Gã tép riu Chương 10


Chương 10
Chúng tôi được C Trưởng quán triệt khẩu hiệu : Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ xương máu.

Đã từ lâu, Diệu Thủy cũng không chuẩn bị bữa sáng
cho hai người. Bữa trưa thì tùy nghi đã đành. Chỉ còn bữa tối là vợ chồng ăn với nhau. Mà nhiều khi Tùng cũng ăn một mình. Vợ anh cũng hay tiệc tùng về muộn. Sáng nay, trước khi đi làm, chị hỏi:

-     Đêm qua anh làm gì mà thức khuya thế? Lúc anh
xuống, em ngủ say, cũng không biết.

Gương mặt hơi bơ phờ. Giọng uể oải ưu tư, anh bảo vợ:

-   Tự nhiên anh nhớ con vô cùng. Anh mang nhật ký nó ra, vừa đọc vừa khóc.

Cũng đã lâu lâu, Diệu Thủy không mơ thấy con. Gương mặt chị đang tươi tắn bỗng sẩm lại như một đám mây buồn đậu lại. Diệu Thủy không nói câu gì, bước những bước chậm, nặng nề ra cửa. Suốt buổi sáng ấy, Tùng không làm được việc gì. Đến đọc báo cũng không tập trung được. Những dòng chữ học trò non nớt trong nhật ký con cứ hiện lên mồn một. Nhưng nhớ nhất, nhớ đến thuộc lòng đoạn này:

Ngày...

Chúng tôi được C Trưởng quán triệt khẩu hiệu : Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ  xương máu. Lăn, lê, bò, toài trên đất trống giữa đồi  hoang. Đứng theo hàng, giữa sân. Nóng trên đầu dội xuống, nắng dưới sân gạch hấp lên, nóng trong người tỏa ra... Mồ hôi cảm thấy được, nhìn thấy được, sờ thấy được. Nó bò dần từ chân tóc xuống cổ, xuống gáy rồi xuống thân mình. Rịn ra thành dòng. Chảy xuốngđẽn bụng, đén lưng, gặp iluír lưng bó chặt chẹn lối. Nó thấm dần, thấm dần, thấm hết, thấm ướt cả áo, cả cạp quần. Từ thắt lưng trở xuống, nó cũng túa ra, chảy dọc theo đùi, xuống bắp chân, cẳng chân, cố chân, mu bàn chân. Rồi chảy vòng xuống gan bàn chân, đọng lại. Cựa hùn chân, thãy ngay cảm giác nó định dính giữa lòng bân chân với bít tất. Phía trước, nó từ đầu chảy xuống thái dương, xuống trán. Quy luật nước chảy chỗ trũng cũng đúng trong trường hợp này. Một đấng, nó chảy theo sống mũi, đến chóp mũi, không còn chỗ chảy tiếp, nó chờ nhau, khi đủ thành giọt, nhỏ xuống.

Người ta chỉ cảm thấy máu chảy rần rật trong người. Người ta cũng nhận thấy, bằng xúc giác, trên da thịt mình mó hôi đang chảy. Chảy đến đâu, biết đến đấy. Mình ngửa bàn tay cũng ướt mồ hôi ra trước mặt, hơi cúi đầu xuống, đợi một tí. Thế là một giọt mồ hôi nhỏ xuống lòng bàn tay. Có biến thử thách gian khố thành một trò nghịch ngợm, vui vui, mới vượt qua được hoàn cảnh khắc nghiệt ấy. Một giọt, hai giọt... Chiếc áo sơ mi bị nó thấm ướt toàn bộ, từ cổ ảo đến hai tay, lưng áo. Mặt trước, chỉ duy nhất một chỗ còn khô, nhỏ bằng đồng xu. Đấy là mặt ngoài túi áo. Nó còn khô, bởi trong cải túi áo lính có nắp cài khuy cấn thận, phía bên trái ngực, đựng cái ví. Trong ví có giấy tờ tùy thân, ít tiền bố mẹ cho trước khi đi để phòng thân. Vì sao không để cái ví ấy trong túi quần sau như mọi người ? Suy nghĩ tính toán cả đấy. Cái ví ấy có thể che cho trái tim khỏi một viên dạn, một mảnh pháo đuối tầm.

Với những nhận xét ghi chép thế này, con trai anh có tư chất của một nhà báo. Nếu nó trở về, đi học báo chí theo nghề bố, chắc chắn sẽ thành đạt. Đoạn văn của con đạt gần đến độ cây viết chuyên nghiệp. Bởi vì nó viết về chính nó, về những trải nghiệm bản thân. Mình ngồi trong phòng có máy lạnh thế này... hóa ra cũng chưa từng nếm gian khổ như nó.

Mấy ngày liền, Tùng thấy vợ có cái gì đó bổn chồn không yên. Gương mặt không thanh thản đã đành, lại hay cau mày, chớp chớp mắt.

-   Có chuyện -gì không ổn hả em?

-   Không có gì đâu, mọi chuyện vẫn bình thường mà.

-   Anh thấy em có cái vẻ gi đẫy bẫt an thì phải.

-   Đã bảo không mà... À, sao em tìm cái ảnh con hổi nó mới đi bộ đội hải quần mà không thấy ở tập ảnh gia đình nhỉ ?

-   Anh mang đi để phóng to lên, cái ảnh đang thờ trông không đẹp bằng.

Tùng nhìn vợ. Gương mặt đã nhẹ nhõm hơn. Chị kể:

-  Đêm qua em cũng nằm mơ thấy con về. Quần áo nó ướt hết. Người tím tái, run cấm cập. Nó bảo mẹ lấy quần áo cho con thay đi. Con rét lắm.

Tùng dịnh giải thích, em nhớ thương con nên tưởng tượng ra thế thôi. Vì thế, khi vợ bảo sẽ đi đặt quấn áo cho con, Tùng cũng không dám gàn. Không có con đã khổ. Có con mà nó lại mất còn khổ hơn trăm ngàn lần. Bao giờ người mẹ cũng nặng lòng với con hơn, bởi người bố có mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày đâu.

Quần áo “may sẵn” thì nhà nào cũng có. Nhưng quần áo và các thứ đặt làm theo yêu cầu thì cả phố Hàng Mã chỉ vài nhà nhận làm.

Trước hết phải là bộ quần áo lính thủy, phải đủ cả mũ lính thủy có hai dải vải xanh phơ phất sau gáy. Cả giầy đen dây giả kiểu giầy lười, tụt khỏi chân dcễ dàng. Cũng phải có một khẩu AK-47. Chủ nhà bảo nhất thiết phải có con ngựa chiến. Thủy không nghe, đòi làm một con xe máy dung tích xi lanh 200 cm3 hẳn hoi. Nếu nó còn thì cũng đã có láp tốp, điện thoại di động rồi. Thế nên cũng phải gửi luôn cho nó có cái dùng. Tiền nong cho nó tiêu, giấy bút cho nó ghi nhật ký... Tùng bảo, vẫn thấy người ta sắm một cái lễ đặt trên mảng xốp thả xuống biển cho con. Thủy không nghe. Thầy bảo phải hóa đúng ngày giờ Thầy chọn, rồi mang tro ra biển thả.

Thủy làm mâm cơm cúng, khấn vái rất lâu theo bài Thầy viết sẵn. Tùng đứng bên cạnh, cứ nhìn con đăm đăm, không khấn khứa gì, nhưng không sao cầm được nước mắt. Thương con, thương vợ, thương mình. Giá Lâm có em thì con đỡ. Bây giờ chỉ có hai vợ chồng thui thủi..

Ngày Lâm mới nhập ngũ, cô bé tóc dài, trắng trẻo được nó cứu hôm đi tham quan ngày nào vẫn qua lại thăm vợ chồng Tùng. Hai đứa vẫn thư từ cho nhau. Còn hò hẹn sẽ gắn bó nữa kia. Khi Lâm mất, nó cũng đến dự lễ truy điệu, dến thắp hương giỗ đầu. Đến giờ, chắc cũng chồng con rồi.

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/8900


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận