Lewis! Thằng khốn nạn này! Thằng già bẩn thỉu này! Cái thằng khốn khắp người toàn mùi formaldehyde tâm hồn khô khan này!” Những lời này không phải tôi nói ra. Mặc dù tôi rất muốn. Vào rất nhiều lần.
Đó là bạn cha tôi, bác G– một người đàn ông mập tròn mặc quần jean màu vàng, áo len đỏvà đeo kính đen. Ông là một sử gia tên tuổi lẫy lừng chẳng kém gì ngôi sao nhạc rock. Thật là nghịch hợp, nhưng đúng như vậy. Ông viết một cuốn sách về cách mạng Pháp thuộc hàng siêu phẩm. Nó giành hết phần lớn các giải thưởng. Kênh BBC làm cả một xêri phim dựa theo những gì cuốn sách viết. Đạo diễn Lý An thì đang làm phim điện ảnh.
Bác Gvà cha tôi gặp nhau ở Stanford khi họ là nghiên cứu sinh. Tên thật của bác là Guillaume Lenôtre, nhưng bố gọi bác là G vì lần đầu tiên họ gặp nhau, bố gọi bác là Gwillomay. Rồi Geeyoom. Và rồi bác G rút ngắn tên mình lại chỉ còn chữ cái đầu tiên.
Bác G nói tiếng Pháp với chúng tôi. Ở đây cha tôi và tôi nói tiếng Pháp. Tôi học tiếng Pháp khi còn nhỏ. Cha tôi vẫn đang học.
“Ối giời ơi! Ai thế này…” Mắt bác G nhìn xuống chiếc áo jacket da, đống kim loại và tóc tôi. Giọng vuivẻ của ông xịu đi. “…cô gái Visigoth 1 quá đã này? Andi bé bỏng của bác đây ư? Lớn tướng và trang bị sẵn sàng để chiến đấu với lính Roma.”
“Và cắn cấu bất kỳ ai,” cha tôi nói.
“Vào đi! Vào đi!” bác G nói. “Lili đang đợi hai người.”
Ông dẫn chúng tôi qua cửa, khóa lại rồi đưa chúng tôi vào sân trong dải ánh sáng mờ mờ đầy những thứ phế thải kiến trúc – cột đá hoa cương, đèn đường, vòi phun nước, máng ăn cho xe ngựa, hàng chục bức tượng không đầu.
“Bố có chắc đúng địa chỉ này không thế?” Tôi đã hỏi bố khi xe dừng lại bên ngoài nhà. Người ta chở chúng tôi tới quận St. Antoine, ở rìa phía Đông thành phố, một nơi chả ai biết là đâu. Tôi nhìn ra ngoài cửa xe và tất cảnhững gì tôi thấy là hai cái cửa sắt khổng lồ bên sườn bức tường đá cao chất ngất. Trên đó phủ đầy những tranh vẽ grafiti và những bức poster rách nát quảng cáo các chương trình đua xe và câu lạc bộ thoát y vũ. Nơi này trông như bị bỏ hoang. Phía bên kia đường cómột cửa hàng bán mỹ phẩm dưỡng da,một quán cà phê Hy Lạp tồi tàn, và một nơi sản xuất ống dẫn nhiệt. Hết.
“Số 18 Rue Saint-Jean. Bố chắc chắn là đây,” bố nói khi ông trảtiền cho tài xế. “Bác G bảo bố nó là một nhà máy đồ nội thất cũ. Bác bảo mới mua chỗ này vài tháng trước.”
Bố tìm được cái nút bấm chuông bạc phếch treo lơ lửng trên dây và nhấn vào, vài phút sau bác G mở cái cửa nhỏ xíu trên một cái cửa sắt khổng lồ và hôn haibố con tôi trên đường.Truyen8.mobi
1 Visigoth: là một trong hai nhánh của người Goth, nhánh còn lại là người Ostrogoth. Những bộ tộc này thuộc nhóm người Germanic đã phát triển rộng khắp Đế chế La Mã trong Thời kỳ Di cư.
“Trông nơi này như chỗ tận cùng thế giới vậy,” lúc này bố nói. “Như thể là phim trường cho một bộ phim ngày tận thế.”
“Nơi này là tận cùng thế giới, bạn của tôi ạ! Thế giới thế kỷmười tám. Lối này!” Bác G nói, dẫn chúng tôi vào trong một tòa nhà cao bằng đá. “Đi thẳng lên cầu thang. Nào, nào, nào!”
Ông tất tảđi trước. Tầng trệt là một căn phòng rộng thênh thang, đầy những hộp với rọ. Một con đường hẹp chạy ở giữa. Tôi phải cẩn thận để không va phải thứ gì trên đường đi.
“Chỗ này vẫn chưa sắp xếp gì,” bác G nói, vỗ vào một cái thùng. “Tầng hai thì ngăn nắp hơn,” ông nói thêm.
“Tất cả những thứ này là cái gì thế?” bố hỏi.
“Những khúc xương của Paris ngày xưa, bạn của tôi ạ! Những bóng ma của Cách mạng!”
Bốdừng sững lại. “Cậu đang đùa tôi đấy hả. Tất cảchỗ này là của cậu? Tôi tưởng cậu chỉ có vài hộp đồ thôi.”
Bác G cũng dừng lại. “Tôi có mười bốn phòng đựng đồ, t ất cả đều chất đầy tận nóc, và nơi này mới được rao bán một năm trước và ngay lập tức tôi biết nó sẽ là chỗ hoàn hảo. Vì thế tôi mua và chuyển toàn bộbộsưu tập vềđây. Giờ tôi có nhà tài trợ rồi, cậu biết rồi đấy. Sáu công ty Pháp vàhai công ty Mỹ. Hai năm – nhiều nhất là ba –và bọn tôi sẽ khởi công.”
“Làm cái gì?” tôi hỏi, tự hỏi không biết bác định làm gì với tất cả cái đống này.
“Làm bảo tàng, cháu gái của bác ạ! Một viện bảo tàng về C ách mạng. Ởđây trong cái nhà máy cũ này.”
“Ởđây á?” bố tôi nghi ngờ nói, nhìn chỗ cửa sổ nứt toác, những thanh gỗmục ruỗng.
“Thì dĩ nhiên rồi. Còn ởđâu được nữa?”
“Có lẽ là trung tâm Paris chăng? Nơi có khách du lịch ấy?” Tôi gợi ý.
“Không, không, không! Nó phải ởđây, St. Antoine!” bác G nói. “Đây là khu phố của công nhân, ngay trung tâm của cách mạng. Từđây những cơn giận dữ, máu và sức lực đã thúc đẩy cuộc tranh đấu. Danton tranh cãi là ở Hội đồng. Desmoulins thì gào lên bảo Cung điện Hoàng gia. Nhưng khi các nhà chính trị cần một việc được thực hiện, thì họ kêu gọi ai? Kêu gọi những cơn thịnh nộở St. Antoine! Các công nhân nhà máy, những người bán thịt, các bà bán cá vàthợ giặt. Những con người nghèo đói tức giận khổ sở. Và vì vậy bảo tàng phải ởđây. Nơi đây, nơi những con người đó sống, tranh đấu, và chết.”
Đây là cách bác G nói chuyện. Lúc nào cũng vậy. Ngay cả khi bác không quay phim cho BBC.
Bố đẩy bác qua một bên để nhìn rõ hơn một thứở sau lưng bác. “Đây có phải là thứ mà tôi nghĩ không thế?” ông nói, lật rìa tấm vải dầu lên.
“Nếu cậu nghĩ nó là chiếc máy chém thì đúng rồi đấy,” bác G nói, quẳng tấm vải dầu ra sau. “Nó được tìm thấy vài năm trước trong một kho chứa đồ cũ. Tớphải may mắn lắm mới mua được nó đấy. Chỉ còn lại vài cái từthếkỷ mười tám. Nhìn xem thiết kếtiện lợi thế nào này – một chút gỗ, m ột lưỡi dao bén, thế thôi. Hồi chế độ cũ, quý tộc bị kết tội chết là bị chém đầu. Thường dân thì treo cổ – đau đớn hơn nhiều. Những người làm cách mạng mong muốn sự công bằng ởtất cảmọi chuyện – ngay cả trong cái chết. Ăn mày, thợ rèn, hầu tước – dù địa vị thế nào, tất cảkẻ thù của nền cộng hòa đều gặp một kết cục như nhau. Cái này được coi là nhanh và nhân đạo. Nhìn riêng cái này thôi là thấy có vẻnhưnó đã được sửdụng khá nhiều. Cậu thấy không?”
Bác chỉ ra phía trước cỗ máy. Thanh gỗ bên dưới nơi đặt đầu nạn nhân bị chặt có màu nâu rỉ sét. Nhìn nó, tôi tựhỏi liệu những người bị cái máy này chặt đầu có coi cái chết của họ là nhanh chóng và nhân đạo không.
“Ở đỉnh cao cách mạng, hàng trăm người đã bị chém chỉở Paris thôi,” bác nói. “Nhi ều người chỉ bị buộc t ội mà không có được m ột phiên tòa t ử tế. Máu chảy thành dòng. Chính xác là như vậy đấy. Vi ệc xử t ử là m ột cảnh t ượng hoành tráng. Những người đến xem tìm những chỗ để nhìn thấy rõ nhất, và…”
“Guillaume!” một gi ọng gọi lên t ừ chỗ nào đó bên trên chúng tôi. “Thôi gi ảng bài mà đưa khách lên l ầu đi. Họ m ệt và đói rồi!”
Đó là Lili, vợcủa bác G. Tôi nhận ra gi ọng cô.
“Lên ngay đây, tình yêu của anh!” Bác G hét đáp l ại.
Chúng tôi đi lên t ầng hai.Bác G mở các thứ trong thùng và hộp khi chúng tôi đi qua. Bác chỉ cho chúng tôi cờ cách m ạng, m ột bi ểu ngữl ớn có dòng Nhân quyền in trên đó, và một huy hiệu hình hoa hồng đỏ, bị xuyên qua và có máu nhỏ, ở ngay chính giữa.
“Cái này có từ hồi thế kỷ mười lăm,” ông nói. Nó là huy hiệu của bá tước xứ Auvergne. Nó treo trong lâu đài của gia đình cho tới khi Cách m ạng bùng nổ, khi vị bá tước cuối cùng và vợ của ông bị đưa lên máy chém vì đã bảo vệđức vua. “Từ máu hoa hồng, lili mọc lên,” tiếng Latinh nói vậy. Cậu thấy không? Bông hoa hồng này nhỏ máu của nó lên hoa ly trắng, biểu tượng của nhà vua nước Pháp. Những bá t ước hùng mạnh xứ Auvergne luôn trung thành với nhà vua, chi ến đấu vì họ, và đôi khi bỏ mạng vì họ.”
Chúng tôi đã đi qua t ầng ba – là studio của cô Lili – đến tầng bốn, nồng nặc mùi tỏi, gà, và củi cháy. Cô Lili đứng đợi chúng tôi ở chiếu nghỉ. Cô hôn chúng tôi, và khi bố tôi và bác G vào trong, cô lại hôn tôi và ôm tôi thật chặt. Tôi ôm cô. Cô mặc hai chi ếc áo len nhàu nhĩ. Mái tóc đen của cô xám đi vìbụi đá hoa cương. Cô đưa chúng tôi vào nhà – một căn phòng lớn ởt ầng trên cùng của nhà máy cũ.
“Cô rất vui khi bố Lewis của cháu gọi báo là cháu sẽđi cùng!” cô nói.
“B ố cháu bảo cháu sẽ làm một công trình nghiên cứu khi ởđây. Thích nhỉ!”
“Vâng. Thích lắm ạ,”tôi nói dối.
Cô hỏi thăm mẹ tôi, và khi tôi kể chuyện xảy ra, mắt cô ngấn nước. Họ là bạn cùng phòng hồi còn học ở Sorbonne, cô Lili và mẹ tôi. Cô đưa mẹ tôi tới một bữa tiệc tại căn hộ của bác G. Cha tôi cũng ởđó. Bố mẹ tôi gặp nhau nhưthế. Tôi biết cô Lili và bác Gtừ khi còn đỏ hỏn.
“Ôi, Marianne khốn khổ tội nghiệp,” cô nói. Cô dùng tay áo lau mắt và lại ôm tôi. Người cô đầy mùi thức ăn và nước hoa. Hadrien. Mẹ tôi cũng dùng loại nước hoa này. Bà cũng thường nấu nướng, như cô Lili. Nhà tôi từng có mùi tỏi và húng tây, thay vì nỗi buồn. Cô Lili hỏi tôi thế nào và tôi bảo cô tôi khỏe. Cô ôm mặt tôi bằng đôi bàn tay nhà điêu khắc mạnh mẽ của mình và nói, “Cháu thực sựthế nào?”
“Cháu ổn mà, cô Lili. Thật đấy,” tôi lại nói, cố nặn ra một nụ cười. Tôi không muốn khơi ra chuyện. Tôi không muốn khóc lóc ở nhà cô. Chuyến đi đã khiến tôi mệt mỏi và mụ mẫm và tôi muốn cứ để yên như thế. Như thế dễ dàng hơn. Tôi hỏi cô để áo khoác ởđâu. Cô bảo là tôi cứ mặc áo. Lò sưởi điện thì thất thường mà lò sưởi thường cũng chảấm gì mấy.
Cô bảo còn một tiếng nữa mới tới bữa tối, rồi đưa cho tôi một cái khay có ly và một chai rượu. Tôilại chỗ bố và bác G, hai người đang ngồi cách cái bếp mấy mét tại một bàn gỗ dài. Tôi rót rượu cho họ nhưng họ mải xem giấy tờ và ảnh iếc không buồn nhìn lên.Truyen8.mobi
“Quỹ chỉ cho phép chúng ta một mẩu nhỏ xíu để xét nghiệm,” bác G nói với bố tôi. “Chỉ một chút xíu thôi. Tổng cộng khoảng một gram.”
“Một gram cho ba phòng thí nghiệm á?” bố tôi hỏi, trông quan ngại. “Brinkmann và Cassiman đồng ý với việc này chứ?”
“Họ buộc phải đồng ý. Nhận được thế nào thì làm thếđó thôi. Không nhiều hơn.”
Bố không kể cho tôi nhi ều l ắm về công vi ệc ông đang làm. Chỉ bi ết là bác G có liên quan t ới tổ chức S ửhọc gì đó và ông gọi bốt ới Paris để làm vài xét nghi ệm DNA cho họ. Nếu bạn hỏi tôi thì chuyện này như ki ểu dùng dao m ổ trâu để giết ruồi. Như thể yêu cầu Stephen Hawking giải thích một cái ròng rọc hoạt động như thế nào.
Bác Gvà bố tiếp tục nói chuyện công việc, vì vậy tôi đi quanh xem căn phòng. Khi nhìn quanh, tôi thấy phải cẩn thận đi l ại gi ữa đống thùng với hộp, khỉ nhồi bông, manơcanh, m ột bộ s ưu t ập súng hỏa mai dựng thẳng đứng trong một cái thùng cũ, và một cái mặt đồng hồ khổng lồ. Tôi nhìn thấy m ột vòng hoa làm bằng tóc, những bi ển hi ệu cửa hàng, nhãn cầu bằng thủy tinh, và một hộp bằng các tông được buộc bằng một sợi ruy băng. Những lá thư cuối cùng của tử tù, 1973 được vi ết trên hộp bằng kiểu chữ ngày xưa. Tôi mở hộp và cẩn thận l ấy một lá thư ra. Gi ấy m ỏng tang. Chữ viết tay rất khó đọc. Tiếng Pháp cổ cũng rất khó hiểu.
Xin vĩnh biệt, vợ và các con. Xin hãy yêu thương các con tôi, nói với chúng tôi từng là người như thế nào, hãy yêu chúng hộ cả tôi nữa… Đời tôi kết thúc vào ngày hôm nay…
Tôi nhặt một lá khác lên: Chiếc ga trải cuối cùng thì bẩn thỉu, tất bốc mùi, quần mòn xơ cả sợi vải. Anh chết vì đói và buồn chán… Anh sẽ không viết cho em nữa, thế giới thật bỉổi. Vĩnh biệt!
Và lá thứ ba: Cha không biết, người bạn nhỏ của cha ạ, liệu cha có được gặp con hay viết cho con nữa hay không. Hãy nhớ mẹ của con… Vĩnh biệt, con yêu dấu… Rồi sẽ đến lúc con đủ lớn để hiểu được cha đã phải cố gắng đến mức nào vào lúc này để không khóc òa lên khi nhớ đến con. Cha mãi mãi thương nhớ con. Vĩnh biệt…
Chúa ơi, tôi thật là m ột kẻ vô công rồi nghề. Tôi không thể đọc thêm nữa, vì vậy tôi bỏthư xuống, đóng hộp l ại, vàti ếp t ục dò dẫm xung quanh. Có m ột cái máy chém đồ chơi ở trên sàn, đầy đủđao phủ, nạn nhân, và cái đầu làm bằng gi ấy bồi của nạn nhân kinh hoảng nhìn lên t ừ một cái rọ bằng li ễu đan nhỏ xíu. M ột đôi giày l ụa màu xanh có đính hạt cườm nằm trên m ột cái gi á. Những bi ểu ngữ đỏ, trắng, và xanh, đã phai màu và rách nát, chăng trên t ường. Trên đó có các dòng chữ T ự do, Bình đẳng, Bác ái, và N ền cộng hòa muôn năm. Đàn ông và phụ nữ với mái tóc rắc phấn nhìn tôi t ừ trong những bức tranh m ạ vàng. Có một bức tranh vẽ cảnh xửt ửvua Louis XVI và m ột hình hoạt họa trông rất kinh khủng vẽm ột người treo cổ trên một cái đèn đường, chân ông ta đá vào không khí. K ẻ phản bội Nhảy điệu Carmagnole, dòng chữ vi ết hoa đề. Những cuốn sách cũ chất thành chồng trên bàn ghế. Một cái xương sọ nhe răng cười từ trên nóc tủ búp phê.
Những vật này không im lặng. Chúng chộn rộn. Nhìn chúng thôi mà tôi có thể thấy những bà bán cá của Paris đang kéo tới cung đi ện Versailles, ca hát, nhổ nước bọt và gào thét đòi bánh mì. Tôi có thể nghe thấy ti ếng đám đông hò reo cổ vũ khi vua bị xử t ử và máu nhỏ xuống từ cổ ông ta. Tôi với lên và chạm vào mép một t ờbi ểu ngữđã rách t ơi tả và ước gì giá mình đừng có làm thế. Nó khô khốc và đầy bụi, như tro tàn và những cái xương cũ. Có cảm giác nhưnó dễ truyền nhiễm.
Tôi muốn tránh xa những thứ này nhưng không thể; chúng ở khắp m ọi nơi. Tôi quay l ại bàn, vấp phải cái gì đó,và ngã vào một cái thùng, đầu gối đập xuống. Không ai để ý. Cô Lili đang nấu ăn. Bố và bác Gthì vẫn bàn bạc công việc và không để ý gì dù cho trần nhà có sập xuống đi nữa. Tôi lồm cồm đứng dậy, xoa xoa đầu gối, và rồi tôi thấy thứ tôi đã vấp phải – m ột cái thùng gỗ dài – loại đựng đàn guitar.Truyen8.mobi
Trên mặt thùng có những hoa văn hình xoáy ốc, hình những chi ếc lá và dây leo, nhưng nhi ều mi ếng chạm khảm không còn nữa, chi ếc thùng ố bẩn và xỉn màu. Một s ợi dây da buộc quanh nó. Tôi cúi xuống bằng bên đầu gối không bịđau và thấy rằng cái hộp không đóng kín. Cây gậy chống hộp đàn bị kẹt ở cuối thùng.
Tôi tháo s ợi dây da, m ở nắp hộp ra, và há hốc m ồm vì đột nhiên nhìn thấy chiếc đàn guitar đẹp nhất trên đời. Nólàm bằng gỗ hồng sắc vàgỗ vân sam với cổđàn bằng gỗ mun. Hình hoa hồng và hoa văn trang trí bên rìa được chạm trổ bằng bạc, ngàvoi, vàxà cừ.
Tôi khẽ chạm vào nó. Lướt ngón tay trên bề mặt gỗ. Vuốt mép ngoài. Tôi búng sợi dây và hai sợi đứt.
“Ồ! Cháu đã tìm thấy cây đàn!” bác G nói, nhìn lên từđống giấy tờ.
“Cháu… thành thực xin lỗi, bác G,” tôi lúng búng. “Lẽ ra cháu không nên chạm vào nó.”
“Vớ vẩn! Nórất tuyệt phải không nào?” bác vừa nói vừa tiến lại chỗ tôi. “Nó là một cây Vinaccia. Cháu có nhìn thấy cái tên trong hộp không? Nó được làm ở Ý hồi cuối những năm 1700. Cực kỳ hiếm. Mà cũng rất đắt. Cái khóa bằng bạc. Tiếc là nó bị kẹt rồi. Có lẽ là bụi biếc gì đó chui vào bên trong. Vua Louis XVI sởhữu một chiếc đàn thế này đấy. Có tranh vẽ ông ấy cầm đàn.
“Bác mua cái đàn này ởđâu ạ?”
“Bác mua nó ba mươi năm trước từ một gã tìm thấy nó trong hầm mộ. Một công nhân. Có một đường hầm bị sập. S ự việc này gây ra rất nhiều tổn thất. Những người đi xuống đó dọn dẹp đống đổ nát thì phát hiện ra một cái buồng nhỏ. Lối vào đã bị giấu đi từ lâu – thực ralà bị rất nhiều lớp xương chặn kín. Một người trong số họ tìm thấy cây đàn guitar nằm bên dưới mấy bộ xương. Những bộxương không đầu. Đó là dấu hiệu của cuộc khủng bố thảm sát. Mọi người nghĩ là cái đàn đã bị phá hủy – nằm dưới mặt đất hơn hai thếkỷ – nhưng không. Có lẽ không khí lạnh đã bảo tồn nó. Bác đã trả một ngàn franc để mua nó. Lúc đó là một khoản tiền lớn nhưng so với giá trị cây đàn thì không là gì. Chơi thử đi, Andi.”
Tôi lắc đầu, sợ cả cây đàn sẽvỡ vụn ra thành cám nếu tôi lại chạm vào nó.
“Không được,bác G. Nó mỏng manh quá. Nó cần phải được tái tạo đã.
Nó cần có m ột chuyên gia để…”
“Nào, chơi đi,” bác nói.
Bác muốn giúp tôi. Tôi bi ết vậy. Có l ẽ bác nghĩ cây đàn s ẽ là m ột dạng liệu pháp chữa bệnh. Nhưng tôi không gi ỏi ti ếp nhận sự giúp đỡl ắm.
“Được rồi,” tôi nói với bác. “Ý cháu là cháu có mang theo đàn. Cháu không cần cây này.”
Bác Gtiến l ại, nhấc cây đàn ra khỏi hộp, và đưa cho tôi. “Có l ẽ nó cần cháu,” ông nói.
Tôi chưa s ẵn sàng cho chuyện đó. Nó khi ến tôi bất ngờ. Thông thường thì hầu như không ai hay bất cứ thứ gì cần đến tôi.
“Vâng. Ừm… Được ạ,” tôi nói.
Tôi đặt lại cây guitar vào trong hộp, lấy túi của mình, rồi vội vã quay lại, nhưthể Gollum với chi ếc nhẫn “Precious” của mình, sợ bác G đột ngột tỉnh ra mà l ấy lại đàn. Nhưng bác vàbố tôi l ại m ải mê công việc. Tôi lấy ra bộ dây dự phòng, và m ột cái Zipl oc đầy những thứ đồ cho guitar – chất bôi trơn dây, chổi quét bụi, dầu nhờn, dụng cụ lên dây, sáp, vải đánh bóng. Rồi tôi bận rộn với cây đàn. Những cái chốt cứng đơ. P hím đàn thì đầy bụi bẩn. Gỗ xám xịt.
Cô Lili mang tới một chai rượu nữa. Cô biến m ất lại vào trong bếp. Đến lúc cô mang đĩa và dao dĩa ra – một tiếng sau – cây đàn guitar đã được bôi sáp, đánh bóng và căng lại dây. Tôi lên dây đàn và khi tôi xong việc, bác G bảo: “Chơi m ột bản cho m ọi người nghe nào.”Truyen8.mobi
Tôi nhìn bác, vẫn ngại ngần.
“Nó vẫn nguyên vẹn qua một cuộc Cách mạng. Nó sẽ nguyên vẹn dưới đôi tay cháu,” bác nói.
Tôi không bi ết phải bắt đầu từ đâu. Tạo ra âm nhạc t ừ một nhạc cụ như chiếc đàn này có cảm giác như đang ở bên một chàng trai cực kỳ hấp dẫn, và đột nhiên bạn phải hôn lên khắp người chàng. Tôi hít vào một hơi và bắt
đầu bản sonata Scarlatti. Rồi tới bài “Come As You Are.” Tôi tiếp tục chơi Rameau. Rồi Bach. Rồi vài điệu của Gomez. Và tôi dừng lại vì người tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại và thở không ra hơi, tiếng vỗ tay làm tôi giật mình. Bởi vì tôi quên mất. Quên mất họ đang ở đây. Quên mất tôi đang ở đây.
“Hoan hô!” Cô Lili hét lên.
“Chơi thêm đi! Chơi thêm đi!” bác G nói, vỗ tay như một gã điên.
Bố cũng đang vỗ tay. Hai tay giang rộng ra mà vỗ. Như thể ai đó bắt ông phải vỗ. Tôi cho đàn vào lại thùng và đến bàn ngồi cùng họ.
“Cháu có tài năng kiệt xuất đấy,” cô Lili nói.“Tốt nghiệp xong thì cháu tiếp tục học ở đâu?”
“Vâng… Cháu đã xem trường Julliard và Manhattan School,” tôi nói.
Bác G đập tay. “Quên New York đi. Tới Paris. Tới nhạc viện.”
Tôi nhìn bố, ông đang nhìn vào ly rượu. “Vâng… có thể,” tôi nói. “Cháu chưa có kếhoạch rõ ràng ạ.”
Cô Lili rót thêm rượu. “Guillaume, món gà sẽ xong ngay đây. Anh dọn dẹp mấy thứđó hộ em cái,” cô nói, hất đầu về đống giấy tờ ảnh iếc.
“Cháu sẽ dọn ạ,” tôi nói. Tôi bắt đầu thu dọn đống giấy, nhưng rồi nhìn thấy một tấm ảnh. Tôi cầm nó lên. Trong ảnh là một chiếc lọ thủy tinh cổ, có hình như quảtrứng, hình mặt trời vàmột chữ L ở cạnh. Bên trong lọ có gì đó. Một thứ vừa đen vừa nhỏ. Tôi không thể rời mắt khỏi nó. “Cái gì thế ạ?” tôi hỏi.
Bác G nhìn thứ tôi đang cầm. “Một cảnh tượng cảm động, phải không?” ông nói. “Không dễ gì được nhìn thấy trái tim của nhà vua đâu.”
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!