Tôi 20 ++ Chương 10

Chương 10
Home

Lại tiếp tục câu chuyện về những từ tiếng Anh khó dịch sang tiếng Việt. Có một từ trong thời gian gân đầy luẩn quẩn trong tâm trí mình rất nhiều, rất lâu, nhưng rồi cuối cùng vẫn bối rối tìm kiếm một từ tiếng Việt tương đồng.

home

Lật giở từ điển tiếng Anh của Cambridge

Home, nghĩa đầu tiên, đen, rất đen, là mái nhà bạn chung sống cùng với gia đình của mình. Vậy thì nó là một mái ấm.

Home, nghĩa thứ hai, vẫn khá đen, là nơi bạn sinh ra và vì thế, nó trở thành “nhà” của bạn.

Home, nghĩa thứ ba, là một nơi bạn gắn bó đến mức, bạn cảm thấy bạn đã thuộc về nơi đó.

Và sự bối rối bắt đầu từ chính nơi đây. Nhưng mà thật ra, sự bối rối không chỉ về vấn đề dịch thuật.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Tròn trịa 23 năm cuộc đời dành cho mảnh đất đó. Gia đình tôi sống ở đó. Bạn bè tôi sống ở đó. Tôi sống ở đó.

Gia đình tôi hoàn hảo. Bà nội và bố mẹ yêu thương tôi hết mực, đến giờ vẫn còn chiều chuộng tôi như thằng bé 12 tuổi. Tôi trân trọng tình yêu thương đó và chưa bao giờ nghĩ mình có thể sống thiếu nó.

Bạn bè tôi tuyệt vời. Những người lớn hơn, những người nhỏ hơn đều yêu quí tôi và tôi yêu quí họ. Tôi trân trọng những mối quan hệ đó và chưa bao giờ nghĩ rằng có thể sống thiếu nó.

Tôi học hành đàng hoàng, làm việc tử tế.

Cuộc sống của tôi, trong suốt 23 năm đó, tôi coi là trọn vẹn.  Tôi sống đàng hoàng tử tế trong tình vêu thương của gia đình và bằng hữu.

Một mái ấm hoàn hảo.

***

Ngay sau sinh nhật tròn 23 tuổi, tôi bước chân lên máy bay rời xa mái ấm của mình trên một chuyến đi kéo dài hơn một năm.

15   tiếng ngồi trên máy bay, tôi cứ thẫn thờ nhung nhớ cái mái ấm hoàn hảo của mình, tự hỏi mình sẽ sống thế nào khi thiếu vắng nó, rồi lại tự an ủi là cũng sẽ chỉ có hơn một năm thôi, rồi sẽ được trở về.

Suốt cả thời gian đầu tại nơi đát khách, tôi chỉ sống tạm bằng cái niềm an ủi đó, “cố lên, hết một tháng rồi, cũng tức là đã gần ngày trở về hơn một tháng”.

Nhưng rồi, thời gian và bản năng con người kì diệu và phức tạp hơn những gì tôi biết. Hết ba tháng đầu tiên, cái bản năng sống trong tôi bỗng bùng lên, giống như là bộc phát một cách tự nhiên mà tôi không cách gì kiềm chế. Nó tự động cất đi những ủ rũ và nhung nhớ về một miền đất xa xôi, tự động gồng lên đối mặt với những thử thách ở môi trường mới. Tôi bắt đầu hiểu thứ ngôn ngữ của những người lạ xung quanh và có những người bạn mới đầu tiên. Tôi vươn lên trong học tập. Tôi tìm được việc làm đầu tiên. T ôi sắp xếp lại và bắt đầu ổn định lại cuộc sống tạm bợ của mình. Từng việc, từng việc nối tiếp nhau xảy ra như một chuỗi logic tự nhiên.

Và trước cả khi tôi kịp bình tĩnh lại trước cái chuỗi sự việc đó, tôi lờ mờ nhận ra, mình đã bắt đầu một cuộc sống mới. Một cuộc sống mới với những thói quen mới, những người quen mới, những chốn đi về mới.

Sau nửa năm, cuộc sống mới của tôi bắt đầu đi vào nề nếp. Tôi thông thạo địa phương chẳng kém gì người bản xứ. Tôi từ tốn theo đuổi và tiếp nhận văn hoá địa phương để dần dần có thể thông thạo như người bản xứ. Những người bạn mới yêu quý và cần đến tôi.

Tôi bình thản kiểm soát cuộc sống của chính mình.

Và chính lúc này, tôi ngỡ ngàng nhận ra, điểm mới mẻ nhất của cái cuộc sống mới này không phải là cái địa phương mới, chẳng phải bởi những con người mới hay bất cứ thứ của nợ gì mới nữa, mà chính là vì, lần đầu tiên, cái cuộc sống đó là của tôi và chỉ của riêng tôi. Tôi là người mỗi sáng thức dậy quyết định mình sẽ ăn gì, uống gì, làm gì, đi đâu... Tôi là người duy nhất thực hiện nó và chịu trách nhiệm về nó.

Tôi nhận ra, lần đầu tiên, tôi làm chủ cuộc sống của chính mình. Nó thuộc về tôi, và vì thế, tôi thuộc về nó.

Cái địa phương nơi cuộc sống đó đang diễn ra, một cách logic và tình cờ, cũng mang ý nghĩa tương tự.

Nó thuộc về tôi và tôi thuộc về nó.

Giống như là một cái “nhà” mới, của riêng tôi.

Tôi trở vể Việt Nam, ngạc nhiên vì cảm xúc trong mình bình tĩnh đến lạ, chứ không phải là cái háo hức, càng không phải là cái khẩn khoản và tha thiết như mình đã từng tưởng tượng hơn một năm trước đây. Thay vào đó là sự hồi hộp, về chính những phản ứng của bản thân mình khi quay trở lại cuộc sống cũ, hay “mái nhà xưa”.

Giây phút tôi đặt chân xuống Việt Nam, ôm choàng lấy tôi là vòng tay ấm áp của gia đình và bè bạn. Tôi ngỡ ngàng vì không ngờ sự trở về lại ấm áp đến vậy.

“Mái nhà xưa” của tôi không suy suyển, vẫn nồng ấm đến tê đờ cảm xúc. Cả một tuần đầu, cảm xúc trong tôi trống rỗng như là biến mất, bản thân chỉ thụ động đón nhận tất cả những cảm giác thân quen quay trở về. Để rồi, đến một thời điểm nhất định, khi tri giác và cảm xúc đã được kích hoạt trở lại, đủ để tôi nhận ra một sự thay đổi. Không phải là ở mái ấm của tôi, mà là ở chính tôi, hay thôi, cứ đổ thừa cho cái bản năng của tôi đi. Bởi vì, cũng chính là cái bản năng đó, đã quen với cuộc sống mới, bắt đầu có những phản ứng nhất định với những cảm giác thân quen cũ và phát lệnh cho trí não tôi đón nhận những cảm giác này theo một cách khác.

Nhưng dù sao thì, bao trùm lên cả những vận động khe khẽ và nhỏ nhoi trong nội tại tâm trí tôi vẫn là cái cảm giác thoải mái theo cách hoàn hảo của một mái ấm hoàn hảo.

Và sự bối rối bắt đầu. Bởi vì cái bản năng của tôi, thôi chết rổi, lâu nay đã quen với một sự thoải mái thiếu hoàn hảo của một mái ấm khác không hoàn hảo.

***

Dù sao thì đó cũng chẳng phải là vấn đê' gì to tát, bởi vì tính thích nghi của tôi cao lắm. Nhất là để thích nghi trở lại với những gì đã từng quen thuộc thì lại càng không có gì là khó khăn. Cái khó là, cuộc sống luôn bắt chúng ta phải lựa chọn. Và bởi vì vậy tôi mới bối rối.

À thì giá mà hai cái “nhà” của tôi nó chỉ cách nhau có vài chục cây số đường chim đi xe máy hay đi ôtô đi, hay thậm chí cách nhau hẳn 1700 cây số đường chim đi máy bay cộng thêm hai triệu đồng tiền vé đi, sự lựa chọn đã chẳng có gì mà khó khăn. Đằng này, chúng lại cách nhau đến 16 tiếng đường chim đi máy bay cộng thêm rất nhiều tiền phí vận chuyển và còn thêm một tỉ những chi phí thần kinh khác nữa. Thế mới nhức đầu.

Nhưng mà bực mình nhất là vẫn chưa dịch được từ home ra tiếng Việt.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t55044-toi-20-chuong-10.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận