Tất cả phi trường nên thuộc về cùng một quốc gia. Crappacia. Hay Bleakovania. Hay Suckitan.
Tất cả đều tệ như nhau. Dù cho ta có đi đâu trên thếgiới này thì khi hạ cánh, thể nào cũng là nhựa đường, cỏ dại, và cốc cà phê vứt linh tinh. Chúng tôi đến Orly và đợi một tiếng đồng hồ để lấy hành lý vì những người làm việc trong bộ phận giao hành lý đang biểu tình. Rồi chúng tôi gọi taxi. Giờ chúng tôi bị tắc trong dòng giao thông tối thứ Hai trên A106 gần Pungis ngoại ô Paris. Nhưng chúng tôi có thểở Queens. Hoặc Newark. Hoặc Địa ngục.
Hai mươi – hai mươi– hai mươi tư giờ nữa
Tôi muốn được bình tĩnh
“Con thôi đi có được không?”
Không gì mà làm
Không chỗ mà đi
Tôi muốn được bình tĩnh
“Andi . . .”
Hãy đưa tôi đến phi trường ngay
Cho tôi lên máy bay
Nhanh nhanh nhanh lên trước khi tôi phát điên.
“Thôi đi!”
Bố tôi lấy cái tai nghe củatôi ra vìvậy tôi phải thôi giảvờ là tôi không nghe thấy ông nói gì.
“Sao ạ?”
“Bốđang bận gọi điện thoại!”
Tôi hát hò làm ông cáu. Nhạc của Ramones làm ông cáu. Chiếc guitar của tôi chiếm quá nhiều chỗ trên ghế giữa hai chúng tôi và chuyện đó làm ông cáu. Mọi thứở tôi đều làm ông cáu. Đường kẻ mắt quá đậm. Tóc tai. Kim loại đeo trên người. Đặc biệt là chỗ kim loại. Chúng tôi phải mất đến mười lăm phút ở cổng an ninh Logan trong khi vốn đã bị muộn rồi. Tôi làm cho máy khám kim loại kêu lên hàng chục lần. Tôi phải cởi ra hết. Áo khoác. S ợi dây lưng có hình đầu lâu. Vòng tay, nhẫn, và khuyên tai.Truyen8.mobi
“Cưng đang trên đường ra mặt trận à?” nhân viên an ninh hỏi tôi khi cô nhìn một đống đồtrong khay nhựa.
Tôi lại bước qua. Lại bíp ầm ĩ cả lên. Bố giận phát điên. Rồi nhân viên an ninh kiểm tra tôi bằng tay. Dưới cánh tay. Nhìn vào trong vớ. Lần ngón tay vào trong cổ áo sơ mi.
“Cái gì đây?” cô hỏi, giật mạnh sợi ruy băng đỏ ởcổ tôi.
Tôi không muốn tháo ra nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi kéo nó qua đầu và đưa cho cô. R ồi tôi lại bước qua máy dò kim loại một lần nữa. Không có tiếng bíp. Tôi liếc bố tôi, nghĩ ông chắc thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng tôi cũng qua được. Nhưng tôi không thấy ông nhẹ nhõm. Mặt ông biến sắc.
“Con giữ cái đó à?” ông hỏi tôi khi cô kia trả chiếc chìa khóa lại cho tôi.
Ông với tay chộp lấy nó, nhưng tôi nhanh chóng tròng qua đầu và thả nó vào trong áo – chỗ này thì bố tôi không thể làm gì được.
“Bố không… Bố không biết là con giữ nó,” ông nói. “Làm thế nào…”
“Trong quần áo của em. Trong túi quần.”
“Bố đã đi tìm. Bố nghĩ nó nằm ở bàn bố.”
“Em lấy lại.”
“Khi nào?” Giọng ông thì thào.
“Sau khi bốđoạt giải Nobel.”
“Tại sao?”
Tôi không trảlời.
“Andi… tại sao?”
“Bởi vì bố đã tìm thấy chiếc chìa khóa vào thế giới của riêng bố.”
Tại sao hàng tuần hàng tháng hàng năm vùn vụt trôi qua rất nhanh như bóng câu qua thềm, mà có những khoảnh khắc lại tồn tại vĩnh viễn. Truman quay sang vẫy tôi lần cuối cùng. Mẹ ngất xỉu trong tay của cảnh sát. Và lúc này đây: Cha tôi đứng bên cạnh máy X-ray ở phi trường Logan, rũ ra như một con rối đã bị cắt đứt hết toàn bộ dây rợ.Truyen8.mobi
Chúng tôi đến được cổng lên máy bay đúng giờ. Đó là chuyến bay sớm. Tôi nghe nhạc và ngủ. Ông làm việc.
“Mình gọi cho mẹ được không?” tôi hỏi ông sau khi ông gọi điện thoại xong.
“Không. Bố tin là con vẫn nhớlời căn dặn của bác sĩ Becker.”
Tôi có nhớ. Sáng hôm qua chúng tôi đến văn phòng ông. Sau khi tạm biệt mẹ. Chúng tôi đểbà ởlại phòng mình, ngồi ở mép giường, được tiêm thuốc an thần. Bà mặc bộ đồ bệnh viện màu hồng. Bà ghét màu hồng. Bà cũng ghét đồbệnh viện.
Tôi hỏi bác sĩ Becker sốđiện thoại phòng bà đểtôi có thể gọi cho bà từ Paris. Ông bảo các phòng không có điện thoại.
“Vậy làm thế nào cháu liên l ạc với mẹ?”
Ông trao cho tôi một nụ cười dành cho bệnh nhân tâm thần rồi nói, “Andi, bác nghĩ là không nên…”
“Không nên.”
Nụ cười bi ến m ất. “Bác nghĩ là m ẹ cháu không nên nhận đi ện thoại trong vài ngày. Có l ẽ là m ột tuần, khi m ẹ cháu ổn định và chấp nhận hoàn cảnh m ới. Bác nghĩ cháu nên đồng ývới bác đây là đi ều tốt nhất dành cho bà.”
Nhưng tôi không đồng ý với ông. Với bất cứ chuyện gì. Tôi không đồng ý với việc m ẹ phải tiêm và uống thuốc. Tôi không đồng ý chuyện m ẹở trong những bức tường màu hồng đào. Những bức rèm hoa. Hay bức ảnh trên tường. Tôi đặc biệt không đồng ý với bức tranh đó.Truyen8.mobi
“Bác phải l ấy nó xuống,” tôi nói.
“Sao cơ?”
“B ức tranh. B ức tranh đóng chặt vào tường ở phòng m ẹ cháu ấy. C ăn nhà tranh chìm trong hoàng hôn màu tím. Thật là buồn nôn. Nó là cái thứ nghệ thuật tầm thường làm đầu óc mê muội. Bác l ấy cái đấy ở đâu ra thế. Paramus à?”
“Andi!” bố tôi rống lên.
“Bác có bi ết m ẹ cháu suốt ngày nhìn cái gì không? Bác có bi ết cái gì được treo trên t ường nơi m ẹ cháu làm vi ệc không? Tranh tĩnh vật Táo của Cezanne, Bình cà phê tráng men màu xanh của Van Gogh. Tranh tĩnh vật cá thu của …”
“Con dừng l ại ngay cho bố,” bố nói với tôi. R ồi nói với bác sĩ Becker, “tôi xin l ỗi, Matt, tôi…”
“Lấy nó xuống,” tôi nói, giọng vỡ òa.
Bác sĩ Becker giơ tay lên. “Được rồi, Andi. Nếu cháu muốn bác lấy xuống thì bác lấy xuống.”
“Ngay bây giờ.”
“Mẹkiếp, Andi! Con nghĩ con đang nói chuyện với ai hả?” bố quát lên.
“Ngay bây giờ thì bác không làm được,” bác sĩ Becker nói. “Bác phải gọi người bảo vệ làm việc đó. Nhưng báchứa với cháu là nó sẽ được tháo xuống, được chưa?”
Tôi gật đầu cứng rắn. Đây là một chiến tích. Một chiến tích nhỏ nhoi. Tôi không thể bảo vệmẹ tôi khỏi cái ông bác sĩ này nhưng ít nhất tôi cứu bà thoát khỏi tranh của Thomas Kinkade.Truyen8.mobi
Vụ tắc đường giải tỏa được chút ít. Chúng tôi tăng tốc và vài phút sau chúng tôi đã ở ngoại ô Paris. Hai bên đường vào thành phố đầy những ngôi nhà xây bằng đá xập xệ, khu bán ôtô bãi, những căn nhà lụp xụp bẩn thỉu, các cửa hiệu làm đầu, tất cả những biển hiệu của chúng đều sáng rực lên trong bóng tối.
“Con biết không, chuyến đi có thể có ích cho con,” bố tôi nói khi chúng tôi đã tới Boulevard Périphérique. “Nó giúp đầu óc con thư giãn.”
“Cái gì cơ?”
“Thay đổi phong cảnh. Paris.”
“Vâng, chắc chắn rồi. Em trai con chết. Mẹ con bịđiên. Bố dùng một cái bánh kếp đi.”
Chúng tôi không nói chuyện trong suốt chặng đường còn lại.
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!