném một quả
bom Mẹ xong.”
“Binh sỹ, lùi lại. Rút lui.”
“Tháng Tư1795,” tôi tự nhủ.
Tôi vuốt bìa da cuốn nhật ký, nghĩ đến cô gái đã viết nó, và cô ấy đã hy vọng chuyển được nó ra khỏi Paris đến nhường nào. Chuyện đó không xảy ra, bởi hơn hai thếkỷ sau nó vẫn nằm ở Paris.
Còn cô ấy thì sao – Alexandrine ấy? Sốphận cô ấy ra sao?
Chẳng phải bác G nói chiếc guitar được tìm thấy trong hầm mộư? Chắc hẳn là cô đã bỏ nó ởđó. Có vẻ như cô đang chạy trốn. Có thể là cô giấu trong hầm mộ cho an toàn rồi không lấy lại được. Hoặc có thể có chuyện rủi xảy ra và cô ấy chết ở dưới đó. Và cái thùng đàn nằm sâu trong lòng đất cho đến khi nó được đào lên và người tìm thấy nó chưa bao giờ thửmở cái đáy giảbởi ailại nghĩ trong thùng đàn guitar lại có một cái đáy giả cơ chứ. Dù sao thì kẻđó cũng không có chìa khóa.
Nhưng tôi thì có. Kiểu gì đó tôi lại có chìa khóa. Làm thế nào mà chiếc chìa khóa từ thế kỷ mười tám ở Paris lại sang được Brooklyn ở thế kỷ hai mốt?
Cô ấy đã trốn sang New York chứ không phải London? Chìa khóa để trong túi áo khoác? Và kiểu gì đó nó lại nằm trong hộp đồ đồng nát ở chợ trời? Hoặc cái chìa khóa của Truman hoàn toàn không phải là chìa khóa của cô ấy. Có thể nó là một loại khóa cũ chuyên mở thùng đựng các nhạc cụ. Khả năng là thế.
Dù thế nào, tôi không nghĩ là cái ngăn bí mật trước đây đã được mở ra. Nếu thế thì cuốn nhật ký với bức tiểu họa chả còn trong đó nữa. Tôi không nghĩ là nó được mở ra kểtừ lúc Alexandrine đích thân khóa nó lại và chạy trốn. Hay khóa nó lại rồi chết.
Không được mở ra cho đến tận bây giờ.
Không được mở ra cho đến khi tôi mở ra.
Tôi nhét mẩu giấy vào lại cuốn nhật ký và đọc tiếp.
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!