Tùng đang cười một mình vì đọc thấy trên báo, một truyện ngắn. Ngắn nhất thế giới, chỉ có chẵn hai mươi tiếng mà có đủ bốn yếu tố: tôn giáo, phong kiến, trinh thám và sex mới tài. Lại đủ cả cốt truyện, nhân vật và có kết cấu mở hẳn hoi: Lạy chúa! Nữ hoàng trẻ tự hỏi, không biết cái thai trong bụng mình là của ai trong nội các?
Chợt, ông Phó Giám đốc phụ trách phòng gọi, bảo phải sang ngay chỗ nọ họp, không hiểu sao không có giấy mời. Họ đã bắt đầu mà bên ta lại không ai có mặt. Đây là một cuộc họp hẹp, không công khai để giải quyết một tình huống rắc rối cần bàn bạc tìm giải pháp thống nhất cách xử lí một vụ rất khó nhằn. Thành phần là các lãnh đạo hai cục, hai vụ, một cơ quan ngang sở và các chuyên viên giúp việc. Sở Tùng không có lãnh đạo, chỉ mình anh tham gia.
Người chủ trì cuộc họp vắn tắt nói lại cho anh biết vấn đề đang bàn bạc. Có năm cuốn sách ngoài luồng, phải xử lí thế nào, để tránh gây tác hại cho xã hội.
Tùng chăm chú nghe các vị phát biểu. Các vị, là chỉ năm lãnh đạo thôi. Không có chuyện chuyên viên phát biểu khi có lãnh đạo ngồi đấy. Ai cũng tỏ ra hăng hái bảo vệ chế độ, đều đưa ra những giải pháp quyết liệt, triệt để của nhà cầm quyền, mà cái thói của các bố nhà ta là vừa độc đoán vừa chuyên quyền chẳng đếm xỉa gì đến cái lí mình đưa ra có đúng luật không. Luật thì đã được thể hiện rõ trong vản bản, bằng những câu chữ trên giấy trắng mực đen, không thể phớt lờ. Truyen8.mobi
Một vị nói chắc như đinh đóng cột:
- Tôi nghĩ, Đảng ta là đảng cấm quyền. Chúng ta có quyền làm bất kỳ việc gì, miễn là vì lợi ích của Đảng, của dân,
Một vị khác:
- Tôi tán thành ý kiến trên. Bất kỳ kẻ nào, bất kỳ ai có nhưng việc làm, có những tư tưởng, nhất là lại thể hiện dưới dạng những cuốn sách thế này, tuyên truyền cho những khuynh hướng trái với đường lối tư tưởng của Đảng... lại phát tán tự do, dứt khoát phải thu hồi.
- Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến hai đồng chí vừa phát biểu. Những cuốn sách vô cùng độc hại này, rõ ràng làm phương hại đến lợi ích của Đảng. Lẽ nào chúng ta, những người đại diện cho các cơ quan chức năng của Đảng, chính quyền, lại chịu bó tay trước những kẻ, rõ ràng là không đi cùng chúng ta trên một con đường ?
- Các đồng chí cũng như tôi, đều đã đọc năm cuốn sách này, đều thấy rõ sự nguy hiểm của nó. Nó tuyên truyền cho những tư tưởng gì, các đồng chí biết rồi. Nó là biểu hiện của diễn biến hòa bình trong tình hình hiện nay. Bằng mọi cách, chúng ta phải chặn đứng nó lại. Tôi đề nghị chúng ta ra quyết định thu hồi.
Đủ bốn vị đã nói xong. Vị chủ trì cuộc họp mời Tùng, đại diện sở quản lí chuyên ngành phát biểu.
Nhớ vụ Bộ có công văn yêu cầu các sở thu hồi ăng ten Parabôn không phép. Lần này, vẫn thấy mọi người dùng lại từ thu hồi nên anh lấy đó làm điểm xuất phát cho luận điểm của mình bằng một phân tích chuyên môn:
- Bây giờ, không cần một dây chuyền sản xuất, gồm nhiều công đoạn từ tổ chức bản thảo của nhà xuất bản, qua nhà in, đến nhà phát hành. Một người, chỉ một người thôi có thể làm từ A đến z một sản phẩm hoàn chỉnh. Thế là một. Họ gửi đến tứ trụ triều đình, từ Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, đến Thủ tướng chính phủ. Họ gửi cả thư viện Quốc gia, đến cả Giám đốc Công an Thành phố như đồng chí Phó giám đốc vừa cho biết. Vì thế không thể thu hồi vì không một nhà xuất bản nào cho ấn hành cả. Thế là hai. Cũng không thể bảo họ phát tán giống như những kẻ xấu giấu mặt, khi rải truyền đơn, tờ rơi được. Kẻ xấu thì giấu mặt, chứ họ thì ghi rõ cả họ tên, địa chỉ, số điện thoại rõ ràng kia mà. Thế là ba.
Vậy thì các đồng chí căn cứ vào cơ sở pháp lí nào đề thu hồi của người ta. Mà nói thật, tôi cũng chưa hiểu vì sao các đồng chí gọi các sản phẩm đó là sách?
Một trong bốn vị đứng dậy. Cười rồi mới nói. Cười nửa miệng. Cười khẩy. Cười nhạt, hay cộng tất cả lại. Nhưng ai cũng nhận rõ điều này: vị này nhìn Tùng bằng con mắt không tôn trọng. Có lẽ vì anh có chức vụ thấp nhất mà lại đại diện cho cơ quan quản lí nhà nước của Thành phố.
- (cười)... chết thôi. Lạ quá! Bây giờ-mà nhà văn hóa Thành phố không biết thế nào là một cuốn sách thì...
Không nói hết câu, nhưng cái ý coi thường, chê bai, mút mai, dè bỉu thì có ngu đến mấy cũng nhận ra. Ấy là chưa kể, ông ta châm chọc gọi anh là nhà văn hóa, với cái nghĩa là người của sở Văn hóa đây.
Tùng không giơ tay, cũng không nói, “tôi xin phát biểu ý kiến”, như lẽ ra phải làm thế. Bởi lúc này, ai cũng nhận ra thái độ của ông ta, thì thế tất người bị coi thường thế nào cũng sẽ phản ứng. Anh từ từ đứng dậy, mọi người chăm chú chờ đợi. Tùng tự dặn mình phải thật bình tĩnh. Đấu lí với người đứng đầu một cơ quan quyền lực phải hết sức thận trọng cả về thái độ lẫn nội dung ý kiến. Can đảm lên, Tùng tép riu! Đừng sợ họ đều có phẩm hàm hơn mày vài bậc. Lẽ phải không phải khi nào cũng thuộc về chức vụ cao đâu, cũng không phải lúc nào cũng thuộc về số đông đâu. Nhiều khi ngược lại. Trong việc này, hãy tin là nó thuộc về mày. Tùng giả bộ lễ phép hỏi người vừa nói:
- Xin đồng chí giải thích thế nào là sách?
Vẫn lại cười trước, nói sau. Tác phong của kẻ biết mình có quyền uy và biết dùng quyền uy đè bẹp đối phương. Ông ta không biết rằng, đối phương nêu câu hỏi ấy chỉ làm mồi nhử thôi. Còn đòn chí tử thì vẫn giữ kín,
- (cười)... Có trong từ điển Tiếng Việt ấy. Đồng chí về tra xem có không?
Ông ta tránh trả lời thẳng, vì không thể nhớ chính xác. Sự hớ đây. Tưởng thế là khôn ngoan. Điều quan trọng là, phương pháp tư duy của ông ta và của mấy ý kiến phát biểu vừa rồi, đều là tư duy của những người cầm quyển, mà ngày xưa các cụ ta đã lên án rồi: Muốn nói gian làm quan mà nổi. Tình trạng ấy, việc này, việc khác, chỗ này, chỗ khác, lúc này, lúc khác đều có, tất nhiên không thể nói gian như câu tục ngữ trên, nhưng mà nói lấy được, nhân danh những thứ to tát như lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân, sự ổn định chính trị xã hội là rất phổ biến .v.v... Cuộc sống ngày nay, thế giới ngày nay cho thấy, kiểu tư duy ấy, những câu nói kiểu ấy không còn phù hợp. Một nhà nước pháp quyền dẫu đang xây dựng, không chấp nhận cách nghĩ như thế, lối nói như thế.
Tùng vẫn đứng, chờ câu trả lời. Ông ta trả lời xong, anh mới chính thức ra đòn. Mà đòn của anh thì...
- Cảm ơn đồng chí đã chỉ dẫn... Tôi có... quan tâm đến ngôn ngữ, có viết nhiều về ngôn ngữ và đã có một cuốn sách về ngôn ngữ. Nhân tiện khoe luôn, hiện tôi là ủy viên Thường vụ Hội Ngôn ngữ Thành phố. Nhà tôi có vài chục cuốn từ điển. Có cuốn từ điển, do một người nổi tiếng soạn ra chỉ để sử dụng cho một cuốn sách, chỉ một cuốn ấy mà thôi…
Tùng đoán, không một ai ngồi đây biết có cuốn ấy vì nó thuộc một chuyên môn rất hẹp. Họ sẽ ngạc nhiên, sẽ nghi ngờ, vì thế anh chỉ dừng lại một tí thôi. Nếu kéo dài hay dại dột đố ông ta, hay đố mọi người thì sẽ gây cảm giác khó chịu. Vì thế anh nói ngay:
- ... Đấy là cuốn Từ điển Truyện Kiều của cụ Đào Duy Anh. Cho nên tôi có biết, nếu tra trong từ điển tiếng Việt của bất cứ ai, chứ không phải chỉ của Hoàng Phê đều có mục từ ‘sách . Nhưng... muốn buộc người ta phải công nhận định nghĩa ấy thì... nhất thiết phải đưa nó vào luật. Nghĩa là phải luật hóa nó. Bất kỳ bộ luật nào, về bất kỳ một lĩnh vực nào, trước hết phải định nghĩa thuật ngữ chuyên môn.
Đồng chí có biết, trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, người ta còn định nghĩa Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ là gì không?
Biết đối phương cứng lưỡi rồi, nên Tùng đã giăng ra một cái bẫy nhỏ nữa, và biết chắc chắn đối phương sẽ mắc vào.
Y như rằng.
Ông ta bật dậy như chiếc lò xo. Á à, ừ thì tao chịu lập luận của mày, lí lẽ của mày, nhưng mày say sưa chiến thắng lắm nên mớơi lộ ra sơ hở. Tao cho mày biết thế nào là lễ độ nhé.
- Từ bé đến giờ, tôi mới được nghe một nhà văn hóa, lại là nhà ngôn ngữ nữa gọi tên nước Mỹ là Hợp CHÚNG quốc Hoa Kỳ... ha ha ha... cả nước Việt Nam và cả nước Mỹ đọc là Hợp CHỦNG quốc Hoa Kỳ. Riêng đồng chí đọc là Hợp CHÚNG quốc Hoa Kỳ. Ha ha ha!
Chắc mọi người đều ngầm vỗ tay hoan hô đòn phản công của đối phương. Họ rất khoái được chứng kiến cuộc đấu khẩu, đấu trí giữa một người quyền cao chức trọng với một gã tép riu. Chui xuống đất thôi Tùng ơi!
Chỉ anh biết mình đang làm chủ được mình, làm chủ được tình hình, đang dụ đối phương vào tử địa của mình.
Đúng như đồng chí nói, cả nước ta, cả những người Mỹ biết tiếng Việt, nhất là những người Việt sang Mỹ theo diện HO đều đọc là Hợp CHỦNG quốc Hoa Kỳ. Nhưng đấy là một sự lầm lẫn có từ lâu rồi. CHÚNG là chủng tộc, sắc tộc nghĩa là một bộ phận dân cư trong một nước, có nguồn gốc lịch sử, văn hóa... khác nhau. Còn CHÚNG là nhiều, như “chúng” trong “quần chúng”, «xuất chúng», «dân chúng». Lại vẫn gọi «chung cư» cũng sai, đúng ra phải gọi là CHÚNG cư kia. Nhưng ngôn ngữ học có một luận điểm, nếu tần số xuất hiện nhiều thì cũng được thừa nhận. CHÚNG quốc có nghĩa là nhiều nước nhỏ (bang nhỏ) hợp lại. Giờ, Mỹ là năm mươi bang, tượng trưng bằng năm mươi ngôi sao trắng nhỏ như những bông hoa trên lá cờ, nên mới gọi là cờ hoa, theo ngữ pháp Trung Quốc và từ Hán - Việt là Hoa Kỳ. Nếu đồng chí không tin, xin xem cuốn 192 nước trên thế giới, do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Sẽ có mục Hợp CHÚNG Quốc Hoa Kỳ. Truyen8.mobi
Những tưởng đối phương hết đường cãi. Ai ngờ ông ta lại đứng dậy, lại cười trước nói sau, rồi giơ lên một trong năm sản phẩm đang phải giải quyết.
- Đây, đồng chí xem cuốn này, có đóng dấu Tủ sách gia đình của tác giả. Thế thì nó chả phải sách thì là cái gì ?
Rõ là, đối phương tìm mọi cách chống đỡ, nhưng càng chống đỡ càng bộc lộ những hạn chế về cả tư duy, kiến thức lẫn vốn sống. Hơn lúc nào như lúc này, Tùng thấy mình bình tĩnh, ung dung, thậm chí khoái chí. Anh nói mà như kể chuyện:
- Ớ nhà tôi có một vật, tôi cũng đóng dấu Tủ sách gia đình nhà mình. Các đồng chí có biết đó là cái gì không ? Nó là tám danh thiếp của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ có hai hàng, hàng trên là tên Thủ tướng, hàng dưới là chức danh: Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Không địa chỉ cơ quan, không địa chỉ nhà riêng, không điện thoại cố định, điện thoại di động, không hòm thư điện tử. Tại sao tôi có? Trong một cuộc họp báo cuối năm, Thủ tướng có đến chúc Tết các nhà báo và tặng mỗi người một tấm vải may quần. Trong túi quà ấy có tấm danh thiếp. Tôi giữ làm kỉ niệm. Thế thôi! Vậy là, không phải cứ cái gì đóng dấu Tủ sách gia đình thì nó phải là sách.
Tùng biết lập luận của mình chưa thật chặt. Còn phải chỉ ra bản chất của khái niệm kia. Nhưng cứ để đấy, thế nào ông ta cũng tưởng bở, rằng mình đúng và sẽ phản công tiếp. Đến lúc ấy, mình sẽ ra đòn cuối cùng cho đo ván một thể.
Đúng như dự đoán. Ông ta lại đứng lên. Lại cười rồi mới nói. Lần này cười đã bớt vẻ ngạo mạn thì phải.
- Đồng chí so sánh cuốn sách này với tấm danh thiếp là vô cùng khập khiễng. Chắc chắn tủ sách gia đình đồng chí phải có sách, hay toàn những danh thiếp như thế... cho... oai ?
Mười mấy người trong cuộc họp, bàn về một việc cụ thể nghiêm túc thế này, vậy mà cứ để cho hai thằng cha này đấu khẩu thì cũng lạ. Nhưng xét cho cùng, cuộc tranh cãi tay đôi này vẫn xoay quanh vấn đề phải giải quyết nên người chủ trì cứ để cho hai người tiếp tục tỉ thí.
Công nhận cú đá móc của đối phương khá và cũng hơi đểu khi đặt câu hỏi, hay toàn những danh thiếp cho... oai ?
Nhưng thật ra, trong nước cờ của Tùng, đấy chỉ là nước đệm, phải là nước chiếu tướng.
- Đồng chí nói đúng. So sánh khập khiễng của tôi chỉ để chứng mình điều này : không phải hễ cứ đóng dấu tủ sách gia đình thì nó phải là sách. Ngay cả cái vật đồng chí vừa cầm lên cho mọi người xem, cũng không phải là sách.
- Thế nó là cái gì, thưa nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ ?
- Nó giống quyển sách như đúc, nhưng vẫn không phải là sách. Nói khác di, nó phải có một yếu tố nữa mới là sách.
- Thế thì nó là gì, đồng chí phải gọi tên ra chứ ?
- Nó là cái gì thì tôi sẽ trả lời - Tùng lại lấy giọng kể chuyện - Một người có hai con tem Việt Nam giống nhau tuyệt đối. Chúng cùng được ấn hành năm 1946, để ghi nhận, để đánh dấu ngành bưu điện Nhà nước Cộng hòa non trẻ mới ra đời. Nó cùng một sêri, vẽ cảnh lễ đài độc lập mồng 2 tháng 9 năm 1945. Vậy mà vẫn khác nhau. Khác nhau một trời một vực. Một con là vô giá, một con không có giá trị gì… Chỉ vì… Chỉ vì... một con có nhật ấn bưu điện thời ấy, một con không.
Nhiều người gật gù tán thưởng, có người ngẩn ra suy nghĩ, nghi ngờ không biết việc này ăn nhập gì với việc đang bàn. Tùng giải thích tiếp :
- ... Cái vật đồng chí cầm, về mặt hình thức, thậm chí cả nội dung nữa, vẫn không phải là một cuốn sách, vì nó do một người, hay một nhóm người tự làm ra. Nó chỉ được gọi sách khi đã được một nhà xuất bản cấp giấy phép xuất bản, hoặc một sở Văn hóa Thông tin nào đó cấp giấy phép xuất bản nhất thời. Cái số giấy phép xuất bản ghi ở trang pháp lí in ở cuối sách, giống như cái nhật ấn bưu điện trên con tem vậy. Không có nó, cái vật giống như cuốn sách kia chỉ là tài liệu cá nhân được sản xuất đơn chiếc (ngay cả khi nó được in vài chục, cả trăm cuốn), và ngay cả khi nó được sản xuất hàng loạt, nó cũng không được gọi là sách vì nó không có giấy phép xuất bản, nghĩa là nó không được xã hội thừa nhận, không mang dấu ấn lịch đại, giống như con tem kia, không có nhật ấn bưu điện. Điều này có nghĩa là, chúng ta chưa hiểu bản chất khái niệm sách, ngay cả định nghĩa trong từ điển.
Nói đến thế mà ngưòi kia vẫn cố vớt vát, nhưng lần này không thấy cười nữa :
- Thế luật Xuất bản chả có quy định về sách là gì ?
Tùng cười nửa miệng:
- Đồng chí có thể tranh luận đề tài gì khác với tôi thì hơn. Nói thế là đồng chí nắm luật Xuất bản có phần lơ mơ. Luật Xuất bản không hề định nghĩa sách là gì. Luật Xuất bản chỉ ghi: xuất bản phẩm gồm, hai chấm, đầu tiên là sách rồi có cả ảnh lãnh tụ, cuốn thư v.v... Đấy hoàn toàn không phải là định nghĩa?Đấy chỉ là liệt kê ra các ấn Phẩm thuộc xuất bản phẩm và dừng lại ở dấu ba chấm. Định nghĩa chuyên ngành phải chỉ ra những thuộc tính bản chất về hình thức về nội dung của sách kia.
Đến lúc ấy ông ta mới chịu. Tùng ngồi xuống. Từ nãy đến giờ phải căng óc ra để nghĩ, đế lựa từng câu, từng từ. Anh nhấp một ngụm nước, ngả người tựa vào lưng ghế khoan khoái lạ.
Người chủ trì thấy cuộc tranh luận đã ngã ngũ. Ông kia rõ ràng không thể nào so găng với Tùng được. Nhưng anh vẫn chưa đưa ra lời giải bài toán đặt ra trong cuộc họp này. Ông đứng lên :
- Quả thật cuộc tranh luận rất bổ ích. Tôi ngộ ra được nhiều điều. Quản lí nhà nước về hoạt động này rõ ràng còn nhiều bất cập. Rõ là luật Xuất bản chưa phải là cẩm nang pháp lí cho chúng ta xử dụng. Rút cuộc thì, ý kiến đồng chí Tùng về xử lí việc này như thế nào chứ ?
- Vừa rồi là trình bày quan niệm, còn giải pháp cụ thể của tôi thì...
Anh dừng lại, không phải là chưa tìm ra lối thoát, mà là lựa lời tìm một cách thể hiện thế nào đó làm cho đối phương của mình mắc bẫy một lần nữa cho khoái. Cả phòng họp, có lẽ cũng tưởng anh bí. chỉ một giây sau, anh đã lại tiếp :
-... Tôi nghĩ, gì thì gì..., chúng ta cũng cứ phải... thu thôi.
Người kia cười phá lên. Không giấu giếm vẻ đắc thắng. Mấy người nói với nhau. Thì vẫn thế. Vậy mà cứ dài dòng văn tự mất thì giờ. Vì Tùng vẫn đứng, nên anh nói tiếp …
- … Tôi chưa nói hết ý - hướng về đối phương, Tùng tiếp - Đồng chí cười hơi vội đấy. Tôi nói chúng ta thu, là tịch thu, chứ không phải thu hồi. Hai việc khác nhau hoàn toàn. Chúng ta là ai ? Chúng ta không phải là Cục xuất bản, vì Cục xuất bản chỉ có thể ra quyết định thu hồi như trước nay vẫn làm, khi Cục xuất bản đã cho phép xuất bản chúng. Hai là, cũng không phải nhà xuất bản thu hồi, vì không có nhà xuất bản nào nhận xuất bản chúng. Đúng vậy không ạ ? Thế nên ta phải tịch thu. Vì sao? Vì trước hết, nó không có phép xuất bản và còn vì bao nhiêu lí do khác mà các đồng chí đã nói lúc đầu. Nhưng vấn đề là, ai ra quyết định tịch thu. Ý kiến tôi là thanh tra Bộ. Chỉ nó mới có thẩm quyền làm việc này. Trong quyết định tịch thu phải ghi rõ : chính các tác giả, người đã phân phát (chứ không phảitán phát) sản phẩm của mình ra, gửi đến cho ai, cho ai, gửi đến biếu ai thì có trách nhiệm thu hồi nộp cho cơ quan ra quyết định. Nếu các cơ quan chức năng thấy nó xuất hiện ở đâu đều có quyền tịch thu vì nó là ấn phẩm được phát hành trái pháp luật, và sẽ bị xử lí theo pháp luật hiện hành.
Không biết người kia nghĩ gì. Chỉ biết ông ta không nói gì thêm. Hiển nhiên là phải chịu lập luận của anh rói. Phản biện cũng không nói, chưa nói đến phản bác. Nhưng nó lạ quá, mới quá, chưa có tiền lệ. Nó vượt ra ngoài tầm nghĩ của ông ta, của người chủ trì vì cả những người dự họp.
Người chủ trì không biết nên kết luận thế nào đành hẹn sẽ có một biên bản gửi các bên. Truyen8.mobi
Tùng dời phòng họp. anh tự bằng lòng với mình. Cuộc họp nội bộ hẹp này, không một người nào trong Sở anh biết nội dung diễn biến. Nó cũng không hoành tráng, nhưng Tùng đã đánh dấu vào trí nhớ những người dự họp một khúc tráng ca độc đáo, ấn tượng về một gã tép riu, có suy nghĩ, tầm nghĩ. Không ai bác được. Anh không về cơ quan vội, mà ra ghế đá bên cạnh khóm lộc vừng chín gốc ngồi một mình. Đấy là cách tự thưởng cho mình mỗi khi làm được việc gì anh thấy hài lòng.
Không biết người ta có chịu nghe mình không ? Trước nay người ta chỉ quen làm theo thông lệ thôi. Rồi lại tự trả lời: Chắc là không dám!
Rồi anh cũng quên ngay cuộc họp này. Và cũng chẳng thấy họ gửi biên bản sang Sở. Đùng một cái, thấy một tờ báo đăng quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhưng không phải là thanh tra, thu hồi năm “cuốn sách” ấy.
Báo này liền bị “mắng”. Người có trách nhiệm hôm đi họp giao ban cãi, đây là văn bản của cơ quan quản lí nhà nước, không đóng dấu mật nên tôi đăng là chuyện bình thường.
Lại bị “mắng” thêm... Phải biết đây là vấn đề nhạy cảm chứ.
Lại điệp khúc nhạy cảm!
Tùng thì cười một mình.
Bộ trưởng thì phán, những chuyện thế này không nên thể hiện trên giấy trắng mực đen.
Trưởng Ban thì hỏi: tại sao việc thế này mà quyết định lại dùng từ thu hồi nhỉ ?
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!