Tình Thế Hiểm Nghèo Chương 6


Chương 6
Nếu

Taycủa Tony Mancusi run rẩy, khi anh ta cố gắng một cách khổ sở để tra chìa khóa vào ổ. Khi anh ta làm rơi nó đến lần thứ hai, tôi giúp anh ta một tay.

Khi chúng tôi đã vào trong căn phòng nhỏ bé bẩn thỉu mà anh ta gọi là nhà, anh ta ôm lấy bức tường và khóc
rống lên.

Miloquan sát anh ta, bình thản như một người gác vườn.

Một số thám tử thường gán ghép những phản ứng ban đầu của con người với những điều tồi tệ, hoài nghi những người đáng thương phải chịu đựng nghịch cảnh trớ trêu, cũng như chứng cuồng loạn khi chứng kiến thực tế.

Tôi rất dè dặt khi xét đoán, vì tôi đã từng chứng kiến cảnh những nạn nhân hiếp dâm làm những trò xấc xược, còn người ngoài cuộc thì co rúm lại với những chuyện diễn ra mà họ cho là tội lỗi, những kẻ tâm thần trình diễn những màn kịch bi thương và gây sốc hết sức thuyết phục đến độ bạn muốn ôm lấy họ và giúp họ vơi bớt nỗi đau.

 

Nhưng cũng khó để không cảm thấy ấn tượng với đôi vai đang nhô cao của Mancusi, và những tiếng thét thất thanh gần như nhấc bổng anh ta ra khỏi băng ghế nệm cũ kĩ. Phía sau anh ta là một bức tường vừa vặn với một chiếc giường Murphy.

Ella Mancusi đã tự nướng lấy chiếc bánh sinh nhật cho mình. Có lẽ con trai bà ấy đang nhớ về điều đó.

Khi anh ta dừng lại để thở,Milonói, "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì sự mất mát của anh."

Mancusi dần chuyển động thân mình. Sự thay đổi trong nước da của anh ta thật bất ngờ và đầy thuyết phục.

Từ vẻ nhợt nhạt trong căn phòng đến vẻ xanh tốt của những hàng giậu.

Anh ta nhào tới gian bếp tồi tàn cách đó sáu bước chân và nôn mửa vào trong bồn rửa chén.

Khi những cơn nôn chấm dứt, anh ta khoát nước lên mặt mình, quay lại băng ghế với đôi mắt ngây dại và những sợi tóc mỏng manh bết đầy trán. Một vết nhơ vương lại trên chiếc áo sơ mi do nôn khi nãy, ngay dưới cái cổ áo nhăn nhúm.

Milonói, "Tôi biết lúc này là lúc khó khăn để có thể trò chuyện, nhưng nếu anh có thể nói bất cứ điều gì với chúng tôi - "

"Tôi có thể nói gì với anh chứ?"

"Liệu có bất cứ ai - bất kì - muốn làm tổn thương mẹ của anh?"

 

"Ai?"

"Đó là cái chúng tôi -"

"Bà ấy là một giáo viên!" Mancusi nói.

"Bà ấy nghỉ hưu - "

"Họ trao tặng cho bà ấy một giải thưởng! Bà ấy khó tính, nhưng công bằng, tất cả mọi người đều quý bà ấy." Anh ta ve vẩy một ngón tay. "Muốn có điểm ư? Làm việc đi! Đó là châm ngôn sống của bà ấy."

Tôi hoài nghi không biết bằng cách nào mà bà ấy lại có thể hợp được với một đứa con trai ốm yếu, tàn tật và phải mượn tiền mà thuê nhà.

Một sinh viên loại C, - nếu anh ta tự nộp đơn.

Milonói, "Vậy anh không thể nghĩ ra ai à?"

"Không. Chuyện này... chuyện này thật điên rồ."

Vết nhơ do nôn khi nãy rớt xuống tấm thảm dưới sàn, cách vài inch từ đôi giày ống củaMilo.

"Cơn ác mộng điên rồ." Mancusi hạ thấp đầu. Thở hổn hển.

"Anh ổn chứ?"

"Hụt hơi đôi chút." Anh ta đứng dậy, thở chậm chạp. "Tôi thường bị thế khi tôi căng thẳng."

Milonói, "Nếu anh không phiền, chúng tôi có vài


câu hỏi."

Mancusi nói, "Cái gì?"

"Sau khi cha anh mất, mẹ anh có mối quan hệ tình cảm nào với ai không?"

 

"Tình cảm ư? Bà ấy chỉ thích sách thôi. Xem vài bộ phim dài tập. Đó chính là tình cảm của bà ấy." Anh ta vuốt tóc, hất đầu lên, vuốt một sợi tóc từ cái trán ướt đẫm mồ hôi.

Những cử động uể oải ấy gợi nhớ đến dáng dấp mà Moskow đã nhìn thấy.

"Có bạn thân gì không, cả nam lẫn nữ?"

Mancusi lắc đầu, để ý thấy vết nhơ trên sàn nhà, và nhếch mày. Tấm thảm bám đầy vết nhơ nhầy nhụa, bị che phủ bởi những mảnh vụn vương vãi và bụi. Một kiểu màu cánh gián, sẫm lại như màu răng của những người nghiện thuốc lá.

"Không có quan hệ gì với thế giới bên ngoài à?"
Milo nói.

"Không hề. Sau khi nghỉ hưu, mẹ muốn là chính mình. Tất cả những chuyện nhảm nhí ở Los Angeles Unifed. Bà ấy đã phải chịu đựng suốt ba mươi năm trời."

"Và bà ấy trở thành một người thích sống riêng lẻ."

"Bà ấy luôn luôn là một người như thế. Bây giờ thì bà ấy có thể là chính mình."

Mancusi nức nở. "Ôi, mẹ..."

"Quả là một việc khó khăn khi phải đối mặt,"Milonói.

Im lặng.

"Mẹ anh có sở thích gì không?"

"Gì cơ?"

Milolặp lại câu hỏi.

"Tại sao?"

 

"Tôi đang cố gắng hiểu bà ấy."

"Sở thích," Mancusi nói. "Bà ấy thích những trò chơi chữ - ô chữ, Sudoku. Sudoku là trò yêu thích của bà ấy, bà ấy thích những con số. Bà ấy có cả giấy khen về Toán học nhưng họ lại để bà ấy dạy môn Xã hội học."

"Còn trò nào khác không?"

"Ý anh là sao chứ? Bà ấy là giáo viên. Bà ấy không... chuyện này không xảy ra vì những sở thích của bà ấy. Đây là...là...một thằng điên."

"Vậy không có sở thích hay thú vui nào có liên quan đến nợ nần phải không?"

Đôi mày nâu đẫm nước của Mancusi quay sang nhìn gương mặt của Milo. "Anh đang nói cái gì thế?"

"Đây là những câu hỏi mà chúng tôi cần phải hỏi, ông Mancusi à. Thế mẹ ông có mua vé số, chơi bài trực tuyến, hay những thứ tương tự thế không?"

"Bà ấy thậm chí còn không có máy vi tính. Tôi
cũng thế."

"Không truy cập Internet sao?"

"Sao anh lại hỏi thế? Anh nói là bà không bị cướp mà."

"Xin lỗi," Milonói. "Chúng tôi phải hỏi toàn diện,
tất cả."

"Mẹ tôi không chơi bạc."

"Thế bà ta có phải là người hay giữ những thói quen thường ngày không?"

"Ý anh là sao?"

 

"Bà ấy có thói quen thường ngày không, - như ra khỏi nhà vào một thời điểm nhất định mỗi sáng, để lấy báo chẳng hạn."

Mancusi ngồi đó, đôi mắt nhìn đăm đăm, không
cử động.

"Anh này,"

"Bà ấy thức dậy sớm lắm." Anh ta ôm lấy bụng. "Ồ...lại nữa rồi."

Lại chạy vội đến cái bồn. Lần này, anh ta ho khan và thở hổn hển. Anh ta mở cái tủ lạnh khiêm tốn, lấy ra một cái chai chứa thứ gì đó trong suốt và anh ta mở nắp, nốc ừng ực. Quay lại, với thứ chất lỏng vẫn còn, trên tay.

Nước khoáng dành cho người ăn kiêng.

Ôm lấy một phần bụng, anh ta cố nén một cách khó khăn, cuộn tròn người lại. "Quá béo. Đã từng uống G&T, còn bây giờ chỉ là T không đường mà thôi." Anh ta uống nước trong chai, không nén được tiếng ợ rõ to. "Mẹ chẳng khi nào lên cân từ ngày bà ấy kết hôn."

"Bà ấy tự ăn kiêng à?"Milonói.

Mancusi mỉm cười. "Không cần phải thế, bà ấy có thể ăn mì Ý, đường, bất cứ cái gì. Tôi bị thế này là do bố. Ông ấy chết vì đau tim. Tôi phải tự lo cho bản thân mình."

"Chứng cholesterol."

Mancusi lắc đầu. "Mẹ, - họ đã làm tổn thương bà ấy ư?"

"Họ?"

 

"Bất cứ ai. Tệ chứ? Bà ấy đã phải chịu đựng? Nói với tôi là bà ấy không như thế."

"Việc đó xảy ra nhanh lắm,"Milonói.

"Ôi Chúa ơi." Nước mắt giàn giụa.

Milođưa cho anh ta một miếng khăn giấy từ chiếc túi mini mà anh luôn mang theo khi đi lấy lời khai. "Anh Mancusi, lí do khiến tôi hỏi anh về đời sống xã hội của bà ấy là chúng tôi có nhân chứng miêu tả người đã tấn công bà ấy cũng trạc tuổi như bà."

Những ngón tay của Mancusi dãn ra. Miếng khăn giấy rơi xuống. "Cái gì?"

Milolặp lại những gì Edward Moskow đã miêu tả về tên giết người, bao gồm cả cái mũ màu xanh.

Mancusi nói, "Những kẻ gàn."

"Nghe có vẻ quen quen chứ?"

Mancusi lại vuốt tóc. "Tất nhiên là không. Bố có hàng tá cái mũ như thế. Sau khi ông ta bị hói và không muốn bị nắng chiếu vào đầu. Chuyện này hoàn toàn điên khùng."

Milonói, "Thế còn chiếc Mercedes S600 thì sao? Anh có nhớ gì không?"

"Chẳng biết gì về xe hơi cả," Mancusi nói.

"Nó là một chiếc xe bốn cửa,"Milonói. "Kiểu dáng hàng đầu đấy."

"Chắc mẹ chẳng biết ai có chiếc xe như thế đâu. Bà ấy là một giáo viên, vì Chúa!"

 

"Xin anh đừng cảm thấy bị xúc phạm vì câu hỏi tiếp theo nhé, anh Mancusi, nhưng mẹ của anh có biết ai liên quan đến - thậm chí là không liên quan lắm - đến một tổ chức tội phạm không?"

Mancusi cười to. Đá cái vết nhơ khi nãy. "Vì chúng tôi là người Ý ư?"

"Đó là điều chúng tôi phải xem xét điều tra."

"À, ông biết không, ông Trung úy: Mẹ tôi không phải là người Ý. Bà ấy là người Đức, tên thời con gái của bà ấy là Hochswelder. Bố tôi mới là người Ý, lớn lên ởNew York, và khi ông ấy còn là một đứa trẻ thì đã biết những gã trong Mafia rồi. Tất cả những câu chuyện ấy..."

"Chuyện gì thế?"

"Những xác người bị ném tung ra khỏi xe hơi, bị giết ngay trên ghế cắt tóc. Nhưng không thể nào, không, thật điên rồ, đó chỉ là những câu chuyện thôi và mẹ tôi ghét chúng, gọi là "thô tục". Bà ấy chỉ nghĩ mình hồi hộp với chương trình truyền hình Murder, She Wrote, chứ không phải là The Sopranos.

Anh ta quay lại nhà bếp, đặt chai nước khoáng lên trên cái kệ. "Cờ bạc, những tên cướp bóc, - thật nực cười."

"Tôi biết là thế, nhưng -"

"Chẳng có lí do gì để bà ấy phải chết cả, được chứ? Không một lí do nào hết, không một lí do khốn kiếp nào hết. Thật ngu xuẩn, điên khùng, lẽ ra không thể xảy ra - anh có thể đứng lên được không?"

 

"Gì cơ?"

"Đứng lên," Mancusi nói. "Vui lòng."

Sau khiMilolàm theo, Mancusi luồn ra phía sau và đánh phịch xuống chiếc giường Murphy. Giữa chừng anh ta thở gấp, đấm thùm thụp vào lưng và nằm duỗi ra.

Milodịch sang một bên, để lộ tấm nệm mỏng manh với tấm trải màu xám sọc trắng.

Mancusi bắt đầu nằm xuống nệm cho dãn người. Nước mắt rơi xuống gò má hốc hác.

Milovới tay qua giúp anh ta.

"Không, không, tôi ổn."

Chúng tôi nhìn anh ta cúi thấp người từng lúc một. Cuối cùng, anh ta nằm co người trên giường, đầu gối ôm sát vào ngực, vẫn thở gấp. "Tôi không thể nói với các anh thêm gì nữa. Tôi chẳng biết gì hết."

Milohỏi anh ta về những thành viên trong gia đình.

Mancusi lắc đầu làm anh ta va mạnh xuống tấm nệm mỏng manh. "Mẹ bị sẩy thai lần sau, vậy đó."

"Thế còn cậu, dì -"

"Chẳng có ai gần bà ấy cả."

Milochờ đợi.

Mancusi nói, "Không ai."

"Không ai giúp anh à?"

"Giúp gì cơ?"

"Vượt qua những lúc này."

 

"G&T đã từng hỗ trợ tôi rất nhiều. Có lẽ, tôi lại dùng chúng thôi. Anh nghĩ nó ổn chứ?" Cười khổ sở.

Milokhông trả lời.

Mancusi nói, "Thôi mặc xác, tôi cứ ăn uống bất cứ thứ gì tôi thích. Có lẽ tôi nên ngừng việc gây ấn tượng với bất
kì ai đi." Nước mắt chảy dài xuống má. "Gây ấn tượng với
ai chứ?"

Anh ta trở lưng. "Anh đưa cho tôi một ít Aleve được không, - nó nằm trong cái tủ nhỏ cạnh bên bếp lò đó."

Tôi thấy cái chai, lấy ra một viên thuốc, rót một ly nước từ vòi.

Mancusi nói, "Tôi cần hai viên." Khi tôi quay lại, anh ta vồ lấy hai viên thuốc từ tay tôi, xua ly nước. "Tôi nuốt chửng được rồi." Anh ta mô phỏng. "Cái tài lớn của tôi đó... tôi cần nghỉ ngơi."

Anh ta quay lưng vào trong.

Milonói, "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì sự mất mát
của anh. Nếu anh có thể nghĩ ra bất cứ điều gì, gọi cho chúng tôi."

Không có câu trả lời.

Khi chúng tôi ra tới cửa, Mancusi nói, "Mẹ luôn ghét những cái mũ ấy."

Ra khỏi tòa nhà,Milonói, "Anh có nghĩ anh ta diễn kịch không?"

"Moskow miêu tả anh ta như một diễn viên kịch, nhưng ai mà biết được?"

 

"Diễn kịch như thế nào chứ?"

Tôi thuật lại chi tiết động tác để tay lên hông.

Anh cau mày. "Bây giờ thì anh ta chỉ làm chút đỉnh như thế thôi. Nhưng anh ta làm kẻ say xỉn cũng hay
đấy chứ."

"Người ta bệnh vì rất nhiều lí do," tôi nói. "Gồm cả vì tội lỗi."

"Sự hồi hộp mang tính biểu hiện? Hay bất cứ tên gọi nào mà người ta thường dùng."

"Tôi gọi nó là nổi loạn. Anh ta là con một và chẳng có họ hàng gì. Tôi thật sự muốn biết, liệu có di chúc gì không?"

"Đồng ý," anh nói. "Vấn đề là làm sao để tìm được chúng."

"Có lẽ những người họ hàng mà bà ta không thân thiết lắm có thể tiết lộ cho chúng ta biết."

"Tony hạn chế tối đa nói đến những mối quan hệ vì anh ta không muốn chúng ta nói chuyện với họ?"

"Những giá trị gia đình," tôi nói. "Đó là nơi khởi nguồn mọi thứ."

Anh lái xe qua ba dãy nhà, vỗ bốp vào cốp xe, mang găng tay vào, và vơ lấy tất cả những tài sản cá nhân trong cái hộp anh lấy từ phòng ngủ của Ella Mancusi.

Chẳng đề cập gì đến bất kỳ người họ hàng nào ngoài Tony, nhưng tấm danh thiếp của một luật sư trong mớ giấy tờ buộc bằng dây cao su, khơi gợi một đầu mối.

Jean Barone, đại lộ Esq. Wilshire,Santa Monica.

 

Những tấm danh thiếp khác là của những người thợ sửa ống nước, thợ điện, sửa chữa máy lạnh và máy sưởi, một dịch vụ giao hàng của cửa hàng bách hóa.

Những người đàn ông đã ra vào ngôi nhà, có thể là để biết thói quen thường ngày của bà Ella Mancusi. Nếu không có thêm đầu mối nào xuất hiện, thì tất cả họ đều cần được kiểm tra.

Milogọi Jean Barone và sau khi qua cơn sốc, bà ấy thừa nhận là đã soạn thảo chúc thư cho bà Mancusi và ngỏ ý không muốn bàn bạc những vấn đề riêng của khách hàng qua điện thoại.

Trên đường đếnSanta Monica,Milonói, "Có lẽ là tôi, nhưng bà ấy tỏ ra rất háo hức."

Jean Barone gặp chúng tôi ở hành lang của tòa nhà hết sức chật chội và không một bóng người, kiểu kiến trúc hai tầng phía Tây Yale. Không gian cần được làm mới. Bà ấy có vẻ như vừa mới trang điểm lại.

Barone là một phụ nữ trung niên với mái tóc uốn màu nâu sẫm và bộ cánh màu xanh lông công, hiệu Chanel gọn gàng. Sau khi kiểm tra thẻ cảnh sát củaMilo, bà ấy đưa chúng tôi lên văn phòng bằng thang máy. Không có cái tên nào khác trên cánh cửa ngoại trừ tên của bà ta. Phía dưới những văn bằng là những chứng nhận bổ sung dành cho công chứng viên và nhân viên xác nhận thuế.

Văn phòng của bà ta có hơi hướng của kiến trúc Shalimar. Bà Barone ngồi sau một chiếc bàn giả gỗ sẫm màu.

 

"Thật đáng sợ. Có manh mối nào về tên hung thủ không?"

"Vẫn chưa. Bà có thể nói gì cho chúng tôi biết về bà Mancusi không?"

"Không hẳn. Điều duy nhất tôi làm cho bà ấy là soạn thảo di chúc cho bà cách đây năm năm."

"Ai giới thiệu bà ấy cho bà?"

"Dịch vụ những trang vàng. Lúc đó, tôi chỉ vừa tốt nghiệp nên chưa có nhiều mối quan hệ. Bà ấy là khách hàng duy nhất của tôi trong sáu tháng. Việc đó cũng dễ dàng, nghiệp vụ cơ bản thôi."

Bà ta mở tủ và lấy ra một tờ giấy. "Đây là bản phôtô anh cần. Chẳng cần bảo mật gì nữa với những người đã
qua đời."

"Chẳng có bản copy nào trong nhà bà Mancusi cả."

"Bà ấy không muốn giữ," Barone nói. "Bảo tôi nên
giữ nó."

"Tại sao?"

Barone nhún vai. "Có thể bà ấy không muốn ai
nhìn thấy."

Milolướt qua bản di chúc. "Toàn bộ chỉ có thế này sao?"

"Với tình cảnh của bà ấy thì chẳng có gì phải quá bận tâm. Tài sản chỉ có căn nhà, cộng thêm lương hưu, một số tiền nho nhỏ ở ngân hàng. Không nợ nần, không gánh nặng, không tài sản tịch biên gì cả."

"Chỉ có một người thừa kế được đề cập."

 

"Con trai bà ấy," Barone nói. "Tôi đã đề nghị bà ta có thể thực hiện một vài bước để giảm gánh nặng thuế về tài sản cho anh ta. Chẳng hạn như, đưa căn nhà vào một công ty liên doanh với điều khoản về quyền sử dụng suốt đời cho bà ấy. Nhưng bà ấy lại không quan tâm."

"Tại sao không?"

"Bà ấy không nói, nên tôi cũng chẳng tọc mạch. Bà ấy chỉ quan tâm đến số tiền phải trả cho tôi theo giờ mà thôi, rõ ràng là không muốn tốn thêm mười xu nào nữa."

Milotrao tay cho tôi bản di chúc. Trong trường hợp Anthony Mancusi Jr. chết trước mẹ anh ta, thì mọi tài sản sẽ được dành cho Quân đội Salvation.

Milonói, "Tất cả những gì bà ta nói đều là về con trai của mình à?"

"Anh ta là một nghi phạm ư?"

"Chúng tôi đang điều tra tất cả những ai gần gũi với
bà ấy."

"Tôi cá là chẳng có mấy ai."

"Sao bà lại nói vậy?"

"Bà ấy lịch sự," Barone nói, "Nhưng hơi... Tôi có cảm giác bà ta không phải là một người thích giao thiệp với xã hội cho lắm. Không thích trò chuyện, cứ muốn kết thúc cho nhanh mà thôi. Hoặc cũng có thể bà ấy chỉ muốn hạn chế tối đa thời gian có thể bị tính vào hóa đơn thanh toán. Anh biết thế hệ ấy mà. Cẩn thận với từng đồng cắc."

"Không giống thế hệ ngày nay chút nào,"Milonói.

 

"Hai đứa con tôi có công việc rất khá nhưng lúc nào cũng nợ tín dụng."

"Có lẽ bà Mancusi nghĩ, con trai bà ấy không có trách nhiệm và đó là lí do tại sao bà ấy không muốn cho anh ta ngôi nhà."

"Có lẽ là bà ấy sẽ không bao giờ thực sự trao ngôi nhà đó cho anh ta, chỉ là -" Barone mỉm cười. "Về cơ bản thì nó cũng vậy thôi, nên chắc anh nắm được vấn đề rồi đấy. Nhưng nếu bà không tin anh ta, bà ấy cũng chẳng nói tôi nghe. Tôi không thể nào nói quá lên, sao bà ta lại có thể dè dặt đến thế. Nhưng lịch sự. Như một quý bà. Thật lạ, khi nghĩ rằng bà ta bị giết. Có phải là một vụ cướp không?"

"Không có vẻ gì là như thế."

"Các anh đang nghĩ là thằng con trai muốn mọi việc xảy ra sớm hơn?"

"Chúng tôi chưa nghĩ gì cả."

"Anh nói sao cũng được." Barone chớp chớp lông mi.

Milođứng dậy. "Cảm ơn bà vì bản copy. Và cho cả khoảng thời gian không bị tính tiền nữa."

"Chắc rồi," bà nói, chạm tay anh. "Anh là điều thú vị nhất xảy ra trong cả tuần nay đấy."

Lúc đang đi xuống tôi nói, "Ắt hẳn phải là bộ đồng phục rồi - nhưng mà, anh không mặc đồng phục đấy nhé."

Anh nói, "À, nước hoa của tôi đấy. Eau de schmo."

Lúc đó là bốn giờ chiều, khi chúng tôi tiến về khu cho thuê xe Prestige ởBeverly Hills. Khi đang lái xe,Milogọi cho phòng thí nghiệm động cơ. Một vài cọng tóc và rất nhiều các sợi vải lanh, cotton, len xuất hiện trong chiếc Mercedes, nhưng không hề có máu hay chất lỏng nào từ cơ thể người. Chiếc xe đã được ai đó hút bụi gần đây, rất cẩn trọng để không để lại vân tay. Phòng thí nghiệm có thể sẽ tháo cánh cửa ra vào ngày mai, nhưng các nhân viên kĩ thuật báo trước là đừng mong 43aa đợi gì nhiều cả.

Anh nói, "Câu chuyện của đời tôi," và lái nhanh hơn. "Tài sản của Ella gần như chỉ có căn nhà. Anh nghĩ gì về giá trị của nó?"

Tôi nói, "Khu vực thuộc Westwood đó sao? Một triệu ba, giá chót."

"Đó là điều tôi đã nghĩ đến. Nó là của trời cho, đáng giá cho một kẻ thua cuộc như Tony."

Tôi nói, "Ella không quan tâm đến chuyện giảm gánh nặng thuế cho anh ta và bà ta chẳng đả động gì khi anh ta mất đi căn hộ ở Olympic và rốt cuộc là chui rúc trong cái xó đó."

"Bà nghĩ rằng anh ta là một kẻ thua cuộc và anh ta biết điều đó chứ."

"Không có gì như thể miễn cưỡng làm cho người ta nổi giận vậy," tôi nói. "Và đây là một người bảy mươi ba tuổi, trẻ trung và khỏe mạnh, có ý định còn sống thêm nữa. Nghĩa là kéo dài sự nghèo đói cho Tony."

Chiếc radio báo có tin nhắn yêu cầu gọi lại cho đồn.

 

"Sturgis, tôi đang trên đường đến một...Ai? Okey, nói với họ... ngày mai. Buổi trưa. Tôi sẽ gọi cho họ vào sáng mai để sắp xếp thời gian... chăm sóc chúng cẩn thận nhé."

Tiếng ngắt điện thoại vang lên.

"Cha mẹ của Antonie Beverly ghé qua đồn. Sở chỉ huy nói với họ là tôi đang thi hành nhiệm vụ, họ muốn gặp tôi. Có thích ngồi đây không? Có thể, nó sẽ là một vụ cần đến sự nhạy cảm về tâm lí đấy."

"Được mà, thông báo cho tôi trước vài giờ là được."

Anh nói, "Cảm ơn - ôi trời, nhìn cái đống crôm đó kìa."

Dịch vụ ô tô Prestige rốt cuộc chỉ là một bãi bê tông ngổn ngang, được đậy bằng một tấm bạt. Tấm biển hiệu với dòng chữ bé tí, hai mươi bốn chiếc xe nằm chen chúc nhau, và một bên là văn phòng trông như cái chuồng.

"Cái đống crôm" ấy là một bãi hỗn độn Porches, Ferraris, Lamborghinis, một chiếc Rolls-Royce Phantom to kềnh, hai chiếc Bentley GT - anh em của chiếc xe tải nhẹ mà Nicholas Heubel đã đề cập nhưng nhỏ hơn một chút. Và lù lù phía trước là ba chiếc Mercedes S600.

Hai bạc, một đen. Một chỗ trống cạnh bên chiếc
màu đen.

Những tấm biển bằng sắt, đánh dấu cả hai bên làn xe chạy. Giữa chúng là chuỗi dây sắt uốn éo trên nền xi măng. Một ổ khóa được buộc cùng một cái vòng, ngang qua tấm biển bên tay phải. Sáng chói, nhưng rẻ tiền.

 

Nụ cười của Milothiếu đi vẻ hài hước. "Có hàng đống bánh xe đáng giá, thế mà họ dùng thứ rác rưởi này. Tôi còn có thể nhận ra ngay, cả khi uống mấy thứ thuốc làm
mất trí."

Trong văn phòng, một người đàn ông nhỏ nhắn độ ba mươi, ngồi cạnh bên một cái bàn vuông vức và đang lắng nghe nhạc dân gian châu Mỹ. Bảng tên trên chiếc áo sơ mi màu xanh cho biết anh ta là Gib. Hình xăm quanh cổ và cánh tay chứng tỏ anh ta chịu đau rất tốt. Mái tóc đen được chải chuốt kĩ lưỡng, chòm râu dưới cằm được cắt tỉa vuông vức như một quân cờ Scrabble. Trên tường là một tờ lịch của một công ty sản xuất dụng cụ và những bức ảnh khêu gợi, khiến tôi cảm thấy anh ta như một đứa trẻ lên mười.

Miloliếc nhanh qua tấm phù hiệu. Người đàn ông tắt radio đi. "Ồ, họ đã nói với tôi là các anh sẽ tới."

Milonói, "Ông đang trốn việc đấy à, ông...?"

"Gibert Chacon."

"Làm sao khách hàng tìm được ông, ông Chacon?"

"Đây không phải là nơi gặp khách hàng. Khu cho thuê nằm ở La Cienega. Đây là khu sang trọng nhất. Chúng tôi nhận cuộc gọi từ các khách sạn, rồi giao hàng."

"Khách cần một chiếc xe hơi, các ông mang nó đến cho họ."

"Vâng," Chacon nói, "Nhưng chúng tôi không làm việc với một khách hàng nào cả, chỉ với các khách sạn mà thôi, mọi thứ đều tính vào hóa đơn của khách sạn hết."

 

"Vậy, cũng chẳng có ai ra vào đây nhỉ?"

"Chẳng ai đến đây cả."

"Nhưng có ai đó đã đến đây đêm qua."

Chacon mím môi. "Chưa bao giờ xảy ra trước đây."

"Thế biện pháp an ninh gồm có những gì?"

"Xích và khóa," Chacon nói.

"Chỉ vậy thôi à?"

Chacon nhún vai. "Cảnh sát là cái gì chứ, cách đó một phút ư?Beverly Hills, ở đâu cũng có mấy tên cớm."

"Có ai canh chừng vào ban đêm không?"

"Không."

"Hệ thống báo động?"

"Không."

"Tất cả những cái bánh xe hay ho đó à?"Milonói.

Chacon lùi lại. Những ngón tay của anh ta lướt qua một bức tường bằng ván che. Anh ta ắt hẳn phải thích cái cảm giác đó vì anh ta bắt đầu vỗ vỗ vào miếng gỗ. "Những chiếc xe có báo động."

"Cả chiếc Mercedes bị lấy mất à?"

"Nó có gắn với hệ thống," Chacon nói. "Tất cả đều
như thế."

"Hệ thống có được kích hoạt không?"

Taycủa Chacon rời khỏi bức tường và đặt lên bàn. Đôi mắt anh ta hướng lên trần nhà thấp tè bằng vữa. "Lẽ ra là có."

Milomỉm cười. "Trong một thế giới hoàn hảo?"

 

Gilbert Chacon nói, "Tôi là người giám sát ban ngày, đến đây lúc chín giờ, về nhà lúc bốn rưỡi. Ban đêm, chuyện gì xảy ra thì tùy bên khu cho thuê chính thôi."

"Ở La Cienega."

"Vâng."

"Ai có chìa khóa?"

"Tôi." Chacon mò tay vào túi và lấy ra một chùm chìa khóa.

"Ai nữa?"

"Bên khu chính. Có thể là người khác, tôi không biết. Tôi chỉ mới bắt đầu làm việc cách đây vài tháng thôi."

"Vậy có khả năng là vẫn có những chiếc chìa khóa khác trôi nổi đâu đó đúng không?"

"Chuyện đó thật ngu ngốc," Chacon nói.

Tôi nói, "Ổ khóa trông vẫn còn mới."

Chacon nói, "Vậy à?"

Milonói, "Ai đó đã cố gắng để mở xích. Tăng tốc bốn mươi ba dặm, chùi rửa sạch sẽ, trả nó về trước chín giờ, và để xích lại vẹn nguyên như cũ - nếu nó vẫn như cũ khi anh đến đây."

"Nó vẫn thế."

"Lúc đó là mấy giờ?"

"Như tôi nói, họ muốn tôi có mặt lúc chín giờ." Đôi mắt của Chacon lại hướng lên trần nhà.

"Có thể ông đến hơi trễ chăng?"

"Thật ngu ngốc."

 

"Tức là anh đến đúng giờ."

"Vâng."

"Khi anh đến đây lúc chín giờ, chẳng có gì bất thường khiến anh phải nhìn lại lần thứ hai."

"Không."

"Ai chịu trách nhiệm khóa xích lúc bốn rưỡi?"

"Tôi." Chacon liếm môi. "Tôi làm việc đó."

"Vậy nếu một chiếc xe quay lại sau bốn rưỡi thì sao?"

"Nếu nó từ khu cho thuê chính thì họ sẽ mở khóa và cho vào."

"Chuyện đó xảy ra thường không?"

"Thỉnh thoảng."

"Còn đêm qua thì sao?"

Chacon đứng dậy mở tủ đựng hồ sơ gần máy lọc nước. Người mẫu lịch Miss January mỉm cười khi anh ta lướt qua các xấp tài liệu.

"Hôm qua, không có xe nào về trễ cả. Ngay bây giờ, chúng tôi chỉ có một chiếc xe đã ra ngoài. Black Phantom đến L’Ermitage trên đườngBurton. Một vài lãnh tụ Hồi giáo và tài xế của họ đã dùng nó trong ba tuần nay rồi."

"Công việc kinh doanh không khá lắm nhỉ?"

"Lúc có lúc không." Mắt Chacon lại chuyển động từ bên này sang bên kia.

Milonói. "Bất kì ai đến đây gần đây cũng đều cảm thấy hứng thú với mấy chiếc xe?"

"Không có."

 

"Ông có biết tại sao chúng tôi hỏi những câu hỏi này không, thưa ông?"

"Không, thưa ông."

"Chiếc xe đã được dùng trong một vụ giết người."

Chacon nháy mắt hai lần. "Anh đùa à. Ai bị giết?"

"Một người phụ nữ lớn tuổi và tử tế."

"Tệ thật."

"Rất tệ,"Milonói. "Bà ấy ắt hẳn bị giết bởi một ông già chẳng-tử-tế." Anh miêu tả kẻ giết người đội nón xanh.

"Không thể nào," Chacon nói.

"Anh nghĩ là một gã già không thể nào làm được chuyện như thế sao?"

"Không, cái tôi muốn nói là tôi chưa bao giờ thấy ai như thế."

"Thế còn những kẻ lảng vảng gần khu vực này, kiểm tra bánh xe thì sao?"

Chacon lắc đầu. "Khu này rất yên tĩnh, thời gian duy nhất có ai đó đến đây là khi có xe bị hỏng và bên khu chính gửi thợ sửa chữa qua đây."

"Chẳng ai lảng vảng. Hay chỉ dạo qua? Bất kì ai, kể cả một tên vô gia cư?"

"Chắc chắn là không."

"Chắc chắn?"

"Có một kẻ mà tôi có thể kể với ông." Chacon lại mở radio lên. Có vẻ đã suy nghĩ lại.

Milonói, "Vì ông muốn cộng tác."

 

"Vâng."

Chúng tôi quay lại chiếc xe. Chạy tên của Chacon qua hệ thống, làm hiện lên một địa chỉ ởBoyleHeights, không lệnh truy nã hay bắt giữ gì đặc biệt. Có ba tên bị bắt cách đây mười năm.

Hai vụ tấn công liên quan đến những tên du đãng và một vụ trộm của mấy tên trộm vặt vãnh, tất cả đều ở Rampart Division.

"Một kẻ côn đồ già đời," tôi nói.

"Đó là người mà họ giao trách nhiệm coi sóc mấy cái bánh xe."

"Hắn ta đã chuyển qua một khu vực khác, làm ăn lương thiện."

"Cải tạo à?"

"Thì là thế mà."

"Nhưng anh không nghĩ như thế," anh nói.

"Ý anh là sao?"

"Câu hỏi về cái khóa mới ấy mà. Anh đang băn khoăn không biết hắn ta có quên bóp khóa, thấy cái xích biến mất sáng nay, rồi mua cái khác thay thế."

"Anh đúng là đọc được ý nghĩ của tôi," tôi nói. "Hơn nữa, mắt anh ta cứ chuyển động liên hồi."

"Cái máy bắn đạn chết tiệt. Có lẽ hắn ta chơi tệ hơn và ai đó trả tiền cho hắn đi về mà không khóa xích vào tối qua."

"Hoặc là tên giết người đã nhặt nó," tôi nói. "Mấy thứ tầm phào rác rưởi."

 

Anh nhìn qua bãi xe. "Một gã với quá khứ như Chacon thì tự cải tạo lại là khôn ngoan nhất, anh ta chẳng có động cơ gì để từ bỏ cả. Tôi ngày càng gần hơn với kẻ xấu xa này. Tôi có thể trở lại với một động lực, và khiến anh ta tiết lộ kẻ đã tiếp tay."

Một khi, chứ không phải là Nếu.

Rất vui khi anh ta biết nghĩ về tương lai.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/83578


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận