Nhiệm vụ của tôi, tại thư viện Abelard, là lấy thông tin. Và nhiệm vụ của Yves Bonnard là ngăn tôi lại. Yves G. Bonnard, Tổng Lưu trữ viên, còn gọi là Phù thủy xứ Oz Vĩ đại và Quyền năng, còn gọi là Đại Phán Quan, còn gọi là Kẻphản Chúa.
“Tên cháu là gì?” Yves Bonnard hỏi tôi, chỉ mấy giây trước, bút của ông ta còn đặt trên tờgiấy xin mượn sách của tôi.
“Arthur, Vua của Người Anh,” tôi nói. Tôi nghĩ nó hài hước. Tôi nghĩ nó cóthể khiến ông ta mỉm cười và để cho tôi yên. Tôi nghĩ thậm chí ông ta sẽ khúc khích mà nói, “Người muốn tìm gì? Vận tốc bay của một con chim nhạn không phải mang gì là bao nhiêu?”
Nhưng không. Yves Bonnard không cười. Ông ta không bật cười. Và ông ta không để tôi yên.
“Cháu tìm gì?” ông ta hỏi.
“Cháu tìm Chiếc Chén thánh,” tôi nói. B ởi vì tôi rất ghét uy quyền. Và tôi là một con ngốc.
“Tốt thôi,” ông ta nói. Rồi ông ta đưa tờ mượn sách lại cho tôi và bảo tôi quay lại khi nào điền cho đúng.
“Nhưng cháu đã điền hai lần rồi cơ mà!” tôi phản đối.
“Thế thì có lẽ cháu sẽ điền đúng lần thứ ba,” Yves Bonnard nói. “Bảng hướng dẫn được dán rõ ràng trên trường phía trên thẻ danh mục tài liệu.”
“Vâng, cháu biết. Cháu đọc chục lần rồi,” tôi bảo ông ta, nhưng ông ta đã chuyển sang nói chuyện với người phụ nữ đứng sau tôi.
Tôi đã phải đứng xếp hàng đợi ba mươi phút tới lượt mình để đưa tờ phiếu mượn sách, nhìn Yves Bonnard đặt chúng vào một cái tuýp nhỏ trống, rồi chuyển chúng xuống dưới phòng lưu trữ, nơi các nhân viên mặc áo choàng phòng thí nghiệm màu xanh đi lấy thứ viết trên chúng và đặt nó lên một cái xe sắt. Nhìn số người đứng trước tôi, giờ tôi sẽ phải đợi thêm ba mươi phút nữa.
Cái lão Yves Bonnard này thực sự làm tôi phát điên. Tôi đến đây lúc mười một giờ và ông ta làm tôi mất hai tiếng đồng hồ chạy quanh khắp Paris. Ông ta bảo tôi không được phép thoải mái sử dụng phòng lưu trữ khi không có thẻ ra vào, và để có thẻ ra vào tôi phải trình ra một giấy chứng nhận nhân thân hợp lý. Tôi cho ông ta xem Thẻ Thư viện Công cộng Brooklyn, nhưng không được. Thế là tôi về tận nhà bác G để lấy hộ chiếu. Rồi quay lại phòng lưu trữ. Rồi ra một tiệm chụp ảnh lấy ảnh để dán vào thẻ ra vào. Bởi đó là loại thẻ bắt phải có ảnh. Rồi quay lại phòng lưu trữ, đã bị đóng cửa vào giờ nghỉ trưa. Đương nhiên rồi. Tôi nghĩ gì cơ chứ? Đây là nước Pháp. C ảnước dừng lại để nghỉ trưa. Vì thế tôi ra một tiệm cà phê để giết thời gian. Rồi tôi lại quay về phòng lưu trữ, và quay lại bàn của Yves Bonnard, ông này hỏi tôi – không, tra khảo tôi – về dự án của tôi, bắt tôi điền ba cái đơn, và rồi cuối cùng cho tôi cái thẻ ra vào.
Mà đó mới chỉ là bắt đầu thôi.
Tôi lại đứng xếp hàng, ở một bàn khác, để xin một chỗ ngồi trong phòng đọc. Sau khi xin xong, tôi được cho xem thẻ thư mục tài liệu. Phải, một cái thẻ danh mục tài liệu, bởi trong thư viện Abelard vẫn là thế kỷ mười ba. Tôi tìm chữ Malherbeau, Amadé, và phát hiện ra thư viện này có các bản nhạc viết tay, thư từ cá nhân, giấy tờ nhà, di chúc, và giấy chứng tử của ông. Tôi quay lại bàn Yves Bonnard đề nghị được mượn bản nhạc của Malherbeau và rồi được thông báo rằng tôi không thể cứ thế mà yêu cầu thứ mình muốn: Tôi phải điền vào phiếu mượn. Thì tôi điền. Nhưng tôi điền không đúng. Lần đầu không đúng mà rõ là lần thứ hai cũng không. Truyen8.mobi
Tôi lết về lại chỗ thẻ thư mục. Một người có vẻ là giáo sư đang dò tìm ở mục chữ N. Tôi nhờ ông xem hộ phiếu mượn của tôi và chỉ cho tôi biết tôi điền sai chỗ nào. Ông cầm lấy rồi bảo rằng tôi điền nhầm giữa mục phần và khu vực và rằng khi viết tên tôi phải viết sao cho nó nằm gọn trong cái ô nhỏ dành cho nó.
“Bác đùa ạ.”
Ông lắc đầu. “Bọn tôi gọi ông ta là Cerberus,” ông thì thầm với tôi. “Con chó ba đầu gác cửa địa ngục.”
“Cháu có thể nghĩ ra các thứ khác để gọi ông ta.”
“Ông ấy khó tính, đúng thế. Nhưng không ai hiểu rõ phòng lưu trữ bằng ông ấy. Bác khuyên cháu là nên nhìn vào mặt tốt của ông ấy.”
Tôi cám ơn ông, điền một phiếu mượn khác, và quay lại hàng. Đã gần ba rưỡi mà phòng lưu trữ đóng lúc năm giờ. Tôi thực sự muốn lấy những bản nhạc đó, ngay bây giờ. Tôi đã mượn máy ảnh kỹ thuật số của cô Lili. Tôi sẽ chụp tất cả và dùng ảnh cho bài thuyết trình PowerPoint. Tôi sẽ chụp ít ảnh nhà của Malherbeau và con phố nơi ông sống và cho cả chúng vào bài nữa. Xenlẫn hình ảnh và âm nhạc, riêng phần giới thiệu của tôi cũng sẽ hay ho hơn một bộ phim của Ken Burns.
Mười phút trôi qua. Hàng người không hề nhúc nhích. Yves Bonnard nhắc lại quy tắc trong phòng lưu trữ với từng người khi họ đưa phiếu mượn. Giọng ông ta đều đều. Tất cả những người trong hàng đều có sách và báo để đọc trong lúc đợi. Tôi không có gì. Tôi lục trong túi áo khoác tìm iPod, nghĩ nó sẽ giúp mình tiêu thời gian, rồi nhớ ra là mình đang không cầm theo – Virgil cầm rồi.
Rồi tôi nhớ lại chuyện sáng nay và tự hỏi không biết nó có thực sự xảy ra không hay là tôi nằm mơ. Nó thật dễ chịu. Và kỳ quặc. Và dịu dàng. Tôi không quen với dịu dàng. Nó là một thứ hóa thạch. Cái từ đó. Thời ti ết thay đổi và cái từ đó chết đi. Như con ma mút mình đầy lông lá. Nó không thể nào sống trong cùng một thế gi ới với bạn trai. Bạn gái. Hay thứ gì đó tương tự.
Trong vài giây, tôi cho phép mình băn khoăn nó có nghĩa gì không, cái cú điện thoại kỳ lạ đó. Rồi tôi quyết định rằng nó nghĩa là Virgil đã cầm iPod của tôi và t ất cả chỉ có thế. B ởi không có gì nguy hi ểm hơn hy vọng.
Tôi lục tìm trong túi, đụng nào ví, chìa khóa, và thuốc, nghĩ có khi mình có mang theo tạp chí, hay một cuốn catalog Muscian’s Friend cũ gì đó, và rồi tôi thấy nó – cuốn nhật ký.
“Quên béng mất mày,” tôi nói. Tôi nhớ tối qua đã nhét nó vào túi khi tôi chạy về phòng để tránh m ặt bố.
Có m ột băng ghế dựng sát tường. Tôi ngồi xuống. Chạy đi chạy lại suốt cảbuổi sáng khi ến tôi mệt nhoài, và chân tôi đau vìphải đứng suốt. Tôi sẽ chỉ đọc một chút, dõi mắt theo hàng người, và quay lại khi nó bớt đông. Yvess Bonnard vẫn nói đều đều. Giọng ông ta như tra tấn. Nghe ông ta nói chỉ khiến tôi muốn dộng đầu vào tường.
“… rồi m ột trong những nhân viên lưu trữ trẻ sẽ mang tài liệu đến cho bạn. Giữ chúng trong hộp khử axit cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng,” ông ta đang nói. “Bạn chỉ được phép dùng bút chì để ghi chép, không được phép dùng bút mực. Nếu bạn dùng bút mực, chúng tôi sẽ tịch thu. Nếu bạn dùng lần thứ hai, bạn sẽ bị cấm đọc trong ngày hôm đó. Bạn phải mang găng tay vải chúng tôi cung cấp khi cầm tài liệu. Không làm theo sẽ bị cảnh cáo. Lần thứ hai tái phạm, bạn sẽ bị cấm đọc trong ngày hôm đó. Bạn được phép chụp ảnh tài liệu. Trong phòng ảnh. Không được bật đèn flash. Không tuân theo những quy tắc này sẽ bị nhận cảnh cáo. Lần thứ hai tái phạm thì sẽ bị cấm đọc trong ngày…”
Tôi nhìn xuống tác phẩm lịch sử hai trăm tuổi vô giá trong đôi tay không đi găng của mình. May là Yves Bonnard không biết là tôi có nó. Ông ta sẽ ra lệnh xử bắn tôi không chừng.
Tôi mở cuốn nhật ký ra và lật qua vài trang đầu tiên, đọc lại trang tôi đã dừng lại – chỗ hoàng hậu yêu cầu Alexandrine làm bạn với hoàng thái tử Louis-Charles – rồi đọc tiếp sang trang sau. Truyen8.mobi
***
Ngày 26 tháng Tư năm 1795.
Biến đi! Đi mà tự sát đi, cái đồ ngu xuẩn chết tiệt, chứ đừng có giết tao! Bọn nó nghi ngờ tao! Bọn nó theo dõi nhà tao!
Đó là cách mà Fauvel, đội trưởng lính cứu hỏa Quốc gia, chào tôi sáng hôm nay.
Nhưng chúng ta đâu có ở nhà ông, phải không Fauvel? Tôi nói với ông. Chúng ta đang uống cà phê ở Café Foy mà. Hai người dân đang đùa với nhau vào một buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Còn gì cóthể tinh khôi hơn?
Khi nói, tôi nhét tay vào túi áo khoác và lấy ra một cái nhẫn vàng to nặng gắn kim cương. Một trong những chiếc của cửa tiệm Orléans. Khi tôi đặt tay vào bàn tay đầy mồ hôi của Fauvel, ngón tay tôi siết chặt cổ tay ông. Tôi cảm thấy mạch đập của ông tăng lên.
Tôi cần hai mươi quả pháo hoa, tôi bảo ông.
Quá nhiều! Thế thì sẽ thiếu thuốc pháo! Cô không biết là đang làm tôi
gặp nguy hiểm thế nào à? Ông ta rít lên.
Tôi giơ tay ra đòi lại chiếc nhẫn.
Mai lấy, ông ta nói.
Tối nay, tôi nói.
Ông ta chửi tôi, nhưng nhét cái nhẫn vào túi. Cô có còn nhiều những cái này nữa không? Ông ta hỏi.
Tôi còn có nhiều hơn tất cả những thứ này ấy chứ. Một cái đồng hồ vàng này. Một cái khung tranh bằng kim cương này. Cả m ột viên đá sa phia to bằng trứng bồ câu.
Dối trá, tất cả đều là dối trá. Tôi chỉ còn ít nữ trang, vài cái nhẫn, sáu đồng tiền vàng. Nhưng ông ta không thể phát hiện ra được. Tôi cần ông ta tin rằng tôi sống giá trị hơn chết. Tôi phải lấy được pháo hoa từ chỗ ông ta.
Tôi để pháo hoa ở đâu đây? Fauvel hỏi.
Ở Nhà thờSainte-Marie-Madeleine. Trong mộ Valois, tôi nói.
Đó là nơi an toàn nhất. Từđó tôi có thể mang chúng dưới đường ngầm và gi ấu chúng trong hầm mộ. Fauvel, kẻ ném sét lên sân khấu, kẻ làm quỷ xuất hi ện trong một tia sáng, có thể đi trên phố mang pháo hoa và thuốc súng mà không sợ gì cả bởi chúng là phương tiện nghề nghiệp của ông ta, còn tôi thì không được quyền làm thế.
Vậy hẹn tối nay, ông ta nói.
Tôi chúc ông ta một ngày t ốt lành, nhét một cái bao tay vào mi ệng, rồi cầm tờ báo mà Fauvel đã bỏ l ại, hy vọng, như mọi khi, đọc được tin gì đó về đứa trẻ m ồ côi trong tòa tháp – mà Đại t ướng Barras đã thương cảm, bảo rằng cậu sẽ được thảsớm. Nhưng chẳng có gì cả.
Gã Người Xanh l ại cho nổ pháo hoa, một dòng tiêu đề được giật. Một người đại di ện nói lại rằng Người Xanh là một người Áo trả thù cho cái chết của hoàng hậu. Một bà nội trợ bảo rằng bà chắc chắn chính Lucifer đã ném lửa hỏa ngục, trong khi một thành viên của Vi ện Hàn Lâm khẳng định rằng các vụ nổ pháo là do thừa dịch trên m ặt trăng.
Mặt trăng đánh rắm. Hoàng thái t ử Louis -Charles sẽ phá lên cười trước cái tưởng này, tôi nghĩ. Với các cậu bé thì không gì buồn cười hơn một cái rắm. Một ngày nào đó tôi sẽ kể với cậu. Sớm thôi. Tôi sẽ cầm tay cậu và nói…
Cậu sẽ không trả lời bạn. Cậu không còn nói nữa. Cậu không thể. Không lời nào di ễn tả được sự khổ sở của cậu. Nhưng sẽ chẳng bao lâu nữa cậu sẽ lại bước đi tự do. Với chúng tôi. Truyen8.mobi
Tôi ngước lên và thấy một phụ nữ ngồi xuống chỗ Fauvel đã ngồi, máu chảy xuống vạt váy trước. Tôi biết cô. Cô là Công chúa de Lamballe. Bị giết vì cô đã khóc cho đức vua. Danton thả đàn chó tháng Chín và chúng xé nát cô ra.
Tôi nhắm mắt lại. Khi tôi m ở mắt ra, cô đã bi ến m ất. Lúc đầu họ làm tôi kinh hoảng, công chúa và những người khác như cô, nhưng giờ tôi đã quen với họ.
Tôi tiếp tục đọc báo và biết rằng Quốc hội đã giận điên lên vì những hành động của Người Xanh. Và rồi tôi thấy câu này: Bonaparte nâng mức thưởng cho đầu tôi. Giờ ông ta đưa ra giá hai trăm franc.
Tôi hãnh diện quá. Judas bán chúa Jesus giá còn bèo hơn. Và một ngày nào đó, chẳng bao lâu nữa, Fauvel sẽ bán đứng tôi.
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!