Gã Dê Xồm Biến Thái Chương 1

Chương 1
Ai là kẻ ngắt nụ?

Thức dậy sau một đêm say bí tỉ, Huy vội đánh răng rửa mặt; khoác lên người chiếc áo thể thao màu đen kẻ sọc; đầu tóc không cần chải mà dùng tay vuốt vuốt cho ngay ngắn.

Đôi vớ đi chiều qua đã ướt nhèm. Huy nhăn mặt khó chịu khi ngửi phải cái mùi ẩm mốc hôi thối. Anh vội vội vàng vàng mở tủ nhà kho, lấy ra đôi giày mọi đã cũ mèm; lau sạch, sọt chân vào mà không cần phải mang vớ.

Huy ra khỏi nhà, chưa kịp khóa cửa thì chị hàng xóm vừa đi qua. Chị này tên Linh, mẹ góa con côi, chồng chị uống thuốc sâu tự tử đã gần mười năm. Với sự trợ giúp của gia đình nội ngoại, cộng thêm công việc làm ổn định; chị là công nhân của Hasfarm (công ty hoa tươi của Hà Lan có chi nhánh ở Đà Lạt) nên hai đứa nhỏ con chị cũng được ăn học tử tế. Chị Linh này có dáng người mảnh khảnh, tướng đi hấp ta hấp tấp. Quanh năm suốt tháng chỉ thấy chị mặc một bộ đồ; gồm: một áo len màu vàng khoác ngoài chiếc áo thun mỏng manh, một quần đen bằng lụa mà những người làm vườn và con buôn lơ gim thường bận. Với khuôn mặt choắc, gò má cao, đôi mắt rắn hổ và giọng nói như mèo kêu. Tính cách thì lại điên điên khùng khùng. Chị ít gây được thiện cảm với người khác. Vừa trông thấy Huy, chị liếc mắt rắn, liền đó mở giọng mèo nói:

- Mày là đồ cầm thú.

Huy trố mắt ngạc nhiên, hỏi với thái độ ngơ ngác:

- Ô hay! Chị bị làm sao vậy?

- Mày không phải là người.

- Nhưng là chuyện gì? Tại sao chị lại chửi tôi?

- Mày còn giả vờ hả thằng kia. Thứ như mày ra đường xe cán chết, sét đánh mày đi thằng súc vật.

Chửi một hơi đã đời no nê; chị ta chạy xuống nhà, bỏ lại Huy, đứng như người vừa trên trời rơi xuống.

 

Huy đang làm việc cho tập đoàn Nguyên Phong, là nhân viên tổ ngoại nghiệp đo đạt địa chính.

Nguyên Phong là tập đoàn đầu tư lớn có trụ sở đặt tại Hà Nội. Đây là tập đoàn tư nhân, hoạt động ở nhiều lĩnh vực; bao gồm: địa chính nhà đất, chứng khoáng, dịch vụ giao thông vận tải… Đứng đầu tập đoàn là ông Lê Nguyên Phong, nguyên ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng, ông đồng thời là em ruột của phó thủ tướng thường trực Lê Hải Bình.

Công việc của Huy phải đứng giữa trời nắng đo đạt nhà cửa đất đai. Hôm nay, Huy có tâm trạng nên đầu óc cứ để đi đâu. Là người đứng máy mà canh mãi bọt thủy ngân vẫn bị lệch. Nhiều lần cố định chân máy không vững, xém nữa thì đổ nhào làm hỏng cả máy.

Anh tổ trưởng khó tính, người Hưng Yên, phát âm thường nhầm lẫn giữa âm “n” và âm “l”, miệng không ngớt chửi tục. Nghe anh ta chửi: “cái l…” thành chửi: “cái n…” làm anh em trong tổ cười khúc khích.

Một ngày làm việc không hiệu quả. Huy về nhà trong tâm trạng bức bối. Trong lúc làm việc anh định bỏ về mấy lần. Chẳng là, anh không chịu được cảnh người ta chửi trên đầu mình mà không rõ lý do, anh nôn nóng muốn về sớm để hỏi cho ra lẽ. Cho nên, vừa về tới nhà, anh chạy xuống nhà chị Linh ngay. Chị ta cũng vừa mới về, đang đứng ngoài cửa. Thấy chị ta, Huy tức giận hỏi:

- Này bà kia, tôi làm gì mà bà chửi tôi?

- Mày làm gì, mày tự biết. – Ánh mắt chị ta hằn học.

- Bà không nói thì làm sao tôi biết. Tự dưng bà chửi tôi, bà bị điên hả.

- Mày đã làm gì con bé tao hơn một năm nay. Mày là đồ cầm thú chứ không phải là người.

Nghe xong câu nói đó, mặt Huy biến sắc. Anh lồng lộn như con thú bị mắc bẫy. Thì ra, chị ta chửi rủa anh là bởi anh đã phạm tội ấu dâm với con gái chị ta.

Nói qua một chút về hai đứa nhỏ, con chị Linh. Hai đứa, một trai, một gái; đứa con gái học lớp 5, còn đứa con trai học lớp 1, cả hai học trường tiểu học Phan Như Thạch. Đứa con trai thì giống ba nó như hai giọt nước, còn đứa con gái thì ngược lại, giống mẹ như hai con ếch; một lớn, một bé. Con bé Nga từ mắt đến môi, từ dáng đi, đến cách nói chuyện, giống hệt mẹ nó. Người nó mỏng như một tờ giấy, gió thổi chẳng biết bay lúc nào. Nó bị suy dinh dưỡng, nên so với lũ con nít đồng trang lứa thì nhỏ con hơn. Nhiều đêm liền, khi nhà nhà đã yên giấc ngủ; ấy vậy mà hai mẹ con vẫn thức cãi lộn. Bên ngoài là tiếng lũ mèo động dục kêu ngao ngao, còn bên trong là bản hòa âm phối khí: “một già một trẻ”. Cũng tương tự như tiếng lũ mèo; có khác thì khác một chút về âm vực thôi. Con bé cũng hư lắm! Nó thường bỏ nhà đi, để lại những lá thư với lời lẽ chia ly đẫm nước mắt; không biết ai đã xúi nó, hay là nó tự nguyện.

Sau khi nghe chị Linh ngậm máu phun người. Huy điên tiết lên, quát:

- Đồ mất dạy! Tôi sẽ kiện bà về tội vu khống.

Ngay chiều hôm đó, anh viết một lá đơn gửi cho ông tổ trưởng tổ dân phố; lá đơn trình bày đầu đuôi sự việc, nhờ lực lượng công an can thiệp, điều tra làm rõ nguyên nhân.

 

7 h 30 tối, bà Chín (mẹ chồng của chị Linh) cùng ông Cư (anh chồng của chị ta) lên nhà Huy nói chuyện. Họ xin lỗi, và muốn Huy rút lại đơn kiện. Nhưng sự đã rồi, đơn đã được gửi qua bên công an phường. Vả lại, Huy cũng không muốn rút lại đơn kiện; phần vì uy tín của anh, phần vì căm tức kẻ ngậm máu phun người. Bà Chín năm nay đã 83 tuổi, bà khó lóc, van lơn:

- Chú bỏ qua cho nó đi, con đó nó bị khùng, bị ma ám rồi.

- Dạ, con biết chứ! Nhưng chị ta quá đáng lắm! Chị ta có chửi con sao cũng được, nhưng lần này chị ta vu cho con cái tội ấu dâm. Chuyện này không phải nhỏ đâu bà ạ!

Ông Cư nghe nói vậy bèn lên tiếng:

- Con đó nó tam tam giật giật, Huy để bụng làm gì.

- Em đưa đơn rồi, nói gì thì nói vụ này phải làm cho ra lẽ.

- Đừng nhờ công an, gia đình dàn xếp với nhau thôi.

- Việc này liên quan đến hình sự, sao lại tự dàn xếp với nhau được. Nhỡ con bé Nga nó bị ai đó lạm dụng thật thì sao. Điều tra sớm để còn biết đường mà tính. – Huy quay sang bà Chín hỏi: - Bà đã hỏi con bé Nga chưa ạ?

Bà Chín đáp:

- Tui hỏi rồi, nó nói: “con không biết vì sao mẹ chửi chú Huy nữa.”

- Hứ, đồ con khùng. – Ông Cư ra vẻ tức giận cô em chồng.

- Hôm qua tui nằm mơ trên mộ thằng Nhỏ (chồng quá cố của chị Linh) có nhiều chuột lắm, chắc là động mồ động mã gì đây. – Bà Chín thở dài.

- Con không biết ma quỷ nào xui khiến chị ấy, nhưng việc chị ấy vu khống con vào tội tày đình đó, con không thể bỏ qua được. Con còn trẻ, còn chưa lấy vợ; chị ta làm như vậy, rồi sau tương lai con sẽ ra sao. Chị ta “bô lô bô loa” khắp nơi con là kẻ biến thái, làm vậy coi được không. – Huy giận dữ.

- Thiệt… cái con này… - Ông Cư lắc đầu.

Hai mẹ con bà Chính ngồi dàn xếp thêm được 15 phút. Thấy không đạt kết quả gì, họ đứng lên ra về. Họ đi chưa được 2 phút thì vợ chồng Vui, Lộc (hàng xóm của Huy) sang hỏi chuyện. Huy kể lại đầu đuôi câu chuyện cho hai vợ chồng nghe, nghe xong ông Vui lên tiếng mỉa mai:

- Đúng là con khùng, nói tầm bậy tầm bạ. Con bé Nga người nhỏ bằng hột mít chứ to béo gì. Em làm vậy là đúng, kiện cho nó khiếp đi.

- Nhưng em đâu có thù oán gì với chị ta, tại sao chị ta lại làm vậy.

Bà Lộc nghe nói vậy mới ghé sát lại, nói nhỏ:

- Tôi bảo này, tôi biết ai đầu têu chuyện này rồi.

- Ai vậy chị? – Huy nóng lòng muốn biết.

- Còn ai ngoài “mẹ” bên này nữa.

- Ý chị là...

- Bà Tài chứ không ai hết. Em đừng tưởng bà ngày đêm tụng kinh niệm Phật là tốt, không phải đâu. Bà này là một cây nhiều chuyện, hay đâm bị thóc chọc bị gạo đấy.

- Chắc đúng rồi. – Ông Vui đồng ý với quan điểm của bà Lộc. - Hèn gì chiều giờ không thấy bà ta chạy ra nghe ngóng; thường khi bà ta rất nhanh ba vụ này, nhưng lần này không thấy mặt mũi bà ta đâu.

- Núp trong nhà thôi chứ đâu ông. Thêm cái, nhà bà ta nuôi một đứa cháu gái năm nay mới học lớp tám đã rượn sớm rồi. Con bé này đầu óc nó hay nghĩ mấy trò quái gở lắm. Nghe đâu con bé Nga bỏ nhà đi thường xuyên là do nó xúi giục đấy. Có khi cái trò vừa rồi là do nó nghĩ ra cũng có.

- Không lẽ như vậy… - Huy nghi ngờ.

- Có lắm chứ! Đầu tiên nó nghĩ ra kịch bản, sau đó dụ con Nga về nhà nói bậy bạ, phần nó thì về nói với bà Tài. Bà Tài nghe chuyện xong thì tìm con Linh bơm vào, làm vậy có đâu nó không tin chuyện là thật.

- Hừ, đã vậy em cần phải làm rõ chuyện này. Để công an điều tra xem ai đứng đằng sau những việc này. Em không ngờ bản thân mình là một nghệ sĩ, một huấn luyện viên võ thuật, lại bị người ta đâm cho một dao sau lưng như thế. – Huy tỏ ra ngao ngán.

Ông Vui uống xong tách trà, nghe vậy bèn tiếc lộ thêm:

- Anh nói cho em biết chuyện này nữa.

- Chuyện gì nữa vậy anh?

- Em cẩn thận với thằng Cư, nó không tử tế gì đâu...

- Sao, anh Cư á!

- Ừm, cách đây một tuần anh có xuống nhà nó nhậu. Nó nói xấu em nhiều lắm, nó nói những vụ mất cắp gần đây trong khu mình ở... nó nghi ngờ em đấy. Em nhớ vụ nhà con Linh bị ăn trộm chứ, vụ đó cả nhà nó đều nghi ngờ cho em. Thời gian đó em chưa làm ở Nguyên Phong, em chưa có việc làm, thường nằm ở nhà đàn ca xướng hát. Vậy là nó nghi cho em túng quá làm liều, ăn trộm nhà con Linh. Nó không dám nói trước mặt em, nhưng sau lưng thì có; chính tai anh đã nghe nó nói vậy.

- Đúng là đồ chó chết mà. Được lắm, cây kim lâu ngày trong bọc cũng lòi ra thôi. – Huy cắn môi tức nghẹn họng.

- Thôi, anh chị về đây.

- Dạ, chào anh chị.

Huy trằn trọc suốt đêm, chỉ mong cho trời sáng, hy vọng bên công an sẽ sớm điều tra ra sự thật. Chị Linh vẫn chưa về, không ai biết chị đã đi đâu. Đêm hôm đó, con bé Nga và thằng Tiến phải qua nhà ngủ với bà nội.

Nhưng phải một tuần sau, Huy mới nhận được cuộc điện thoại đầu tiên bên phía cơ quan công an gọi cho anh.

Theo như yêu cầu bên cơ quan công an, họ muốn anh tường trình lại tất cả sự việc một lần nữa. Người lấy lời khai của Huy là một nữ công an có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt tròn xoe, mi cong cỏ mượt. Cô tên Hoài, vào ngành đã gần bảy năm, cô lớn hơn Huy ba tuổi nên xưng hô là “chị” “tôi”. Sau khi đã lấy xong lời khai, cô đưa cho Huy bản ghi chép để anh kiểm tra lại, xong rồi thì kí vào biên bản xác nhận. Hoài mỉm cười, nhỏ nhẹ nói:

- Huy xem lại coi có vấn đề gì không?

Huy chăm chú vào biên bản, được một lát, Huy ngẩn mặt lên nhìn Hoài, nói tỉnh bơ:

- Có vấn đề đấy chị ạ!

- Đâu, chỗ nào? – Hoài ngạc nhiên, chồm người về phía trước.

- Cả biên bản này có vấn đề.

Hoài nhăn chiếc cằm, ánh mắt tỏ ra khó hiểu. Huy mỉm cười nói:

- Vấn đề nằm ở chỗ chữ viết, nét chữ của chị quá đẹp. Lần đầu tiên tôi thấy nét chữ đẹp như vậy đấy.

- Trời ơi! Tưởng chuyện gì chứ! – Hoài nói, mặt cô ửng đỏ; nhưng thật sự cô rất vui.

- Chị ta vẫn chưa lên lấy lời khai ư? – Huy bất ngờ hỏi.

- Ờ, bả trốn biệt tăm rồi. Phát giấy gọi mấy lần mà không thấy đâu. Mà hỏi thiệt nghe, bả có bị khùng không vậy?

- Thì cũng có chút chút, nhưng vẫn làm việc nuôi con được.

- Vậy là đúng rồi, bây giờ Huy tính sao? Có định kiện không?

- Điều tra cho rõ vấn đề thôi, làm cho chị ta sợ lần sau đừng có nói bậy là được. Chứ hoàn cảnh chị ta cũng tội nghiệp, mẹ góa con côi, kiện tụng làm gì.

- Ừm, để lần này phát giấy mời lên công ty của bả coi sao. Mà bả vẫn chưa về nhà luôn hả?

- Vẫn chưa về, hai đứa nhỏ chị ta cũng đem đi luôn rồi. Chẳng biết đưa đi đâu.

- Thôi Huy yên tâm đi, cứ đi làm bình thường; khi nào có tin gì mình sẽ thông báo cho.

- Cám ơn chị, bây giờ tôi đi được chưa?

- Được rồi.

- Vậy chào chị nhé!

- Chào Huy!

Chia tay Hoài, Huy đến thẳng chỗ làm. Thời gian này Huy được điều về tổ nội nghiệp. Chuyện là, gần đây Huy thường tranh cãi với anh tổ trưởng tổ ngoại nghiệp người Hưng Yên. Anh này tên Súc, tướng người loắc choắc, mồm miệng ăn gì không biết mà cứ chửi tục liên hồi. Anh Súc này có thói “bắt nạt” lính mới và cấp dưới, ai làm việc sai sót, chậm chạp, hoặc “làm đúng” mà “không vừa ý” Súc là Súc chửi rủa, mạt sát người đó thậm tệ. Súc và Huy vẫn thường gầm ghè nhau. Chẳng là, Huy rất ghét cái thói hóng hách, ỷ quyền, ỷ thế; lại ăn nói phàm phu tục tiểu, thiếu văn hóa của Súc. Cách đây ba hôm, họ đi đo đạt ở một khu vực khó, những góc nhà nằm ở mép tả li cao không đưa mia ra được. Muốn đo phải men theo gờ tường, nhưng chỉ xảy chân một cái thôi là tan xương nát thịt ngay. Súc hối thúc Hùng (một người cùng tổ với Huy) đi vào chỗ nguy hiểm. Thấy vậy, Huy cản Hùng lại, quay sang Súc, nói:

- Nguy hiểm lắm anh Súc à! Không được đâu, tạm bỏ lại điểm mia này đi.

- Bỏ “cái n...”, máu n... bỏ rồi sếp hỏi tao trả “nời” sao?

- Thì nói là nguy hiểm, ngày mai đem con trimble qua bắn lazer là xong.

- Đ... con mẹ, mày “lói” thì hay “nắm”! Mày có phải chịu trách nhiệm gì đâu, tao mới khổ.

Vậy là họ gây gỗ với nhau, mấy lần Huy điên tiết lên chỉ muốn đấm cho Súc một cái vào mồm. Sau ngày hôm đó, Súc về công ty gặp riêng “sếp Xuân” (!), nói với sếp Huy lười biếng, thái độ làm việc chểnh mảng, đã vậy còn hay cãi lời tổ trưởng; Súc muốn sếp chuyển Huy sang tổ khác. Sếp Xuân nghe xong, nói:

- Thằng “éo” đó làm chẳng được cái “n...” gì? Được rồi, tôi sẽ chuyển nó qua bên nội nghiệp.

- Dạ, cho “ló” biến khỏi tổ em “nà” em mừng “nắm” rồi sếp ạ!

- Còn việc này nữa, lại đây tôi hỏi nhỏ.

- Việc gì ạ?

- Con nhỏ bên quán 79 cậu đã đi lo giúp tôi chưa?

- Sếp yêm tâm, em đã “nàm” nà đâu vào đấy. Con “lày” hàng ngon “nắm” sếp ơi, tối “lay” em với sếp qua.

- Tôi thích cậu rồi đấy! Hãy về đội của tôi.

- Dạ... dạ...

 

Như chúng ta đã biết, Huy bị chuyển qua tổ nội nghiệp, một bộ phận chuyên nhận những thông tin đo đạt nhà cửa đất đai được gửi về từ các tổ ngoại nghiệp. Công việc bên nội nghiệp tuy được ngồi trong nhà mát ăn bát vàng, nhưng không phải như vậy có nghĩa là sung sướng. Bởi công việc đòi hỏi phải ngồi một chỗ với chiếc máy tính, chỉnh sửa những hồ sơ nhà đất với tần xuất công việc lặp đi lặp lại. Phải thừa nhận rằng nó rất nhàm chán và gây ra mệt mỏi cho những ai đã quen hoạt động. Với chế độ nuôi nhốt theo kiểu gà công nghiệp như vậy làm Huy cảm thấy bức bối khó chịu.

Anh ngồi ngáp dài, thường xuyên bị quản lý nhắc nhở. Anh quản lý tổ nội nghiệp này nói tục cũng không thua kém gì anh tổ trưởng người Hưng Yên thuộc tổ ngoại nghiệp. Có điều anh ta phát âm chuẩn tiếng Bắc và không bị nhầm lẫn giữa âm “n” và “l”. Nhưng thái độ anh ta thì có vẻ rất giang hồ coi trời bằng vung. Khuôn mặt ra vẻ thư sinh phong nhã, có đeo kính hẳn hoi, chỉ không biết là mắt anh ta có cận thật hay không. (!?)

Thấy Huy có vẻ chểnh mảng trong công việc và ra chiều lì lợm. Anh quản lý mặt dù tự cho mình là có vé số nhưng đụng phải tay bất cần nên bó tay chấm com, không biết làm gì hơn để dằn mặt. Vậy là, chỉ còn cách báo cáo cho “sếp” biết. Nghĩ vậy anh quản lý lưu manh giả danh trí thức làm ngay, nhấc điện thoại mật báo cho sếp Xuân biết có một gã chúa lì đang coi thường sếp.

Chưa được vài phút sau cuộc điện thoại, sếp Xuân cho người lên gọi Huy xuống “động” của sếp. Ừ thì xuống thì xuống. Vậy là, không cần ai đưa tiễn một mình Huy làm cuộc du hành xuống động thủ lĩnh.

Sếp Xuân đang nằm trên võng, hai chân bắt chéo; hôm nay sếp ở trần để lộ ra cái bụng tròn lẳng như ông Phật Di Lặc. Sếp mang quần đùi ngắn màu vàng không ra vàng xanh chẳng ra xanh; trên cổ sếp đeo một sợi dây xích bằng vàng to tướng, thiếu điều sợi dây muốn kéo xệ cả cái đầu to bự của sếp xuống nền nhà. Vừa thấy Huy, sếp liền mở đôi môi như hai miếng thịt bò dày dính trên miệng, quát:

- Thằng kia, thế mày có biết tại sao tao gọi mày xuống đây không?

- Có phải làm việc chểnh mảng? – Huy khinh miệt ra mặt, đáp vẻ thách thức.

Sếp Xuân sôi máu gà, quát to hơn nữa:

- Địt con mẹ mày... ông bảo cho mày biết nhé! Mày đừng có chọc ông.

Huy định nói lại, thì sếp Xuân chặn họng:

- Mày đéo cần nói, tao đéo muốn nghe gì hết, tao...

Huy quát lên:

- Câm mồm đi thằng già, tao sẽ nghỉ việc mày không cần lắm lời.

Sếp Xuân ngỡ ngàng, không biết nói gì hơn nữa; vì từ trước đến giờ chưa ai dám nói chuyện với sếp to tiếng cả, chứ đừng nói gì dám chửi sếp là thằng già. Nhưng biết làm sao được, vỏ quýt dày có móng tay nhọn; sếp tự nhủ: “Đụng phải tay thứ thiệt rồi”. Vậy là, sếp im luôn không đụng chạm gì đến tên Huy bất cần đời đó nữa.

Huy bỏ về, đang đi thì có một người đuổi theo. Chẳng phải ai xa lạ, đó là anh Thuần quản lý bộ phận giám sát nhân viên. Anh này từ trước đến nay chưa nể ai bằng nể Huy, bởi anh thường nói với đám nhân viên: “Huy là một đứa khẳng khái và không biết luồn cúi, ngay cả anh làm sai Huy nó cũng dám chửi thẳng mặt.” Anh Thuần đuổi theo Huy bắt tay Huy, động viên an ủi:

- Thôi Huy à! Không làm được ở đây thì làm chỗ khác, chúc cậu thành công.

- Cám ơn anh. Có gì đâu mà, ngày xưa Bách Lý Hề ở nước Ngu thì nước Ngu mất, ở nước Tần thì nước Tần hưng vượng; đó là bởi cách dùng người thôi.

- Ừm, anh sẽ nhớ lời này của Huy.

- Anh ở lại giữ gìn sức khỏe, chắc em không thể chia tay với mấy anh em được; anh gửi lời chia tay mọi người giúp em nhé!

- Để anh nhắn lại cho. – Nói rồi, Thuần siết tay Huy thật chặc.

Chia tay Thuần, Huy bỏ lại sau lưng những ký ức không mấy đẹp đẽ của những tháng làm nhân viên đo đạt địa chính. Anh hít vào một hơi thật sâu để không khí trong lành tràn vào buồng phổi, sau đó từ từ thở ra. Anh mỉm cười, tự nói với mình: - Bắt đầu lại mọi thứ, một tương lai tốt đẹp đang chờ đón.

 

Huy về đến nhà thì trời vừa tối. Đi qua nhà bà Chín, anh trông thấy ông Cư đang đứng trước sân nhà. Ông Cư đang nói chuyện một mình với không khí, ông làm ràm hết câu này đến câu kia; ông còn chửi tục và đe dọa ai không biết; chắc ông nhìn thấy một ai đó trong khoảng không hư vô mà không ai thấy được. Phải rồi, ông đang say, men rượu đã ngấm vào miền trí khôn của ông, làm cho nó nhòa đi chỉ còn lại là bóng tối với sự ngu dốt.

Đi qua nhà bà Chín là đến nhà bà Tài. Đúng là đến hẹn lại lên, vào chính xác giờ này là nhà bà Tài tụng kinh gõ mõ; có hôm thì mở đĩa thuyết pháp của mấy thầy tu gà mờ mượn đạo tạo đời. Tiếng kinh của nhà bà không làm tâm hồn người khác dịu đi trái lại nó còn làm cho hàng xóm bà con mệt mỏi. Bởi nguyên nhân không nằm ở kinh kệ mà nằm ở cách sống của bà. Nó mâu thuẫn khiến cho người khác phải hoài nghi: “Liệu kinh Phật có cứu rỗi được tâm hồn của họ hay không?” Trong khi bà hàng xóm là một ví dụ, bà vừa cho vay nặng lãi vừa hay đâm chọt người này người kia; còn bố thí cũng chỉ để thỏa mãn cái bản ngã từ bi của bà. Qua nhà bà Tài là đến nhà ông Vui Lộc, lại cũng đến hẹn lại lên: Cứ giờ này là ông Vui lại ra khỏi nhà, bắt chim qua con mương nhà hàng xóm đứng đái. Mặc cho ai thấy đi nữa ông cũng chẳng bận tâm, chết nỗi khu vực này lại có nhiều con gái đang tuổi dậy thì. Thấy ông đứng đái thản nhiên, nhiều cô đi qua thấy liền đỏ mặt bừng bừng, bước chân bỗng nhiên hối hả chạy cho mau để khỏi thấy cái cảnh quê độ đó. Những trường hợp như vậy ông Vui lại càng không quan tâm gì cảm xúc người khác. Việc của ông là đái và đái. Qua nhà Vui Lộc là đến nhà chị Linh, người hàng xóm tốt bụng (!) của anh Huy. Nhà chị ta tắt đèn tối om, đúng là chị ta vẫn chưa về; hai đứa nhỏ cũng vậy, chị ôm chúng nó đi đâu biệt tăm. Nghe Hoài gọi điện báo tin thì chị ta đang ở dưới nhà mẹ (bà ngoại của hai đứa nhỏ), mặc chị ta ở đâu, nhưng phải điều tra cho sớm vụ việc (Huy nôn nóng).

Đến nhà, Huy mở cửa bước vào nằm bệt xuống ghế sofa. Anh sống độc thân và ở một mình trong căn nhà nhỏ. Hôm nay, quả là một ngày nặng nề đối với anh. Những chuyện buồn cứ đua nhau kéo đến, làm anh đôi lúc phải tin vào thuật tướng số mà anh từng cho là nhảm nhí. Theo như chỉ tay và số tử vi, năm nay anh gặp nạn. Mà không chỉ năm nay mà còn kéo dài ba năm nữa, các thầy bảo là tam tai gì gì đó. Nghĩ đến đó anh lại cười mỉa mai, ừ thì chỉ tay nói lên số phận, nhưng chỉ tay nằm trong lòng bàn tay, tức là số phận nằm trong tay ta. Vậy thì dẹp cách nghĩ số phận qua một bên, thay vào đó là làm tất cả những gì có thể để đi đến thành công. Ai mà cứ mặc cảm vào số phận thì người đó vĩnh viễn thất bại không bao giờ ngốc đầu lên được.

Nghĩ đến số phận Huy lại nghĩ đến nhân duyên. Có phải Hoài là mối nhân duyên của Huy không? Mà sao mỗi lần nghĩ đến Hoài lòng Huy thấy xốn xang. Hoài lớn hơn Huy ba tuổi, nhưng vậy thì đã sao? Tình yêu không phân biệt tuổi tác kia mà, nói gì chỉ hơn có ba tuổi. Mà phải công nhận là hoài quyến rũ thật, Hoài có đôi mắt đẹp như những vì tinh tú lấp lánh trên bầu trời xanh. Mặt trái xoan với sóng mũi ảo dịu, vầng trán tinh anh và đôi môi mời gọi. Dáng dấp của Hoài thanh cao không ốm cũng chẳng mập và đặc biệt là số đo các vòng quả là chuẩn không cần chỉnh, quyến rũ và quyến rũ...

Đến đây thì Huy đã không thể kiềm chế được những ham muốn nhục dục của mình. Cứ xua đuổi những ý nghĩ bẩn thỉu đó đi thì nó lại tìm đến với cường độ mạnh hơn ở những lần sau. Vậy phải làm sao? Cuối cùng anh nghĩ ra cách giải tỏa căng thẳng. Anh cởi áo quần, vuốt ve mơn trớn bộ phận sinh dục của mình đồng thời với đó là tưởng tượng hình ảnh của Hoài, cô đã cởi hết y phục trên người chỉ còn là những đường cong trắng muốt; Huy làm việc đó ngay tại ghế sofa luôn. Cứ thế, cứ thế, mỗi lúc cường độ một tăng như sóng nhạc dập dìu, lên lên xuống xuống. Bàn tay rắn chắc với những bắp cơ cuồng cuộng trên bắp tay, bắp đùi, mông và trên bộ ngực vạm vỡ của anh, tất cả như quả bóng thổi căn quá cỡ như muốn vỡ ra. Cậu nhỏ bị kích thích cương cứng như thanh sắt nguội. Những con sóng lại tiếp tục lướt qua, dịu lại, rồi dồn dập, dồn dập, dịu lại... và nhanh nhanh nhanh... out-of-bounds.

Một lượng lớn chất dịch đục như sữa và có mùi hanh hanh bắn ta ngoài từ cậu nhỏ đang cương cứng, may thay Huy kịp thời lấy cái áo thun của mình còn lấm mồ hôi ban nãy mới cởi ra chụp lên cậu nhỏ, để giữ không cho chất sữa kết tinh bắn ra vươn vãi khắp ghế sofa.

Quá trình các cơ co thắt lại để xuất ra lượng lớn chất đê mê kết thúc sau chục giây. Anh nằm, một tay vắt trên trán thở lấy hổn hển, một tay vẫn nắm lấy cậu nhỏ. Cậu nhỏ lúc này như quả bóng bị xì hơi, xẹp xuống từ từ. Một nguồn năng lượng đã được dùng để đẩy ra bên ngoài một lượng chất dịch lớn. Vẻ mặt Huy không vui vẻ sảng khoái mà trở nên buồn phiền, dằn vặt. Huy thừa biết rằng: Thủ dâm đúng cách với số lượng vừa phải thì tốt cho sức khỏe; các nhà khoa học đã chứng minh điều này. Thêm nữa thủ dâm không phải là tội, là lệch lạc tình dục mà đó là hành vi tình dục lành mạnh bình thường của loài người; đó gọi là tình dục không xâm nhập. Nhưng không hiểu sao lòng Huy vẫn thấy dằn vặt. Đã bao lần Huy tự hứa với lòng mình sẽ không thủ dâm nữa nhưng đành chịu, đâu đó người ta đã nói đúng: Bản chất thủ dâm không gây hại mà suy nghĩ tiêu cực của chúng ta về thủ dâm mới gây hại. Nếu thủ dâm không thái quá, có điều độ, không tự dằn vặt thì có lợi; còn ngược lại thì sẽ có hại. Hơn nữa Huy cũng có những quan điểm riêng của anh, mặc cho khoa học có chứng minh thế nào anh cũng tin rằng: Thủ dâm thực sự không tốt. Theo anh khi thủ dâm đó là trái với đạo tự nhiên, có xuất mà không có nhập, nói giống như có âm mà chẳng có dương nên không thể hòa kết và sinh ra vạn vật. Rồi anh cực đoan cho rằng quan hệ tình dục với những dụng cụ bảo hộ phòng tránh thai cũng tương tự, có xuất mà không có nhập, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài; nếu không ảnh hưởng đến thể chất thì cũng ảnh hưởng đến tinh thần. Vả lại, khi thủ dâm một nguồn lớn năng lượng nội sinh bị thất thoát ra bên ngoài mà không đem lại kết quả gì ngoài sự dằn vặt, khổ tâm; nó làm cho tâm hồn bị ố bẩn và đau khổ. Nghĩ vậy nên Huy tự hứa với bản thân mình đây là lần cuối; Huy sẽ quan tâm đến những chuyện khác có ý nghĩa hơn thay vì ngày đêm nghĩ tới tình dục. Anh đang muốn hướng đến sự thăng hoa trong tình dục; tức là chuyển hóa năng lượng tình dục sang công việc, suy nghĩ tích cực và hoạt động sáng tạo.

Nghĩ rồi Huy vào phòng tắm, tắm rửa sạch sẽ xong liền mặc vào mình bộ quần áo tươm tất. Cho tất cả những thứ bẩn thỉu ban nãy vào thau giặt sạch sẽ. Anh lên phòng mở nhạc giao hưởng lên, nằm thưởng thức những giai điệu ma mị trong âm nhạc của Chopin, đánh một giấc dài khi nào chẳng biết.

Sáng hôm sau Huy thức dậy muộn, ngoài trời nắng đã thắp lên từ lâu rồi. Những ngọn đồi cỏ xanh phía xa xa đang tắm mình trong sương khói ban mai; nhìn ra ngoài cửa sổ Huy thấy một cặp chim chuyền đang thủ thỉ với nhau giai điệu tình yêu trong trẻo. Chúng di chuyển qua những bụi ngũ sắc, chúng líu lo như bảo với nhau rằng: Cuộc sống thật đẹp phải không em? Ta hãy yêu thiên nhiên và mãi yêu nhau nhé! Nhìn cặp chim đang lót nhót chiếc đuôi óng mượt, chúng chia cho nhau thức ăn, sát đầu lại gần nhay như sắp hôn nhau, Huy bỗng nghĩ về Hoài.

Mấy ngày qua làm Huy bị mắc một chứng bệnh; đó là nghiện nghe giọng nói của Hoài qua điện thoại. Quan hệ giữa Huy và Hoài đang trở nên gần gũi hơn; đầu tiên là chuyện hai người gặp nhau lần đầu ở phòng trà Cung Đàn Xưa, hồi đó Huy lên sân khấu đánh đàn và hát bài Môi Hồng Đào của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn; một cô gái ngồi phía dưới lắng nghe chăm chú và thỉnh thoảng hát nhẩm theo lời ca khúc; sau khi hát xong Huy về lại chỗ ngồi liếc mắt nhìn sang bàn cô gái lúc nãy nhìn anh, thì vô tình bắt gặp ánh mắt của ai kia. Đó là Hoài, nhưng hồi đó họ chỉ nhìn nhau thôi, chưa nói chuyện với nhau lần nào cả. Lần thứ hai là lần mới đây khi Huy gặp chuyện bê bối với chị hàng xóm tên Linh ở gần nhà. Khi bên cơ quan an ninh cho gọi Huy lên lấy lời khai, vừa gặp Hoài là Huy nhận ra ngay nhưng không đề cập gì đến chuyện hát hò hôm rồi. Hoài chắc cũng đã nhận ra Huy nhưng thấy Huy im lặng nên cũng không nhắc đến hôm ở phòng trà Cung Đàn Xưa.

Chỉ sau khi biết rõ sự tình của Huy và có được số điện thoại của Huy, Hoài mới can đảm để gọi cho Huy. Trước là gọi vì công việc, mà chưa chắc có thể đó chỉ là một lý do. Phải vậy khi Hoài thường mượn cớ vì công việc mà gọi cho Huy, rồi hỏi việc thì ít mà hỏi thăm trò chuyện với nhau thì nhiều.

Mới nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đã tới. Chuông điện thoại Huy rung lên, anh cầm lên xem trên màn hình điện thoại là ai gọi. Thấy Huy mỉm cười thích thú cũng đoán được là ai rồi. Thấy đó là số của Hoài, Huy vội bấm nhận cuộc gọi:

- Alo... sao ạ... vậy em lên ngay!

Cần phải nói qua, gần đây vì ngại ngùng sao đó Huy đã đổi cách xưng hô với Hoài. Không còn là chị tôi nữa vì nghe có vẻ mang tính kịch và hình sự quá. Thay vào đó là chị chị em em. Không biết Hoài gọi cho Huy có việc gì, mà thấy anh vội vội vàng vàng mặc đồ, chạy xuống nhà đánh răng rửa mặt mau mau, hấp tấp dắt xe ra ngoài, chạy một mạch không thèm quan tâm đến buổi ăn sáng luôn.

 

Sau khi nhận được cuộc điện thoại của Hoài. Huy đến ngay đồn công an để làm việc, bởi chị Linh đã có mặt tại đồn; lần này ba mặt một lời để xem chị ta xử trí thế nào.

Vừa bước vào là Huy đã bắt gặp ngay ánh mắt của chị ta đang nhìn mình. Nhưng lần này ánh mắt của chị ta không hùng hùng hổ hổ nữa mà thay vào đó là sự khép nép sợ sệt.

Hoài và một đồng chí công an khác đang lấy lời khai của chị ta. Chị ta lấy lời khai xong thì đến lượt Huy; anh cán bộ công an muốn Huy trình bày ngắn gọn lại đầu đuôi sự việc. Huy làm theo lời anh cán bộ tường trình lại sự việc một cách ngắn gọn.

Đợi Huy nói xong, anh cán bộ công an lại hỏi chị Linh, kèm theo những câu trách mắn, bởi chị ta cứ chối quây quẩy là chị ta không hề nói gì cả. Trong khi sự thật đã rành rành ra đó; xóm làng ai cũng nghe ai cũng biết; lại thêm việc chị ta bỏ nhà đi trong những ngày gần đây đã chẳng chứng minh tất cả rồi đó sao? Vậy mà chị ta vẫn cứ chối quanh chối co, lật lọng khiến những người làm việc với chị cũng phải bực mình.

Nhưng cuối cùng thì bên phía công an vẫn muốn hai bên hòa với nhau; họ không muốn hai bên chung một vách nhà lại căm ghét thù hận lẫn nhau, như vậy sẽ cực kỳ không hay về sau. Anh cán bộ công an còn nói với chị Linh rằng:

- Bà con xa không bằng láng giềng gần, chị coi sống sao đó thì sống. Nhỡ lúc trái gió trở trời ai còn dám giúp nhà chị.

Bên phía cơ quan công an còn hỏi xem Huy có yêu cầu gì nữa không? Ý họ muốn Huy hãy bỏ qua mọi chuyện đừng kiện tụng gì nữa. Huy cũng đồng ý mặc dù chưa được thỏa lòng lắm. Bởi vì sự thật vẫn chưa được làm rõ, bên công an họ không muốn dính vào mấy “chuyện tầm phào” vừa mất thời gian vừa tốn công sức; vả chăng khi làm việc với chị Linh họ đưa ra một kết luận chắc như đinh đóng cột: “Chị này có vấn đề về thần kinh rồi.”

Thực ra, chuyện chị Linh nhà ta bị thần kinh không phải là chuyện gì xa lạ với bà con lối xóm xung quanh. Nhưng cái điên của chị chỉ ở mức độ vừa phải, chưa đến mức gắp lửa bỏ tay người. Nay thì hẳn có nguyên do gì đây? Vì sự ngẫu nhiên không phải tự nhiên mà có. Hẳn phải còn điều gì đó ẩn giấu sau sự việc lần này, nghĩ đến đây Huy liền nhớ về hình ảnh bà Tài núp trong nhà mấy ngày nay không lộ mặt.

Kết thúc cuộc dàn xếp ai về nhà nấy. Khi ra khỏi đồn công an thì đâu lại vào đó, ánh mắt chị Linh vẫn nhìn Huy hằn học, vẻ căm thù hiện rõ trên khuôn mặt. Huy cũng không thèm để ý gì đến hình ảnh hận thù đó nữa, với Huy những ngày vừa qua đã quá đủ rồi. Bên phía công an đã sạt cho chị ta một trận, nói rằng chị ta mà còn tái phạm, ăn nói bậy bạ là sẽ bị bắt đi tù, không được quyền nuôi con cái nữa.

Chị ta đi về trước, Huy gạt chân chống xe, quay xe định về luôn thì Hoài gọi lại. Hình như Hoài có chuyện gì đó muốn nói. Hoài đến gần mở khóe môi anh đào nói nhỏ nhẹ:

- Thôi đừng nghĩ ngợi nữa, chị ta đầu óc có vấn đề em quan tâm làm gì cho mệt người.

- Em biết vậy! Nhưng chị ta nhìn em vẫn hằn học lắm! Vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân khiến chị ta làm vậy, em thấy khó chịu; cảm giác còn cái gì đó vươn vướn.

- Thôi, đừng nghiêm trọng hóa vấn đề quá!

- Chắc chị nói đúng đấy!

- Này, tối nay đi Cung Đàn Xưa chứ? Chị mời.

- Mấy giờ vậy chị?

- 8 h nha! Mình đến sớm nói chuyện một chút, chờ đến lúc trình diễn luôn là vừa.

- Ok, vậy thống nhất 8 h có mặt.

 

Trong khi Huy đang nói chuyện với Hoài ở đồn công an thì khu xóm của Huy lại vang lên tiếng gõ mõ tụng kinh của nhà bà Tài.

Nói hơn về bà Tài một chút; năm nay bà đã ngoài 60 nhưng xem ra bà trẻ hơn tuổi thật của mình rất nhiều. Lúc trước bà có mở một quán cơm lấy tên hai vợ chồng, quán cơm làm ăn thất bát bà sang lại rồi trở về nhà sống bằng số tiền dành dụm bấy lâu nay. Ông Tài vẫn thường hay qua cửa hàng đóng dày dép của anh con trai đầu để phụ giúp. Anh con trai đầu này tên Lai, anh có hai đứa con gái với người vợ cũ, chị này người miền Tây, chị đã bỏ anh đi lấy chồng khác. Hai đứa con gái và anh sống chung một nhà với ba mẹ anh, tức là ông bà Tài. Hiện tại anh chưa đi bước nữa, mà tập trung vào công việc và con cái.

Khổ nỗi hai đứa nhỏ con anh, điều mà anh luôn kỳ vọng lại đâm ra trái hẳn với mong muốn của mình. Hai đứa hư thấy ớn luôn, đứa đầu thì bỏ học, cắt tóc ngắn làm con trai khi còn chưa học hết tiểu học. Con bé sau tên Trang mới học lớp tám đã biết yêu yêu đương đương, hết hoàng tử này đến công chúa nọ. Đôi lúc, Huy không muốn tin cũng không thể không nghi ngờ câu nói của vợ chồng Vui Lộc hôm rồi nói với anh. Có không việc con bé Trang hết chuyện chơi đi dựng kịch bản phim Hàn Quốc để ra mắt thiên hạ (?).

Nhưng điều làm Huy thất vọng nhất là bà Tài, bởi khi bà mới chuyển vào xóm tình cảm giữa hai nhà rất tốt. Biết Huy sống cô độc không giỏi việc bếp núc. Bà thường nấu thức ăn nhiều để cúng quẩy, sau khi cúng xong thì đem chia cho Huy một phần. Nhiều lần như vậy làm Huy rất cảm kích. Ấy vậy mà chẳng có gì lâu bền, bởi bà Tài lại có cái tật thóc mách. Hễ thấy ai có của ăn của để là bà ấy đâm ra ghen tức, đâm chọt. Nhớ có lần chị Dung một hàng xóm cũ của anh đã bỏ xóm mà đi bởi những lời đồn thổi phóng đại sự việc của bà Tài. Chẳng là chị Dung có mắc nợ người ta chưa kịp trả, vay hết chỗ này đắp chỗ kia; bà Tài biết được chuyện đem ra bô lô bô loa khắp nơi. Chỗ nào đông người tám chuyện là bà xen vào góp vui, kể chuyện chị Dung xong, bà không quên kèm theo những nhận định có phần nói xấu hạ thấp uy tín của đối tượng. Những người háo chuyện thấy bà tu tu hành hành, nên nghĩ những gì bà nói hẳn là sự thật trăm phần trăm. Chỉ mãi về sau sống gần bà mới biết thế nào là: “Trong chăn mới biết chăn có rận”. Ai gặp bà thì lo mà tránh, phải xui mà lộ chuyện của nhà mình ra cho bà biết là chết ngay.

Bà Tài đang ngồi tụng kinh gõ mõ thì đứa cháu gái của bà chạy vào. Con bé Trang hối hối hả hả gọi bà:

- Bà nội ơi!

- Bà mẹ mày, tao đang tụng kinh mà mày gọi hả con kia. Mày không đợi tao tụng kinh hết rồi gọi. Thằng cha mày... – Bà Tài điên tiết quát.

- Bà nội... bà nội... bà nội biết chuyện gì chưa?

- Chuyện gì là chuyện gì hở con kia?

- Con bé Nga nó bỏ nhà đi rồi.

Nghe đến đây bà Tài thay đổi hẳn thái độ, bà tỏ ra chăm chú hỏi lại:

- Sao, lúc nào? Lâu chưa?

- Dạ mới đây thôi, chị Linh đang đi tìm nó; chị vừa trên đồn công an về thì nó bỏ đi rồi, nó để lại một lá thư nói là không bao giờ về nữa.

- A đi đà Phật! Để tao xuống gặp con Linh coi sao đã.

Nói rồi bà đứng lên phủi đít, qua nhà chị Linh hỏi chuyện.

 

Trong lúc bà Tài đang nói chuyện với đứa cháu nội thì Huy cũng vừa về. Huy đang ngồi trên gác tập tành với cây đàn guitar, tối nay hứa hẹn sẽ có nhiều thú vị đây, Huy nghĩ vậy và bắt đầu luyện tập một bài nhạc để dành tặng cho Hoài.

Âm thanh réo rắc của cây đàn hòa điệu cùng giọng hát trầm ấm. Huy đang thả hồn trong làn điệu âm nhạc thì bỗng giật mình. Bởi tiếng bà Tài oang oang bên ngoài cửa sổ chỏi tai chịu không được. Bà Tài đã xuống gặp chị Linh, bà gọi chị Linh ra ngoài nhà để nói chuyện, bà cố nói chuyện to để cho ai đó phải nghe được giọng bà. Bà nói:

- Rồi làm sao? Trời ơi! Nó còn nhỏ xíu, đi vậy rồi lỡ có chuyện gì sao hả Linh.

- Con cũng không biết làm sao đây! Nó để lại lá thư...

- Rồi mày phải lo đi tìm nó chứ! Phải gọi người chia ra mà tìm, nếu không thì phải gọi công an chứ thời buổi này ghê lắm! Rồi lỡ nó bị bắt bán, bị bọn mất dạy đè ra hiếp dâm thì sao? A di đà Phật! Tao phải đi tìm nó đây!

Bà Tài đứng nói thêm một thôi một hồi nữa; thêu dệt đủ thứ chuyện lạm dụng tình dục nguy hiểm để làm cho chị Linh lo sợ. Ánh mắt bà khi nói chuyện không khỏi liên liếc lên cửa sổ nhà Huy.

Bà đang nói chuyện với chị Linh thì mẹ con Ông Cư, bà Chín cũng vừa về. Hai mẹ con nghe tin cháu mình bỏ đi thì bỏ hết công ăn việc làm chạy về. Công việc buôn bán hàng mã của bà Chín cũng ổn, bà có một sạp nhỏ ngoài chợ. Còn ông Cư con bà thì có một cửa hàng sửa xe gắn máy. Hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, ông Cư vẫn chưa có vợ mặc dù ông đã ngoài 50. Ngoài việc đêm nào cũng say xỉn chửi bậy chửi bạ ông không biết đi đâu làm gì để kiếm cho mình một bà vợ lúc về già. Thôi thì không có vợ thì có mẹ, ở với mẹ, ít nhiều cũng chăm lo được cho nhau. Vả lại, còn có đứa em dâu, nhỡ có chuyện gì nó còn giúp được. Vậy nên, cách đó khoảng hai tháng khi chị Linh đem về một người đàn ông lạ mặt, bà con làng xóm ai cũng kháo nhau rằng: Chị Linh sắp đi thêm bước nữa. Đêm đêm anh chàng lạ mặt đó lại cốc cửa đòi vào nhà. Anh muốn hưởng một chút khoái lạc mà chị thì cũng thèm muốn không kém anh là mấy, hai bên kí hợp đồng, hợp tác cùng có lợi. Chị cũng chẳng nghĩ gì cho xa việc chị cho một người đàn ông lạ vào nhà người chồng quá cố, căn nhà được bà Chín trao cho hai vợ chồng khi hai người mới lấy nhau. Anh chàng kia cũng chẳng sợ tai tiếng hay hồn ma bóng quế gì, anh và chị thường làm tình với nhau ngay trước bàn thờ của người chồng quá cố. Lý do của họ là tình yêu, họ cho rằng: trong tình yêu thì không có tốt và xấu. Không ai có thể ngăn cản tình yêu chân chính của hai người cho dù đó có là thượng đế chứ đừng nói là ma quỷ. Kể từ đó con bé Nga có thêm một người ba dượng không chính thức. Bởi thường ngày nó vẫn gọi người đàn ông đó là dượng khi anh này đến nhà với mẹ Linh. Mối quan hệ giữa chị Linh và người đàn ông lạ đó bị bà Chín và ông Cư một mực phản đối. Hai mẹ con cấm tuyệt chị Linh không được qua lại với người đàn ông đó nữa, nếu chị muốn đến với anh ta thì bước ra khỏi nhà mà sống. Căn nhà chị đang ở bà Chín đang giữ giấy tờ, sau này sẽ chuyển lại cho hai đứa nhỏ, phần chị mà muốn ở thì phải một mình nuôi con; không được đem bất cứ người đàn ông nào về nhà làm ô uế. Sự việc lùm xùm đó một phen làm cả xóm nơi Huy ở xôn xao cả lên. Đến ngày dỗ của anh chồng quá cố của chị, mọi người tề tựu đông đủ. Có mặt bà con cô bác, láng giềng ở đó, hai mẹ con bà Chín đem việc chị Linh ra nói cho mọi người nghe. Đa số ủng hộ ý kiến của hai mẹ con bà Chín, không muốn chị Linh qua lại với người đàn ông đó. Lần đó chỉ có mỗi Huy là đi ngược lại đám đông, Huy đứng ra bênh vực cho chị Linh, nói rằng: Chị có quyền được yêu, có quyền được xây dựng hạnh phúc của riêng mình. Mọi người tròn mắt há mồm khi nghe Huy đứng lên giữa bàn tiệc lên tiếng ủng hộ con người kia, người mà chỉ sau đó vài tháng đã vu khống anh ấu dâm với con gái chị. Sự việc của chị Linh và người đàn ông lạ mặt kia chấm dứt, anh ta không đến vào buổi đêm nữa, ban ngày cũng không đến, họ chia tay nhau... và không lâu sau đó nhà chị Linh bị ăn trộm hai lần cạy cửa lấy hết tiền tiết kiệm.

Đó là những chuyện của vài tháng trước, còn hiện tại con bé Nga đã bỏ nhà ra đi. Bà Tài đang đứng đó với chị Linh, có cả vợ chồng Vui Lộc, mẹ con bà Chín. Họ đang bàn bạc nên tìm con bé ở đâu. Theo như bà Tài nói thì:

- Con Trang nó nói với tui rồi, con Nga dạo này lạ lắm! Nó sợ ở nhà, con Trang còn đưa cho tôi xem mấy bức tranh nó vẽ nữa.... Mấy người biết nó vẽ gì không?

Mọi người tò mò lắng nghe bà Tài kể chuyện, thấy mọi người tập trung lắng nghe mình bà Tài làm vẻ mặt nghiêm trọng nói:

- Nó vẻ những thứ dơ bẩn đó...

- Rút cục nó vẽ gì? – Chị Lộc háu chuyện.

- Mày khờ vậy con kia. Còn gì ngoài những bộ phận sinh dục của con người, và những tư thế làm tình.

- Ối mẹ ơi! Nó mới lớp năm à!

- Dậy tao mới thấy lo, bây giờ tao đi tìm nó đây, tạo gọi ông Tài rồi. Tao với ổng đi tìm nó chứ không để như vậy được. – Rồi đột nhiên bà to giọng: - Bây giờ ghê lắm, nó hiếp dâm rồi đem bán đầy ra đó kìa.

Bà con ai nghe cũng sửng sốt; còn Huy thì khỏi phải nói anh căm tức như thế nào. Thái độ và giọng điệu của bà Tài chắc như đinh đóng cột là đang nhằm vào anh. Bà ta luôn bám vào một suy nghĩ: Huy là kẻ cầm thú, là đứa đã khiến con bé Nga phải bỏ nhà đi. Bởi Huy là một gã đàn ông vạm vỡ, tràn đầy sinh lực; Huy lại còn trẻ và chưa có người yêu, nhà lại gần sát với nhà chị Linh. Nghĩ vậy nên bao ác cảm của bà đều hướng vào Huy, bà Tài còn cho rằng: Việc nhà chị Linh bị mất trộm cũng là do Huy làm, thêm nữa con bé Trang bơm vào nhiều câu làm bà tin sái cổ, chắc chắn Huy là một tên yêu râu xanh. Bà luôn miệng niệm A di đà Phật, cùng ông Tài đi khắp các con hẻm tìm con bé Nga tội nghiệp (!).

Mặc cho những nghi ngờ vô căn cứ của bà Tài và ánh mắt dị nghị của hàng xóm. Tối hôm đó Huy vẫn vui vẻ đến nhạc quán Cung Đàn Xưa gặp Hoài. Đây mới đúng là sức mạnh của tình yêu, một thứ sức mạnh giúp con người vượt qua mọi đau khổ cay đắng trong cuộc sống. Đôi khi người ta mất hết tất cả nhưng còn lại tình yêu và người ta cho rằng như vậy đã là may mắn rồi. Bởi khi nghĩ đến tình yêu người ta lại tìm được chỗ bấu víu, ít ra cuộc đời vẫn còn chỗ để đặt niềm tin. Chỉ đáng tiếc là tình yêu luôn có mặt trái của nó, chính tình yêu đem lại cho con người niềm vui hạnh phúc và cũng chính tình yêu giết chết nói. Khi mất đi tình yêu thì coi như là mất đi tất cả, bởi mất vàng mất bạc chưa gọi là mất tất cả, nhưng mất niềm tin thì xem như mất tất cả; mà tình yêu chính là niềm tin, mất tình yêu là mất đi tất cả vậy.

Hoài đã đến từ trước đợi Huy, vừa thấy Huy vào cô đã gọi:

- Huy, lại góc này.

Huy mỉm cười đi lại chỗ Hoài đang ngồi, Hoài chọn một chỗ lý tưởng để thưởng thức âm nhạc; một góc nhỏ bên phải căn phòng rất ấm áp, quan sát được dễ dàng. Huy ngồi xuống ghế bên cạnh Hoài, yên vị xong thì hỏi cô:

- Chị đến lâu chưa?

- Mới thôi, chị còn chưa kịp gọi thức uống nữa.

Huy quay sang anh phục vụ, nói:

- Anh lấy cho một cà phê sữa nóng.

- Còn tôi một ly cam xí muội. – Hoài nói theo.

- Dạ, anh chị đợi cho một lát.

Thấy vẻ mặt Huy có vẻ suy tư, mặt dù Huy luôn cố tỏ ra vui tươi, Hoài mới hỏi chuyện:

- Có chuyện gì buồn hả?

- Không có.

- Thôi đừng dối chị nữa, nhìn mặt em là chị biết rồi.

- Không có thật mà.

Từ trước đến giờ Huy rất ngại khi nói về bản thân mình, những gì buồn phiền anh thường giấu kín trong lòng, ngay cả quá khứ của mình cũng vậy. Anh cho việc tâm sự tìm kiếm sự đồng cảm là thuộc tính của kẻ yếu đuối, là hành động của những con người thất bại. Đàn ông phải mạnh mẽ, bản thân mình không vui cũng đừng để những người xung quanh phải chịu chung cái nỗi buồn của mình. Và Huy xem kín đáo là một nguyên tắc sống của mình. Thà rằng nuốt đau khổ vào bên trong còn hơn tự làm yếu đuối mình để xin xỏ một chút đồng cảm từ người khác.

Huy rất ít nói, cuộc hẹn tối hôm nay Hoài là người làm chủ cuộc nói chuyện. Khi Hoài hỏi gì thì Huy trả lời nấy, thỉnh thoảng Huy mới hỏi lại một đôi câu.

Đã đến giờ ca nhạc, cô Mc dễ thương đứng lên sân khấu giới thiệu ca khúc đầu tiên cho đêm ca nhạc; đó là bài “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài nhạc này do chính cô Mc dễ thương thể hiện. Giọng hát của cô được rèn luyện qua trường lớp nên đậm chất kỹ thuật, nhưng lại thiếu đi cái hồn nhạc và sự thăng hoa trong nghệ thuật. Cô hát xong, để liên tục chương trình là những bài nhạc trữ tình khác do các ca sĩ phòng trà biểu diễn. Ca sĩ hát xong một lượt thì đến chương trình dành cho khán giả, khách đến nghe nhạc. Ai muốn biểu diễn thì đăng kí bài hát vào một tờ giấy được được để sẵn trên bàn rồi gửi cho cô Mc, cô sẽ đọc tên sau đó lên trình diễn. Huy đăng ký một bài, và không cần phải ngồi đợi lâu. Cô Mc đọc tên bài hát với chất giọng trong trẻo:

- Sau đây là một ca khúc nói về mùa đông, ca khúc này do một người bạn của chúng ta thể hiện, mời bạn Nguyễn Anh Huy với nhạc phẩm Người tình mùa đông.

Một tràng pháo tay vang lên động viên cho tinh thần của vị khách muốn góp vui cho chương trình.

Đây không phải là lần đầu tiên Huy đứng trên sân khấu, nên anh biểu diễn rất tự nhiên. Anh mượn cây đàn guitar của anh nhạc công, vừa đàn vừa hát không cần người khác phải đệm cho. Bản nhạc “Người tình mùa đông” được chơi với tiết điệu slow surf nghe rất nhún nhẩy. Với chất giọng trầm ấm và tài nghệ guitar điêu luyện, Huy đã chinh phục được người nghe khi kết thúc tiết mục với những tràng pháo tay rôm rốp. Anh về lại chỗ mình, cảm giác còn lân lân trong người. Hoài nãy giờ lắng nghe chăm chú lắm, bấy giờ mới hỏi Huy:

- Em đánh đàn và hát hay quá nhỉ?

- Cũng tạm thôi chị, em có đứa bạn hát còn hay hơn nhiều.

- Chị thích nghe em hát lắm! Bữa nào em dạy chị chơi đàn guitar được không?

- Chị có sắp xếp được thời gian không?

- Được chứ, buổi chiều em rảnh vào giờ nào?

- Thôi vậy đi, khi nào chị rảnh thì báo cho em biết trước em sẽ tính.

- Nhưng tính làm sao?

- Thì khi chị rảnh cứ gọi cho em, thời gian này em cũng không làm gì nhiều. Mình ra quán cà phê nào đó có phong cảnh đẹp, yên tĩnh, đem đàn ra đó vừa tập đàn vừa ca hát văn nghệ luôn.

Hoài vỗ tay tỏ vẻ thích thú lắm:

- Hay quá! Vậy thì quá tốt rồi. Em hứa với chị rồi đấy nhé! Bữa nào mà chị gọi em không chịu đi là chị giận luôn đấy.

- Chị yên tâm đi, em đã hứa là sẽ làm. Mà em cũng dở, đáng lẽ em không nên hứa.

- Tại sao?

- Vì để giữ lời hứa.

- Chị vẫn chưa hiểu.

- Thì chẳng phải napoleon đã nói rồi sao. Cách giữ lời hứa tốt nhất là đừng bao giờ hứa. Thay vì hứa thì thực hiện bằng hành động sẽ tốt hơn.

- Trời ạ! Chị cứ tưởng là việc gì nghiêm trọng lắm! Đôi lúc em cũng phải hứa để khiến người ta có lòng tin vào em chứ! Với lại khi em hứa thì em sẽ phải có trách nhiệm với lời hứa. Chị biết rồi nhé! Em là một trong những người rất xem trọng lời hứa, từ này về sau chị sẽ bắt em hứa để em đừng hòng mà trốn.

- Hơ hơ... Ai thèm trốn chị.

- Em nhé! Để coi sao đã, chị không dám nói trước đâu, biết đâu chừng một ngày kia sợ chị quá, tránh mặt chị thì sao (?)

- Em không trốn một người xinh đẹp đáng yêu như chị đâu.

Nghe xong câu đó, Hoài hơi đỏ mặt, nhưng cô tìm cách nói để lãng đi:

- Chị mà xinh đẹp gì...

- Xinh thật mà.

- Không, chị chỉ dễ nhìn thôi; Huy đừng khen chị, chị lại tự mãn rồi nè.

- Em chỉ nói sự thật thôi.

- Huy này...

- Chị bảo sao?

- Nếu một người nào đó em rất thích, mà em không thể nói cho người đó biết tình cảm của mình thì phải làm thế nào?

- Còn làm thế nào nữa, im lặng là tốt nhất. Nhưng muốn để người đó biết mình có ý với họ thì phải phát ra một vài tín hiệu. Một ánh mắt, hay một cái chạm tay... đại loại như vậy. Quan trọng là mình quan sát cảm nhận xem người đó có thích mình không? Nếu không đáp ứng lại tín hiệu của mình thì thôi. Bởi có ép người ta cũng không được, hãy phát tín hiệu và phần còn lại hãy chờ xem họ thế nào đã.

- Nhưng mình phải làm điều gì đó cho họ thì họ mới thích mình chứ?

- Em nghĩ khác, với em khi yêu nhau thì người ta quan tâm nhau. Còn sự quan tâm trước đó không làm cho người ta yêu mình được. Lũ bạn em là một ví dụ, tụi nó quan tâm chiều chuộng đối tượng hết mực để rồi một ngày kia đối tượng đi theo một anh chàng bơ lát lạnh lùng. Chuyện tình yêu phức tạp lắm! Em cũng chẳng hiểu nỗi nữa, đôi khi như em còn nghi ngờ nhiều chị à!

Thế rồi Huy bỗng nhận ra mình đã quá đà trong cuộc nói chuyện; Huy cảm thấy mình đã nói quá nhiều, và điều đó làm cho anh bị dằn vặt. Rõ ràng Huy đã nhiều lần tự dặn mình không được ba hoa chích chòe về mớ kiến thức của mình. Nhưng chứng nào tật nấy, lần này Huy lại thể hiện mình quá trớn. Nghĩ vậy nên Huy im bặt. Cuộc nói chuyện về sau trở nên tẻ nhạt, Huy không nói gì nữa chỉ trả lời cho qua chuyện những câu hỏi của Hoài. Huy bỗng trở nên trầm lặng khác thường. Họ ngồi lại nói chuyện với nhau thêm mười lăm phút nữa thì Huy tỏ ý muốn về sớm. Hoài cũng đồng ý, cuộc hẹn ngày hôm đó với họ có phần tẻ nhạt, nhưng trong lòng ai cũng nghĩ đó là một đêm thành công mỹ mãn. Bởi vì sau khi đã về nhà lên giường nằm ngủ, họ còn nhắn tin trò chuyện với nhau thân thiết. Cứ nghĩ đến nụ cười của Hoài, và cơ thể gợi cảm của cô là người Huy lại rạo rực. Huy chưa biết mùi con gái là gì, nên cuộc sống cô độc làm anh thèm thuồng cái trải nghiệm mới lạ đó. Anh đã nghĩ đến thủ dâm, nhưng ngay lập tức dùng ý chí để chặn lại mong muốn đó. Và cứ như thế người anh lại nóng rang, bức bối. Cậu nhỏ ngứa ngáy khó chịu không thể tả. Từ bao giờ chẳng biết, cậu nhỏ đã cương cứng muốn xé toạc luôn chiếc quần lót bên trong đang ôm sát những bắp cơ chắc nịt ở vùng mông và đùi. Huy có một thân hình vạm vỡ to lớn hơn người bình thường, anh tập thể dục rất chăm chỉ; bộ môn anh yêu thích là võ thuật và cử tạ. Nhiều lúc anh đắn đo lắm về niềm đam mê thể thao này, nó làm nguồn năng lượng nội sinh bên trong con người anh tập trung quá nhiều vào cơ bắp; giảm thiểu đi nguồn năng lượng dành cho trí não; anh rất lo lắng một ngày anh sẽ ứng với câu nói: “Đầu óc ngu si tứ chi phát triển”. Nhưng không làm thế nào anh từ bỏ được đam mê đó, anh chịu, không thể một ngày không tập võ và cử tạ. Tai hại là ở chỗ, hoạt động thể chất nhiều khiến năng lượng nội sinh tập trung vào cơ bắp đã đành, mà hoạt động đó đòi hỏi cơ thể phải có một nguồn thực phẩm lớn nuôi dưỡng tế bào. Vậy thì phải ăn nhiều, hệ tiêu hóa lại phải hoạt động gấp nhiều lần người bình thường. Năng lượng nội sinh đã hao tốn nay lại còn tốn hơn cho hoạt động ăn uống. Mà như Huy biết thì những ai ăn nhiều, nói nhiều, thích vận động mạnh; đầu óc từ lúc nào chẳng biết tỷ lệ nghịch với cơ bắp, chất xám chỉ nhiều bằng quả nho thôi. Huy thấy cần thiết phải lập ra cho mình một kế hoạch sinh hoạt mới để tập trung vào trí tuệ. Giảm các hoạt động thể chất lại, ăn uống ít lại vừa đủ dinh dưỡng thôi, không nói nhiều, và tránh hao tốn năng lượng cho những việc làm vô bổ và những suy nghĩ tiêu cực; trong đó có những suy nghĩ về tình dục chiếm quá nhiều vùng trống trong não bộ.

Nói về con bé Nga, nó bỏ đi vẫn chưa về. Cả nhà chị Linh nhốn nháo cả lên. Và không hiểu sao sự nhốn nháo của cả gia đình chị gộp lại cũng không bằng sự nhốn nháo của bà Tài; bà Tài cứ chạy đôn chạy đáo cứ như chính con cháu bà gặp nạn vậy. Hết ngày rồi đến đêm, con bé Nga vẫn không thấy tâm hơn đâu mà chị Linh thì vẫn chưa báo cáo gì với công an. Có thể sau lần bị công an phát giấy triệu tập chị đã có ấn tượng không mấy tốt đẹp với những cán bộ áo xanh của chúng ta. Chị thà để cho con bé chết ở xó xỉnh nào còn hơn là báo cáo tin tức cho họ, những người mà với chị giờ đây là một ruột với “thằng yêu râu xanh” nhà cạnh bên. Chỉ có bà Tài là đồng minh thân cận nhất của chị, nhất nhất đồng ý với chị rằng chính nó chứ không ai là đứa đã lạm dụng con bé Nga khiến nó phải sợ sệt bỏ trốn.

Mà cũng kỳ lạ thật! Bởi con bé Nga gần đây có những biểu hiện khác thường. Khi chơi đùa với mấy đứa nhỏ trong xóm nó thường hay nhắc đến những từ ngữ liên quan đến bộ phận sinh dục. Nó không vẽ tranh chân dung, phong cảnh hay tĩnh vật như các bạn cùng lớp mà hay nguệch ngoạc những tư thế làm tình của người lớn. Biểu hiện đó của nó khiến ai thấy cũng giật mình kinh hãi. Liệu có không việc nó bị lạm dụng tình dục? Nhưng nếu có thì đó là ai?

Người đang được dư luận chú ý nhất là anh Huy; một chàng trai trẻ còn độc thân chưa có người yêu, ở sát vách nhà con bé. Người thứ hai đáng quan tâm là người đàn ông lạ mặt từng là tình nhân của mẹ nó, tức là chị Linh nhà ta; người đàn ông này đã biến mất dạng hơn hai tháng nay. Người thứ ba là ông Vui vợ bà Lộc, ông thường hay bắt chim đứng đái và có một số biểu hiện thái quá khi người khác vô tình nhìn thấy. Người thứ tư là anh Lai, ba của hai đứa cháu nhà bà Tài đã ly dị vợ hơn năm năm nay. Trong nhà bà Tài còn có thêm một anh chàng tên Ti, là con út của bà vẫn chưa có vợ và hay ở lầm lì trong nhà ít khi xuất hiện ngoài ngõ. Khốn nỗi con bé Nga lại thường lên nhà bà Tài chơi với con Trang, nên cũng có thể tính chú Ti của con Trang thuộc đối tượng tình nghi thứ năm. Và thứ sáu phải kể đế ông Cư, như chúng ta đã biết ông Cư đã ngoài năm mươi nhưng vẫn chưa có vợ; hàng đêm lại say xỉn hay chửi bới người này người khác; không nữa thì nói chuyện với không khí, có những biểu hiện của người bị bệnh thần kinh nên cũng liệt luôn ông này vào hàng đối tượng tình nghi. Vấn đề bây giờ là tìm cho ra con bé Nga, một lần nữa lực lượng chức năng phải vào cuộc điều tra làm rõ sự việc.

Nguồn: truyen8.mobi/t120138-ga-de-xom-bien-thai-chuong-1.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận