Trái Tim Hoàng Gia Chương 49


Chương 49
Gần xong rồi. Gần đến rồi. Bức chân dung trên màn hình laptop của tôi nhạt dần.

Bản Concerto giọng La thứ của Malherbeau ti ếp tục chơi. Một dòng chữ xuất hi ện trên màn hình: … và di sản của Malherbeau – thuộc vềthời đại của nó, nhưng có giá trị mãi mãi – vang vọng suốt các thế kỷ, là nguồn cảm hứng cho ban nhạc Beatles cũng như với nhạc sĩ Beethoven, với nhóm nhạc White Stripes cũng nhưvới nhà soạn nhạc Stravinsky.

Dòng chữ nhạt đi, tiếng nhạc dừng lại. Tôi lưu file lại và đóng chương trình PowerPoint. Rồi tôi soạn thư gửi cho bố, đính kèm file, và nhấn nút Gửi. Tôi đã e mail bản đề cương cho bố. Giờ ông đã có mọi thứ. Tôi đã xong việc.

Tôi tắt laptop và mang tách cà phê vào bếp. Hôm nay là tối thứ Bảy, đã gần mười một giờ. Tôi không biết ông đang ởđâu. Ông bảo sẽ về muộn, nhưng tôi không nghĩ là ông lại về muộn đến thế này. Tôi thực sự hy vọng tối nay ông sẽ đọc nó để tôi nhận được câu trả lời của ông trước khi đi ngủ. Đề cương tốt lắm. Tôi biết là thế. Nhưng tôi cần nghe ông nói vậy trước khi tôi lên máy bay. Tôi quyết định thức chờ ông.

Tôi về phòng, kéo vali ra khỏi tủ và xếp hết đồ của mình vào đó. Tôi tìm hộ chiếu và vé máy bay rồi đặt chúng lên bàn cạnh giường, chuẩn bị sẵn cho ngày mai. Rồi tôi nằm xuống giường và mở nhật ký của Alex ra. Tôi định để nó trên bàn kèm theo bức thư gửi cho bác G khi tôi đi. Tôi muốn đọc xong nó đã. Chỉ còn lại vài trang thôi.

21 tháng N ăm 1795

Tối nay trời mưa. Tôi không ra ngoài được. Nước sẽ làm hỏng pháo hoa của tôi .

Thay vào đó tôi ngồi ở bàn, trên bàn có bút viết và nến tàn chảy thành nước. Trong căn phòng cũ của tôi nằm trên chóp của Cung điện Hoàng gia. Tôi không thích căn phòng này. Vẫn còn vết máu trên sàn lúc Orléans đánh tôi. Trong phòng vừa lạnh vừa tối nhưng tôi không dám đốt lửa. Riêng chuyện đến đây đã là mạo hiểm lắm rồi.

Chính quyền tước Cung điện Hoàng gia của Orléans hai năm trước, vào năm 1793, cùng năm mà họ giết hắn, và biến nó thành tài sản quốc gia. Họ cướp sạch những thứ quý giá trong tòa lâu đài nhưng không cướp được những gì quý giá của tôi. Họ không biết phải tìm chúng ở đâu. Một vài căn phòng cũ của Orléans được dùng cho công việc của chính phủ nhưng phần lớn Cung điện Hoàng gia trống không, cửa khóa kín – m ặc dù ta vẫn có thể vào trong được nếu biết cách. Có một lối đi ở tầng hầm từ Foy sang bếp của Cung điện Hoàng gia. Có thời gián điệp đi dưới đó. Những kẻ lên âm mưu. Những kẻ đưa tin. Bây giờ tôi dùng nó để lên phòng mình và tên trộm Bennôit bắt tôi trả tiền cho hắn để được ưu tiên này.

Khi tôi viết những dòng này, trời mưa nặng hạt hơn. Mưa đổ xối xả xuống mái nhà. Tôi ước gì mưa nện vào tôi. Nện cuộc sống ra khỏi cơ thể tôi. Da thịt ra khỏi xương tôi. Nỗi đau ra khỏi trái tim tôi.

Hôm nay tôi đút tiền cho tên gác ở Temple. Hắn bảo tôi rằng một bác sỹ đã được lệnh tới thăm bệnh cho hoàng thái tử Louis-Charles. Cậu không đứng nổi nữa. Cậu không nói chuyện cũng không ăn.

Họ là cái thứ gì, khi họ làm thế với một đứa trẻ− những kẻ nói tới Tự do, Bình đẳng, Bác ái? Cái thế giới ô uế này là gì khi để cho chuyện đó xảy ra?

Tôi ôm lấy đầu, thôi không khóc nữa khi tôi nghe thấy tiếng bước chân trong phòng mình. Tôi nhìn lên. Đó là Orléans. Hắn đang đứng cạnh lò sưởi, tay miết trên mặt lò. Áo khoác của hắn bắt đầu bị mục. Máu đã làm dải nơ buộc cổ hắn cứng lại.

Tôi chùi mắt. Chết có thấy cô đơn không? Tôi hỏi hắn.

Chả cô đơn lắm.

Ông nhớ Paris à? Có phải không?

Nhớ nó á? Nótrở nên thê lương đến mức ta chẳng nhận ra.

Thế thì tại sao ông lại quay lại? Chỉ để quấy rầy tôi thôi ư?

Để giục cô đi khỏi đây. Bọn chúng tiến tới gần Fauvel rồi. Chúng sẽ không bắt cậu ta. Chưa bắt. Chúng sẽ dùng cậu ta để bắt cô.

Tôi sẽ không đi.

Vô ích thôi. Cô đang mạo hiểm đời mình chả vì gì cả.

Tôi mạo hiểm đời mình vì cậu ấy. Khi cậu vẫn còn sống thì vẫn còn hy vọng. Cậu có thể được tự do. Thời thế thay đổi. Lòng dạ con người có thể đổi thay.

Tiếng cười của Orléans nghe như tiếng lá khô trong gió.

Không có gì thay đổi trừ tên những kẻ ác có quyền hành, hắn nói. Nói cho ta nghe, chim sẻ, những trang viết này là gì thế? Chúc thư à? Một lời thú tội? Lời chuộc tội cho rất nhiều tội lỗi của cô? Cô viết gì thế?

Một câu chuyện, tôi bảo hắn. Biên niên sử cách mạng.

Để làm gì thế?

Để tôi có thể tìm câu trả lời cho tất cả những chuyện này. Nó phải ở đây. Đâu đó trong những trang này, trong tất cả những chuyện đã xảy ra. Phải có một lý do cho nó. Tôi sẽ tìm ra.

Lại một biên niên sử nữa? Chán thế nhỉ, Orléans nói. Giờ ai ở Paris cũng viết biên niên sử, mà tệ hơn, người ta viết hồi ký. Họ viết: Cách mạng bắt đầu vì nhà vua tiêu quá nhiều tiền. Hay: Cách mạng bắt đầu khi nhà vua khóa trái ba đẳng cấp ở bên ngoài sảnh quốc hội. Nhưng họ sai cả. Cô có biết vì sao nó bắt đầu không, chim sẻ? Không, ta không nghĩ là cô biết. Cô chả quan tâm gì tới tự do, bình đẳng, hay bácái. Cô chỉ quan tâm tới danh vọng và của cải và sẽ bán cả linh hồn để có được chúng. Phải không? Tôi đang nói gì nhỉ? Đã bán rồi ấy chứ!

Xin ngài, hãy để tôi yên.

Nhưng hắn không chịu bi ến mất. Thay vào đó hắn đi quanh phòng, tay chắp sau lưng.

Nếu đây là câu trả lời cô muốn, thì cô sẽ có câu trả l ời, hắn nói. Ta sẽ nói cho cô biết về cách mạng, chim sẻ ạ. Nghe cho kỹ đây – nó chẳng liên quan gì tới nhà vua cả. Vua chúa chả liên quan gì tới cách mạng. Cách mạng chẳng quan tâm gì tới họ. Nó bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt xảy ra với những con người nhỏ bé. Nó bắt đầu với tên diễn viên kém cỏi Collot d’Herbois bị đuổi khỏi sân khấu. Và tên lang băm Marat bị cười nhạo ở Học viện vì những lý thuyết ngu xuẩn của mình. Nó bắt đầu với Fabre d’Eglantine, kịch gia dở ẹc nhất ở Pháp, đọc những bài phê bình dở t ệ của ông ta.

Hầu hết, nó bắt đầu với Maximilien Robespierre. Tưởng tượng khi hắn mười bảy tuổi –một gã trai xuất thân t ừ trường dành cho trẻ m ồ côi, không m ẹ và rách rưới gi ữa những đứa con nhà giàu. Có tài ăn nói, đầy các ý t ưởng, hắn ta được chọn đọc di ễn văn ở trường trước nhà vua và hoàng hậu. Hôm đó trời m ưa. Hắn ta đợi bên ngoài theo đúng như phép tắc. Đợi một ti ếng. Hai. Bốn. Cuối cùng thì hoàng gia t ới. Họ gi ơ tay che mi ệng ngáp khi hắn ta nói và ngay khi hắn nói xong thì họ phủi đít bỏđi. Vừa lạnh vừa bẩn thỉu, giày bị hỏng, Maximilien về phòng và không bao giờ quên chuyện đó.

Chẳng kẻ nào quên cả. Chúng đợi. Đợi gì thì chúng không biết. Nhưng chúng có thể cảm thấy chuyện đó đang đến. Bị bánh xe ngựa làm tóe nước bẩn lên người, chúng cảm nhận được nó. Đứng bên ngoài quán cà phê mà nhìn vào trong, chúng cảm nhận được nó. Đêm đến trong cái gi ường chật hẹp, đếm từng chuyện tủi nhục vàmất mặt trong ngày, chúng cảm nhận được nó. Và nó làm chúng phấn khích.

Tôi xây lưng lại với Orléans nhưng hắn vẫn không chịu im lặng.

Mùa xuân năm 1789, hắn nói. Nước Pháp phá sản và ở khắp nơi – trên góc phố và câu lạc bộ, trong quán cà phê và phòng khách – những lời giận dữ phát ra từ những người mặc áo khoác lụa và tay mềm mại – Desmoulins, Danton, Robespierre, St. Jusst, Hebert, Marat. Không ai trong số chúng là dân sinh ra ở Paris cả, nhưng tất cả lại tới đây. Tất cả bọn bất mãn ở nước Pháp đều tới đây, trong lòng đầy những tổn thương và hậm hực, đầu đầy những viễn cảnh vinh quang và trả thù, và mọi thứ chúng từng thất bại trong đời nằm ở dưới chân nhà vua.

Những người này có tài ăn nói lắm. Chúng khuấy động mọi người. Đến mùa hè thì trên đường phốđã có các cuộc nổi loạn. Ngục Bastille bị phá. Các bà bán cá biểu tình tới Versailles. Và đột nhiên nó xuất hiện – cách mạng. Nó hứa hẹn cho chúng ta một ngày mới, đang tới rất gần. Một kỷ nguyên vàng son với tự do cho tất cả mọi người. Và chúng ta bắt đầu tin tất cả những lời hứa đó bằng cả trái tim mình. Trong một thời gian ngắn. Trước khi một thứ gọi là máy chém xuất hiện ở Place Louis XV. Trước khixe bò chở hàng ngàn thi thểngười đi.

Bây giờ là sau đó. Sau cách mạng. Sau Nhân quyền. Sau hiến pháp. Sau các trận thảm sát. Sau chế độ quân chủ. Sau bè phái này và kia. Sau các cuộc chiến tranh. Sau thời Thống trị khủng bố.

Giờ chúng ta mặc vải muslin chứ không phải xa tanh. Chúng ta dùng dây nơ màu đen thay vì dây bạc để buộc giầy và tóc thì không được phủ phấn. Tất cả chúng ta đều bình đẳng. Tên ăn mày bẩn thỉu nhất cũng tốt đẹp như nhà vua và mọi tên sơn nhà huýt sáo nghĩ mình là Michelangelo.

Nhưng lưỡi chém vẫn còn nâng lên rồi hạ xuống. Đầu vẫn rơi vào trong giỏ. Những kẻ ngây thơ phải chịu khổ sở vẫn bị giam trong tháp canh. Cô có biết vì sao không, chim sẻ? Không à? Vậy thì ta sẽ nói cho cô biết.

Bởi vì sau tất cả những hy vọng tan tành, sau tất cả máu me và cái chết, chúng ta bừng tỉnh như thể từ một cơn ác mộng chỉ để thấy rằng cái xấu xa vẫn không tươi đẹp và cái xám xịt vẫn không sáng chói. Rằng người này hát hay hơn người kia. Và thằng kia được vị trí mà tao muốn. Và bò bà này cho nhiều sữa hơn. Và nhà bọn kia to hơn. Và thằng đó lấy được cô gái tao yêu. Và không có lệnh, đạo luật, pháp luật, hay tuyên bố nào có thể thay đổi chuyện đó.  Truyen8.mobi

Hắn khoanh tay lại trước ngực và nói, Đó! Biên niên sử của ta đó. Cô thấy sao?

Cũng như tôi nghĩ về ông thôi: ít ỏi.

Giời! Lời kể của ta sai ở đâu?

Tôi hình dung Tháp canh, vừa tối vừa lạnh. Và đứa trẻ sắp chết đang bị giam bên trong. Và đột nhiên nỗi đau đớn ập đến. Nhưthể tôi vừa rơi vào một cái giếng sâu, và sự sầu thảm, như nước đen kịt, chui đầy miệng tôi, mắt tôi, tai tôi. Tôi không thấy gì hay nghe gì hay nếm thấy gì ngoài nỗi tuyệt vọng.

Nói đi! Orléans quát. Sai ở đâu?

Ngay từ đầu, tôi nói. Phần về linh hồn tôi.

Đó chả phải sai gì. Đó là sự thật.

Tôi giương mắt lên, bị nước mắt làm cho mờ tịt, nhìn vào mắt hắn.

Không phải sự thật, thưa ngài. Tôi nghĩ tôi đã đổi chác linh hồn tôi, đúng

thế, và thật mừng là tôi đã bán nó bởi nó là một thứ nhỏ nhặt và không có giá trị gì với tôi. Nhưng linh hồn tôi không phải là thứ bị t ước đi, không phải.

Mà chính là trái tim tôi.

23 tháng N ăm năm 1795

Họ bị bắt ở Varennes và bị đưa về lại Paris.

Họ đã phạm sai lầm. Nếu không thì sao lại thế? Họ, những kẻ chưa bao giờ làm cái việc đổ mực vào lọ mực, làm thế nào mà đột nhiên lại lên kế hoạch chạy trốn được? Hoàng hậu bị lạc trên đường ra chỗ xe ngựa và khiến họ bị chậm giờ. Một bánh xe bị vỡ. Một kẻ hộ tống không đợi đúng nơi phải đợi.

Họ chỉ mới đi được cách Montmédy mười lăm dặm thì bị bắt. Làm thế nào mà chỉ một giờ bị muộn, một vài dặm, một cái bánh xe vỡ có thể lật đổ một ông vua, bắt đầu một cuộc chiến, và biến đổi một đất nước mãi mãi?

Một ông quản lý bưu điện nhìn thấy họởSainte-Menehould và nhận ra họ. Hình của họ đều được đăng lên báo cả. Ông ta chạy đuổi theo họ, chặn họ ở Varennes, và đánh chuông báo động. Lính được gọi ra. Nhà vua bị giữ lại. Các thành viên Quốc hội đi đến Varennes, yêu cầu ngài trở lại Paris. Một đội quân gồm sáu ngàn người – cả binh lính lẫn công dân – canh chừng ngài khi ngài đi về.

Hàng ngàn người xếp hàng trên đường về lại Paris nhìn chằm chằm vào nhà vua. Tôi đứng trong đám đông đó, hy vọng nhìn thấy hoàng thái tử Louis-Charles nhưng không thấy được. Tôi nghĩ mọi người sẽ cười nhạo ngài khi ngài đi qua, nhưng khi xe ngựa của ngài vào thành phố, tất cả đều im lặng. Mọi người đứng trong im lặng. Không ai bỏ mũ xuống. Không ai cúi đầu. Tất cả sự giả vờ đã chấm dứt. Họ biết nhà vua của họ muốn bỏ rơi họ, bỏ rơi cuộc cách mạng của họ và họ nghĩ mình cũng có thể bỏ rơi ông ta.

Ở Paris, các cuộc nổi loạn bùng lên khi mọi người phát hiện nhà vua đã bỏ trốn. Mọi người đập phá tượng nhà vua. Họ đập nát các biển hiệu treo trên các quán trọ hay cửa hàng có huy hiệu của ông. Cơn giận dữ của họ không suy giảm khi ông quay về. Họ kêu gọi ông thoái vị. Mười ngàn người diễu hành tới Quốc hội đòi một nền cộng hòa. Orléans bảo tôi diễu hành cùng họ vì thế tôi đi cùng, cờ ba màugắn trên áo khoác của tôi.

Nhưng nhà vua không thoái vị. Danton giận điên lên, buộc t ội Quốc hội đã lờ đi nguyện vọng của nhân dân và thảo một kiến nghị truất ngôi vua. Hắn và những kẻ theo hắn yêu cầu các công dân tham gia với chúng trên Champs du Mars để ký tên vào đó. Sáu ngàn người đến. Thoạt đầu họ t ập trung rất trật t ự nhưng sau thì ẩu đả di ễn ra. Lính được gọi tới để dẹp và chúng nổ súng, giết chết năm mươi người. Nhiều người bị bắt. Tình trạng thiết quân luật được tuyên bố. Báo chí bị cấm. Nó kéo dài qua mùa thu tới mùa đông. Tuyết rơi, gió lạnh thổi, nhưng gió tuyết cũng không khi ến Paris hay cơn giận ởđây hạ nhi ệt được.

Các vị vua của châu Âu, không hài lòng cách nước Pháp đối xử với nhà vua, tuyên bố chiến tranh với chúng tôi. Phổ, Anh, Áo, và Tây Ban Nha –t ất cả chống lại chúng tôi.

Ở Quốc hội, những kẻ cực đoan trở nên liều lĩnh hơn. Chúng tấn công giáo hội vàl ấy đi của cải. Chúng tấn công những người di cư. Quý tộc rời khỏi nước Pháp bị tuyên bố là kẻ phản bội và đất đai cũng như tài s ản của họ bị tịch thu. Những người ở l ại cũng bị nghi ngờ. Orléans thông minh đổi tên Cung điện Hoàng gia thành Cung điện Bình đẳng. Hắn đổi tên mình thành Phillipe Égalité. Hắn trở thành một nghị sĩ, t ừ bỏ t ước hi ệu quý tộc của mình, cho những đứa con trai l ớn đi đánh với quân Phổ. Nhờ thế hắn được sống thêm ít lâu.

Năm 1791 sang 1792. Mùa xuân lại đến và cùng với nó, nhiều náo động nữa cũng đến. Ở phía Tây nước Pháp, nhân dân nổi loạn chống cách mạng. Họ đe dọa s ẽ gây nội chiến. Tháng Sáu, nhà vua không chịu ký vào lệnh bố trí đóng hai mươi ngàn lính ở Paris – quân lính để bảo vệ thành phố khỏi những kẻ xâm lược ngoại quốc. Mọi người bảo rằng ông hoanh nghênh một cuộc xâm lăng bởi nó sẽ giúp ông giữ lấy ngôi vị của mình. Dân Paris, l ại tức giận, diễu hành tới cung điện Tuileries. Chúng đột nhập vào phòng nhà vua, chĩa kiếm và nòng súng vào ông, và buộc ông phải đội mũ bê rê đỏ. Chúng chửi mắng ông trong nhi ều giờ liền, nhưng ông vẫn

dũng cảm đứng vững. Cuối cùng, lúc sáu giờ thị trưởng Paris cũng đến và thuyết phục đám đông ra về.

Nhưng trước khi ông đến, tôi có cảm giác như việc Versailles thất thủ lại diễn ra một lần nữa. Tôi có mặt ở đó, quay lại làm việc hầu hạ hoàng thái tử Louis-Charles. Khi đám nổi loạn bắt đầu tràn vào, hoàng hậu đã sai lính của bà đưa hoàng thái tử Louis-Charles và công chúa Marie-Thérèse tới phòng ngủ của bà và khóa cả hai lại trong phòng. Bà bảo tôi đi với họ. Tôi chơi với hoàng thái tử Louis-Charles suốt cả ngày trong khi công chúa Marie-Thérèse thêu thùa. Tôi cố gắng hết sức để cho hai đứa bé thấy bộ mặt vui vẻ không lo lắng gì của mình – trong khi đó lại nghĩ đám nổi loạn phá cửa vào bất cứ lúc nào sẽ giết tất cả bọn tôi.

Tháng Bảy, Công tước Brunswick của Phổ thề rằng nếu nhà vua có mệnh hề gì thì toàn bộ Paris sẽ phải trả giá cực đắt cho chuyện đó. Lời của ông in trên tất cả các báo cho chúng tôi đọc, và mọi người bàn tán ở khắp các góc phố, và chúng tôi biết rằng đó không phải là dọa hờ bởi quân lính của ông hàng ngày hành quân qua nước Pháp. Dẫu vậy, Paris không sợ hãi. Vào ngày 10 tháng Tám, bị những lời gay gắt của Danton kích động, bởi những tiếng gào réo của báo lá cải làm cho nổi điên, nhân dân lại tấn công Tuileries.

Tôi không quay về Tuileries đêm ngày hôm sau. Tôi lo lắng cho hoàng thái tử Louis-Charles và cầu xin được ở lại với cậu. Chuông báo động rung suốt đêm, gọi mọi người ở Paris tập trung lại. Tôi nghe tiếng họ và lại nhớ đến Versailles cùng cảnh những bà bán cá đã vừa chạy vừa hét trong cung điện với ý định giết người nung nấu trong tim.

Nhà vua cũng nghe thấy tiếng họ. Quân đội của ông đã được huy động và cung điện được bảo vệ, nhưng đến sáng thì ông thấy rằng chẳng ích gì. Tất cả Paris đã đến để diễu hành chống lại ông. Tôi vội vàng thay đồ cho Louis-Charles và cho cậu ăn sáng rồi chúng tôi nhanh chóng ra khỏi phòng cậu,và ra khỏi cung điện, tới Nhà Quốc hội.

Nhà vua đã quyết định tìm nơi trú ẩn cho mình và gia đình cùng với Quốc hội, và những nghị sĩ sau khi xem xét, đã làm việc đó cho họ– bằng cách giam họ trong Temple, một pháo đài bằng đá xấu xívà cổ xưa.

Tôi được lệnh đi với họ, với tư cách người hầu của nhà vua và hoàng thái tử Louis-Charles. Tôi giúp dọn phòng cho họ tối hôm đó. Tôi trải ga lên giường họ, dọn bữa tối vội vàng cho họ, và rồi một lần nữa không chịu đi khỏi vì tôi đã nghe thấy tiếng súng nổ ở Tuileries và biết rằng từ đó t ới Templ e không xa bao nhiêu. Tôi ngủ trên sàn cạnh giường của hoàng thái tử Louis-Charles. Có người đưa quần áo ngủ cho tôi nhưng tôi không nhận. Tôi nói mình muốn m ặc quần áo vàsẵn sàng cho bất cứ chuyện gìxảy ra, nhưng sự thật là tôi không thể cởi quần áo ởđó được. Những người hầu khác, hay một tên lính, sẽ phát hi ện ra tôi không phải là con trai. Họsẽ đưa ngay tôi tới chỗ tên giám sát. Hắn sẽ biết tôi là gi án điệp và rồi tôi cũng sẽbịtống vào tù.

Đến lúc tôi quay lại Cung điện Hoàng gia, tối khuya ngày hôm sau, tôi đoan chắc là bạo lực đã kết thúc. Cung điện Tuileries đã bị chiếm. Lính của nhà vua đã bị giết. Gi ờthì chính nhà vua chả còn quyền l ực gì. Chúng còn làm gì hơn với ông nữa? Tôi hy vọng chúng sẽđưa ông về vùng quê, tới nhà của ông ở St. Cloud. Ởđó ông có thểsăn bắn và nghịch các ổ khóa, hai thứ mà ông yêu thích. Hoàng hậu và công chúa Marie-Thérèse có thểđi dạo trong vườn. Hoàng thái tử Louis-Charles có thể chạy nhảy thoải mái.

Orléans đang đợi tôi ở Cung điện Hoàng gia. Hắn túm l ấy tôi ngay lúc tôi bước vào phòng hắn và đưa tôi sang phòng làm việc.

Mày đã biến đi đâu thế? Hắn quát.

Tôi kể cho hắn tất cả những chuyện xảy ra. Trong lúc tôi nói hắn không ngồi yên mà đi đi lại lại trong phòng.

Lúc này thì họ không còn phải chịu khổ sở nữa. Chắc thế, tôi nói khi kể xong. Chắc chắn lúc này đã hết đánh nhau rồi chứ?

Nếu tôi mong nhận được câu trả lời t ừ hắn thì tôi không nhận được gì. Thay vào đó hắn nói, ta hài lòng khi cô được l ệnh tới Temple. Làm việc

của cô ở đó và làm thật tốt, như cô đã làm ở Tuileries. Để tên giám sát không có lý do gì để đuổi cô. Để ta không có lý do gì nghi ngờ cô. Buổi tối sau khi xong việc thì vềđây, dù muộn thế nào, và báo cáo cho ta. Nhà vua gặp ai. Ông ta viết cho ai. Ông ta ngủ, ăn, và ỉa khi nào.

Nhưng tại sao? Tôi hỏi. Tôi nghĩ giờ mọi chuyện kết thúc rồi. Tôi nghĩ rằng…

Hắn đẩy tôi. Cô nghĩ sai! Hắn gầm lên. Nhà vua đã bị lật đổ, đúng thế, nhưng ai sẽ nhận lấy vị trí của ông ta? Ai sẽ cai trị? Tên Danton nóng nảy à? Gã Robespierre nham hiểm? Chúng sẽ đánh nhau giành đặc quyền này và kẻ nào thắng sẽ cai trị được Paris nhưng hắn sẽ không bao giờ cai trị được nước Pháp. Ở Lyons, Nantes, ở cả Vendée, nhân dân đòi nhà vua của họ. Kết thúc ư? Chúa ơi, cô mới ngu xuẩn làm sao. Mọi chuyện chưa kết thúc. Nó chỉ mới bắt đầu mà thôi.  Truyen8.mobi

Orléans đã đúng ở chuyện này, cũng như nhiều chuyện khác. Sau khi cung điện Tuileries bị chiếm, chuông báo động không bao giờ ngừng rung. Quân Phổ đánh tới tận Pháp. Cổng thành phố đóng chặt. Công dân được lệnh phải ở yên trong nhà. Các lữ đoàn từ St. Antoine đi tuần tra qua các phố, bắt bất cứ ai bị nghi ngờ là kẻ thù của cách mạng. Hàng ngàn người bị tống vào tù. Quý tộc bị bắt giam chỉ đơn giản vì họ là quý tộc. Tu sĩ cũng bị bắt giam vì họ không đặt cách mạng lên trước Chúa. Họ nhập bọn cùng với trộm cướp, ăn mày, gái điếm và thợ rèn trong những xà lim đầy chuột trong các nhà ngục Paris.

Cuối tháng Tám, pháo đài ở Valmy, thành trì cuối cùng giữa quân đội Brunswick và thủđô, thất thủ. Tình nguyện viên là công dân tự trang bị vũ khí vàra khỏi P aris tới chiến trường. Những người còn lại sợ hãi đến điên loạn, cầm lấy bất cứvũ khí nào họ tìm thấy, đoan chắc là quân Phổ sẽvượt qua cổng thành phố vào bất cứ giây phút nào và giết sạch họ.

Và rồi nó đến. Không phải quân Phổ. Hay quân Anh. Hay quân Áo.

Một thứ còn tệ hại hơn nhiều.

Ngày thứ hai của tháng Chín, năm 1792.

25 tháng N ăm 1795

Như thể ai đó đã đi xuống nghĩa địa của Paris, xuống tận dưới lòng hầm mộ và xa hơn, tới cổng Địa ngục đểthảnhững con quỷ của Xatăng ra vồ lấy chúng tôi.

Kẻ nào đã làm việc đó, tôi băn khoăn, khi tôi loạng choạng trong phòng, phát buồn nôn vì sự kinh dị của nó. Ai đã mởcổng địa ngục?

Bắt đầu bằng một tiếng thì thào khàn khàn và sợ hãi. Trên phố phường. Trong quán cà phê. Qua các bức tường. Ở chợ. Các tù nhân đang bàn tính một cuộc nổi dậy – cácnhàbảo hoàng, tu sĩ, t ất cả kẻ thù của cách mạng, những kẻ nói thì thầm. Khi quân đội của Brunswick tới đó, chúng sẽ nhập bọn cùng họ và giết tất cả mọi người trong thành phố. Tiếng thì thầm trở nên to hơn và to hơn cho đến lúc nó thành tiếng hét chiến trận.

Lúc đang ở Temple dọn bữa tối, tôi nghe thấy tiếng hétlần đầu tiên. Một đám nổi loạn đã tập trung dưới cửa sổ căn phòng mà nhà vua và gia đình đang ăn tối. Một tên lính gác cười ngạo nhìn ra ngoài, hắn bảo hoàng hậu phải đến cửa sổ để nhìn bạn mình, Công chúa xứ Lamballe. Khi hắn làm vậy, chúng tôi thấy một cái đầu đi qua– một cái đầu tóc vàng, lơlửng trên một cái sào. Hoàng hậu ngất xỉu. Tôi lao tới cửa sổ kéo rèm lại và thấy đám nổi loạn bên dưới, gào rúvà phá lên cười, và tôi tha thiết hy vọng rằng tường của Temple mạnh hơn tường của cung điện Tuileries.

Bọn chúng ở lại nhiều giờ, hát hò, uống rượu, xỉ vả cái chết sẽ đổ xuống nhà vua, dọa sẽ xông vào Temple và đích thân giết chết ông. Cuối cùng, gã giám sát đ 78d1 i ra gặp đám nổi loạn, lính gác đi cùng gã, và đuổi chúng đi. Chúng bảo với gã rằng chúng, những người dân tửtế của Paris, đã thả những kẻphản bội cách mạng trong tù của thành phố ra và nhà vua là kẻ phản bội lớn nhất trong tất cả. Tên giám sát bảo rằng rất nhiều tội ác của nhà vua vẫn chưa được vạch trần vàrằng chính bản thân chúng cuối cùng sẽ vào tù nếu chúng dám cướp khỏi tay người dân Pháp một sựtrừng trị thí ch đáng đối với ông.

Nghe thế khi ến chúng bình tĩnh lại. Chúng thôi không dọa nạt nữa mà bỏ đi xuống Rue Bretagne và gã giám sát vào l ại bên trong. Bọn chúng không phải là người dân tử tế của Paris, gã nói với một người của mình. Có rất nhiều đứa ta nhận ra, nhiều người đã t ừng ở tù.

Gã ra lệnh t ăng gấp đôi l ượng lính gác ở cổng, rồi cho tôi, một đứa hầu gái, và ba người nữa làm việc ở dưới bếp về nhà. Tôi đi xuống phía Nam trên những con phố nhỏ hy vọng tránh chợ và bất cứ nơi nào đám đông có thể tụ tập. Nhưng rồi tôi đi xuống một con phố có quán rượu và chúng ở đó – vài kẻ trong đám nổi loạn. Tôi cố quay lại trước khi bị nhìn thấy nhưng đã quá muộn. Một m ụ đã nhìn ra tôi.

A, anh chàng xinh xắn! mụ hét lên. Lại đây, anh chàng điển giai! Nàng công chúa muốn hôn chàng một cái!

Họ đã lấy cái đầu xuống khỏi cái sào và đặt nó trên bàn. Một gã say véo hai cái má không còn chút máu của nó. Một kẻ khác hôn cặp môi nhợt nhạt. Kẻ thứ ba vuốt vuốt tóc. Tôi muốn hét lên. Che mắt lại. Chạy. Nhưng tôi không dám. Tôi biết bọn chúng sẽ đuổi theo tôi.

Chả phải mày là diễn viên ư? Tôi thì thầm với chính mình. Diễn đi.

Thật là nhục nhã! Tôi sẽ không hôn bọn quý tộc chó chết! Tôi hét lại. Nhưng công chúa có thể hôn tôi. Ngay ở đây! Tôi quay lại vvỗ lên mông. Chúng cười rú lên. Một tên vỗ lên vai tôi. Tên khác đưa rượu cho tôi uống. Một tên nữa, không say, không hò hét, thẩm vấn tôi. Mày là ai, thằng nhóc? Mày đang đi đâu? Hắn hỏi.

Tôi bảo hắn tôi là người hầu ở Temple đang trên đường về nhà ngủ. Hắn hỏi tôi có phải người ái quốc không và tôi bảo hắn phải. Tôi có gắn cờ ba màu và khuy áo khoác có viết chữ, Sống Tự do Hay Chết. Nhìn thấy thế, hắn bảo tôi là một đứa con đích thực của nước Pháp. Hắn nói cho tôi biết tên hắn – tên làJean – và bảo tôi ở lại. Hơn một tiếng đồng hồ, tôi uống với chúng, cười với chúng, hát với chúng.

Và rồi hắn bảo đã đến lúc phải quay lại với công việc quốc gia. Hắn khuấy động những kẻ khác, hứa hẹn sẽ có thêm rượu nữa nhưng phải làm việc đã. Tôi cố ra về nhưng hắn không chịu nghe.

Tôi phải ngủ, tôi bảo hắn.

Kẻ thù của cách mạng không bao giờ ngủ, hắn nói. Những kẻ bảo vệ nó cũng không được ngủ.

Chúng ta sẽ đi đâu? Tôi hỏi khi chúng tôi bước đi.

Về l ại La Force.

Khi đó hắn quay sang nói chuyện với kẻ khác và tôi vui mừng vì tôi không thể diễn được nữa. Một nỗi sợ hãi tuyệt vọng đã túm lấy tôi. Tôi biết LaForcelà gì – một nhà tù, chính là nơi Princesse de Lamballe đã bị giam. Tôi cố gắng lừng khừng, để trốn đi, nhưng tôi bị đám đông nổi loạn kéo dài. Thoạt tiên tôi nghe tiếng thét khi chúng tôi tới gần tường nhà tù.

Nào, thằng nhóc! Jean hét lên, kéo tôi qua cổng. Chúng ta sẽ tưới cây tự do bằng máu những kẻ thù của nó!

Bên trong sân đã có sẵn người. Một dàn lửa khổng lồđang cháy. Cạnh nó là hàng chồng thi thểđàn ông và đàn bà,tất cả đều đã chết. Khi tôi đứng đó, choáng váng đến đờđẫn, một phụ nữ chạy vụt qua tôi. Váy của côbị xé rách. Ba người đàn ông rượt theo cô, cười phá lên. Cô ré lên khi một tên tóm được cô. Làm ơn, cô hét lên. Cứu tôi với! Và rồi một cái dùi cui đập xuống đầu cô và cô không còn hét nữa.

Jean nhét gì đó vào tay tôi. Tôi nhìn xuống.Nó là một miếng ván đóng thùng, đầy đinh. Để làm việc, công dân ạ! Hắn hét lên.

Tôi ném nó xuống đất. Hắn túm lấy gáy tôi. Bảo tôi nhặt lên. Đấm vào mặt tôi khi tôi không chịu nhặt. Tôi giằng co với hắn, gào hét và đấm đá, tin chắc mình sẽ là người tiếp theo bị giết thì tôi nghe có người hét Jean! Dừng lại! Th ằng nhỏ đó là người của công tước!

Đó là Rotonde. Tôi đã thấy hắn ở phòng của Orléans. Rất nhi ều lần.

Sao tao lại phải dừng? Tao không tin hắn, Jean nói. Hắn không phải người yêu nước. Hắn ẻo lả như đàn bà và là một kẻphản bội.

Nói cho mày biết, hắn là người của Orléans. Giết hắn thì mày sẽ phải đích thân đi trả l ời ông ấy đấy, Rotonde nói.

Jean phỉ nhổ. Biến đi, thằng nhóc, hắn gầm ghè, đẩy tôi mạnh t ới nỗi tôi ngã lồm cồm xuống mặt sỏi. Về với ông chủ của mày đi. Nói với ông ấy công việc của chúng ta di ễn biến tốt đẹp.

Hoảng sợ điên lên, gần như không nghe hắn nói, tôi bò đứng dậy và bỏ chạy. Những con phố tôi loạng choạng đi qua đều t ối kịt và những ngôi nhà trên phố cũng vậy. Tôigõ cửa các nhà, hy vọng ai đó sẽ cho tôi vào, bởi tôi không biết liệu tôi có khi ến đôi chân mang được mình về t ận Cung điện Hoàng gia hay không. Không ai m ở cửa. Những người t ử t ế của Paris đã trốn kỹ sau những cánh cửa đóng kín nhưđúng ki ểu những người t ửt ếvẫn luôn làm. Chính vì những người t ửt ếm à các cuộc thảm sát đã xảy ra.

Khi chạy, tôi cố nép người trong bóng t ối, trốn vào những ngõ nhỏ mỗi khi nghe gi ọng nói hay ti ếng bước chân. Khi về đến Cung điện Hoàng gia, tôi lò dò lên cầu thang và ngã sụp xuống gi ường. Một phút sau, Nicolas đến báo ông chủ cho gọi tôi.

Nói đi, Orléansnói, khi tôi bước vào phòng ngủ của hắn.

Và tôi kể. B ằng một giọng trống rỗng, thẫn thờ, tôi kể cho hắn t ất cả những gì tôi đã thấy. Đầu của công chúa. Đám nổi loạn ở Temple. Và ở nhà tù La Force.

Có rất nhiều xác chết, tôi nói. Xác chết bị chặt tay và chân. Những cái bị mất đầu. Thi thểđàn ông. Thi thể phụ nữ. Có cả xác một thằng nhỏ. Nó chưa đầy mười hai.

Orléans đang chuẩn bị đi ra ngoài, thay đồ trước gương. Hắn không chọn quần áo đắt tiền như mọi khi mà chọn những thứ giản dị hơn. Hắn mặc một chiếc áo khoác màu xám, đội một cái mũ đơn giản và trông là một người khác hoàn toàn. Một người tôi có thể đi ngang qua trên bất cứ con phố nào của Paris. Một người có thể trà trộn vào đám người mà không ai để ý. Diềm mũ che khuất một phần mặt hắn, nhưng tôi vẫn thấy mắt hắn trong gương, hấp háy dưới ánh nến, đen thẫm.

Và đột nhiên tôi không thở nổi.

Tôi đã thấy chính người đàn ông này trước kia. Vào cái đêm kinh khủng nọ, cái đêm Versailles thất thủ. Tôi nhớ một kẻ đi giữa đám đông khi đó, mũ kéo xùm xụp xuống tận lông mày, phân phát những đồng tiền vàng, gieo rắc sự độc ác và các vụ án mạng. Mắt hắn ta cũng đen thẫm.

Orléans quay lại tôi. A, chim sẻ, hắn nói. Cái thời chúng ta sống mới hay ho làm sao.

Tôi gật đầu, không thốt nổi nên lời.

Ta tin rằng P aris đã bị điên rồi.

Vâng, tôi thì thầm. Tôi tin là thế.

Hắn lại gần, hất đầu về phía tôi. Trông cô không được khỏe, hắn nói. Hắn rót một ly rượu mạnh rồi đưa cho tôi. Uống đi, hắn nói. Cô sẽ cảm thấy đỡ hơn.

Ngay khi cửa đóng lại sau lưng hắn, chân tôi bắt đầu run lẩy bẩy. Cái ly rơi từ tay tôi xuống nền đá hoa cương vỡ tan. Bởi lúc đó tôi biết ai đã thả địa ngục ra vồ lấy chúng tôi.

Tại sao? Tôi thì thầm, trong căn phòng vắng lặng. Tại sao?

Như thể để trả lời, những giọng nói dồn dập trong tôi. Những giọng nói trong đầu tôi. Tôi ôm chặt lấy hai tai, nhưng không thể bắt chúng im lặng.

Giọng của tên giết người Jane – Về với ông chủ mày đi. Bảo ông ấy công việc tiến triển tốt đẹp.

Giọng của bà tôi – Một ngày cháu sẽ đi cùng quỷ dữ, cháu gái ạ.

Giọng của hoàng thái tử Louis-Charles – Mẹ không thích ông ta. Mẹ bảo ông ta đóng vai nổi loạn nhưng muốn được làm vua.

Và của hắn, Orléans – kẻ thù của kẻ thù là bạn.

Lâu nay hắn đã lừa dối tôi. Hắn chưa bao giờ muốn giúp nhà vua cả. Nhà vua là kẻ thù của hắn, và kẻ thù của nhà vua – những kẻ làm cách mạng – là bạn bè của hắn. Vàng của hắn trả cho chúng diễu hành và nổi loạn. Vàng của hắn đã trả cho những việc mà tôi thấy tối nay.

Tôi đập tay lên đầu, muốn đẩy những thông tin đó ra khỏi não. Tại sao? Tôi rít lên trong căn phòng im lặng. Tại sao, mẹ nó chứ, tại sao?

Một cơn giận dữ điên người chiếm lấy tôi. Tôi tóm lấy một cái giá nến và ném vào tường. Tôi đập tan một cái bình. Hất hết chai lọ và lật đổ một cái bàn.

Đột nhiên tôi cảm thấy một bàn tay vờ lấy mình, nghe một giọng hét lên, Dừng lại! Tôi bảo cô dừng lại đi!

Đó là Nicolas. Tôi hất tay ông ta và vẫn tiếp tục xé quần áo của Orléans, ném trang sức của hắn, cho đến khi lão già tát vào mặt tôi.

Cái gì thế? Chuyện gì xảy ra? Ông hỏi tôi.

Chính hắn, Orléans, tôi nói. Hắn chính là kẻ đứng sau những cuộc giết người. Hắn đã trả tiền cho chúng.

Ngậm mồm lại, ông nói. Cô nói những điều cô không hiểu.

Suốt thời gian qua, tôi tin mình đã giúp ông ta để giúp nhà vua, tôi nói. Ông ta bảo với tôi thế – rằng ông ta muốn giúp nhà vua.

Nicolas phá lên cười. Tin ư, nhóc con? Hay thuần túy là muốn tin như vậy? Ta nghĩ chuyện đó chả quan trọng. Kiểu gì thì diễn viên cũng đã được diễn, ông ta nói. Chỉ có một chuyện mà công tước muốn – cai trị nước Pháp. Tối nay ông ấy sẽ giúp các lãnh đạo cách mạng tiêu diệt hết kẻ thù của chúng. Vàng của ông ấy trả cho bọn rác rưởi của Paris để làm việc xấu xa. Những người làm cách mạng nợ ông ta một món nợ lớn và chẳng bao lâu họ sẽ phải đền đáp. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ cho ông ta làm vua.

Tôi không tin ông. Những người làm cách mạng muốn tiêu diệt các vị vua. Họ nói thế hàng triệu lần rồi.

Chuyện những người cách mạng muốn làm và họ phải làm gì là hai chuyện khác nhau. Cách mạng đang bấp bênh bên bờ vực thẳm. Nếu quân Phổ không tiêu diệt nó, thì bọn bảo hoàng sẽ làm. Chúng ta phải có một người mạnh mẽ để cai trị chúng ta. Một người được tất cảmọi người chấp nhận. Orléans chính là người đó. Ông ấy là người hiếm nhất – một Hoàng tử kế vị theo phái Jacobin, vừa dòng dõi hoàng tộc vừa theo cách mạng. Còn aiphù hợp hơn đểthống nhất một nước Pháp bị chia cắt?

Nhưng nướcPháp có vua. Vua Louis vẫn là vua, tôi nói.

Không còn lâu nữa đâu.

Ý ông là họ sẽđuổi ông ấy đi. Về miền quê.

Họ sẽđuổi ông ấy đi, đúng thế, nhưng không phải về quê đâu. Đầu tiên

sẽ có phiên xử đã. Hình thức là thế. Rồi tới máy chém.

Cơn giận dữ mà tôi cảm thấy từ từ tan biến. Nỗi sợ hãi thế chỗ. Nhưng nhà vua có con trai, tôi nói, túm lấy tay áo của Nicolas.

Ông ta gật đầu. Phải, đúng thế, và chính hoàng thái tử Louis-Charles sẽ được tuyên bố là vua, nhưng công tước sẽ cai trị giúp cậu bé, làm quan nhiếp chính.

Cho tới khi Louis-Charles trưởng thành. Ông ta sẽ chỉ cai trị cho đến khi Louis-Charles trở thành vua, tôi nói. Giọng tôi nghe như giọng một đứa ăn mày, quẫn bách và nài nỉ.

Hoàng thái tử là một thằng bé yếu ớt như anh trai nó trước kia. Nhiều người tin rằng nó sẽ không sống nổi tới mười tuổi, nói gì tới trưởng thành.

Không, tôi nói, lắc đầu, không muốn nghe gì nữa.

Suốt lâu nay, Orléans đã cố chống lại nhà vua, lên kếhoạch lật đổ ngài. Mọi sai lầm mà nhà vua phạm phải đều giúp hắn. Mọi chiến thắng mà dân cách mạng giành được giúp hắn. Những vụ mùa thất thu giúp hắn. Những mùa đông lạnh lẽo. Thiếu bánh mì. Những dọa nạt từ ngoại quốc. Nội chiến. Tất cảđều giúp hắn.  Truyen8.mobi

Và tôi, tôi, chính tôi, đã giúp hắn.

Biết được chuyện này cảm giác như một con dao găm vào tim tôi. Tôi đã nói cho hắn ta những cái tên mà tôi không nên nói? Có ai đó đã bị giết đêm nay vì tôi bảo với Orléans người đó đã đến thăm nhà vua hay viết thư cho nữ hoàng? Liệu hoàng thái tử Louis-Charles và gia đình cậu có bị vào tù bởi vì tôi đã nhìn thấy gì đó? Vì điều gì đó tôi đã nói? Tôi rên rỉ như một con thú và sụp xuống sàn nhà, nức nở.

Nicolas cúi xuống bên tôi. Giờ mà khóc thì quá muộn rồi, ông ta nói. Đứng dậy đi. Nhặt những thứ mà cô đã đập vỡ lên. Đừng có ởđây khi công tước quay về.

Tôi không đứng dậy, tôi nằm trên sàn một lúc, cho đến khi nến tàn gần hết. Cho đến khi ánh sáng đầu tiên của buổi sớm mai xuất hiện trên nền trời. Vàrồi tôi nhớ ra công việc của mình ở Temple và rằng hoàng thái tử Louis-C harles đang đợi tôi.

Khi lồm cồm sắp sửa bò dậy thì tôi nhìn thấy mình trong gương của Orléans. Dường như một kẻ lạ đang nhìn lại tôi. Một kẻ xa lạ khuôn mặt trắng bệch như vôi. Má đầy vết nước mắt. Mắt trũng sâu và vô hồn.

Tôi bò lại gần hơn, qua thủy tinh vỡ, quần áo bị xé rách và trang sức bị vứt vung vãi, rồi tôi chạm tay lên người lạ kia.

Paris đã hóa điên ư? Tôi hỏi cô ta. Hay chính mày hóa điên?

Tôi ngừng đọc. Tôi không tin nổi Alex đã chứng kiến các vụ thảm sát. Tôi nhớ là đã đọc về chúng ở lớp học. Chúng rất kinh khủng. Sau khi chúng tôi đọc một đoạn về chúng, cô Hammond, giáo viên của chúng tôi, đã bảo với chúng tôi rằng có rất nhiều chuyện thêu dệt về chúng – vào lúc chúng thực sự xảy ra và kể từ đó trở đi.

“Vài sử gia gọi những cuộc thảm sát này là sự bùng nổ ngẫu nhiên của bạo lực, một phút lầm lạc đáng hổ thẹn bị kích động bởi nỗi sợ hãi và điên rồ. Những người khác bảo rằng việc giết chóc đã được lên kế hoạch sẵn, rằng nó bị những kẻ nắm quyền lực hợp pháp chỉ huy nhằm quét sạch bọn phản cách mạng khỏi Paris,” cô nói.

“Vậy, thực ra thì nó là cái nào?” Arden Tode hỏi.

“Hoặc cái này hoặc cái kia. Hoặc cả hai. Hoặc không cái nào cả.”

“Có phải cô đang cố tỏ ra vui tính không ạ?”

“Việc mà tôi đang cố làm, cô Tode ạ, là cho các em thấy rằng câu trả lời phụ thuộc vào điểm nhìn của các em. Marie Antoinette chắc chắn là nhìn những cuộc thảm sát này dưới một góc nhìn khác với một công nhân nhà máy chứng kiến con mình bị chết đói và nghĩ mình sẽ bị một tên lính Phổ giết bất cứ lúc nào. Đối với Antoinette, đây là một hành động giết chóc sa đọa. Đối với người kia, có lẽ là một sựđộc ác cần thiết.”

“Ừm, bài cuối kỳ em viết thế có được không?”

Cô Hammond thở dài. “Các em ạ, lịch sử giống như một bài trắc nghiệm Rorschach1,” cô nói. “Nhữnggì các emthấy khi các em nhìn một

1 Trắc nghiệm Rorschach: còn được gọi là kỹ thuật Rorschach, hay đơn giản là trắc nghiệm dấu mực. Giới chuyên môn cho là không có trắc nghiệm nhân cách nào chuẩn mực hơn bài trắc nghiệm do nhà tâm thần học Thụy Sĩ Hermann Rorschach tạo ra.

thứ cho các em biết về chính mình cũng nhiều nhưđiều về quá khứ.”

Tôi nhớ những lời của cô Hammond và tôi nghĩ tới Alex. Chính bản thân cô nhìn cận kề lịch sử. Và điều cô thấy đã khiến cô phát điên.

25 tháng N ăm 1975

Tối nay tôi ngồi cạnh dòng sông chờ bóng tối. Trời còn sáng và cái giỏ đựng pháo hoa đặt cạnh tôi.

Madame du Barry, một bà gái điếm hạng sang béo núc, ngồi cạnh tôi và cầm lấy tay tôi. Tôi nhớ bà chết thế nào. Tất cả Paris đều nhớ. Bà gào thét đến rơi cả đầu. Gần như chính xác là vậy. Xin cô, bà nói, lúc này dỗ ngon dỗ ngọt, hãy nghĩ đến quảmơ, hương hoa hồng, sâm panh tan ra trên lưỡi.

Những người chết là những kẻ trộm gớm hơn cả tôi lúc trước. Họăn cắp những thứ quý giá nhất của tôi. C ảm giác sờ vào lụa. Tiếng mưa rơi tí tách trên sỏi. Mùi tuyết trong gió. Họ lấy những thứ này đểbỏ lại tôi với vị đất và tro tàn.

Tôi không nghĩ đến quả mơ, mà nghĩ tới máy chém và nấm mồ.

Bà ta cau mày. Với những thứđó thì ta không cần cô giúp, bà nói, và hối hảđi.

Tôi bảo với Benôit rằng tôi thấy họ. Ông bảo rằng thế nghĩa là tôi thật sựđiên rồi và ông ấy có thểđúng, nhưng tôi không giận dữ với người chết vì chuyện đó. Kẻ làm tôi điên không phải họ.

Cũng không phải là cuộc thảm sát hồi tháng Chín, mặc dù chắc chắn chúng là một phần.

Theo Rorschach, trắc nghiệm này không những chẩn đoán các bệnh tâm thần mà còn cung cấp một bản đồ chi tiết về "vô số sắc thái khác nhau của nhân cách".

Cũng không phải cái chết của nhà vua ở máy chém gây ra điều đó. Hay biết được việc Orléans ở trong số nghị sĩ bỏ phiếu cho việc đó.

Không phải là những câu chuyện ở Vendée, nơi toàn bộ những thị trấn bị đốt và người Pháp bắn người Pháp. Và phụ nữ. Và trẻ em. Hay xích họ lại với nhau và dìm họ chết đuối.

Nó không phải trong thời Thống trị Khủng bố của Robespierre, khi hàng trăm người bị chém đầu ở Paris và có quá nhiều máu trên phố đến nỗi người ta bị trượt trong máu và chó liếm máu còn ruồi bu đầy thành những đám đen khổng lồ.

Cũng không phải lúc Orléans bị bắt vì mưu phản và bị bỏ tù.

Nó là ngày mà chúng mang hoàng thái tử Louis-Charles đi.

Những kẻtống giam cậu bảo rằng chúng phát hiện ra một âm mưu cứu hoàng tử và mẹ cậu khỏi Temple và rằng Quốc hội đã quyết định họ không được ở cùng nhau nữa bởi nếu họ bị tách ra thì việc giải phóng họ sẽ khó khăn hơn. Đã đến lúc phải dạy cho Louis-Charles cách làm một người Cộng hòa tửt ế, chúng nói. Đến lúc giáo dục cậu theo cách của cách mạng.

Hoàng hậu đấu tranh với chúng. Bà dùng thân thể che lấy Louis-Charles và không để chúng lại gần cậu. Bà bảo chúng phải giết bà trước đã. Chúng bảo bà chúng sẽ không giết bà mà là con gái bà, và cuối cùng bà phải nộp cậu, để cứu công chúa Marie-Thérèse.

Chúng kéo cậu đi. Cậu mới chỉ tám tuổi đầu.

Khi chúng đưa cậu đi tôi đang ở trong hành lang. Gần phòng nơi gia đình ăn tối. Tôi chỉ vừa từbếp lên mang theo bữa tối cho họ. Bọn lính đẩy tôi sang một bên khi chúng giằng cậu khỏi mẹ cậu. Tôi ngã. Thức ăn văng tung tóe khắp nơi. Đĩa vỡ. Khay đập đánh choang xuống nền đá.

Dẫu vậy tôi chả nhớ chuyện đó lắm. Thứ tôi nhớ là khuôn mặt của Louis-Charles. Mắt cậu đỏ ngầu vì khóc. Cậu quay lại dõi tìm mẹ nhưng không thấy bà. Cậu chỉ thấy tôi và với lấy tôi, và tôi với ra chỗ cậu. Trong một giây chúng tôi nắm tay nhau. Trong đôi mắt cậu cósự hoảng loạn, có nỗi buồn, sự ngây thơ và cả thứ gì khác – thứ mà tôi cầu Chúa tôi đã không nhìn thấy, bởi nó đọa đày tôi.  Truyen8.mobi

Khoảnh khắc đó luôn ám ảnh tôi. Nó hành hạ tôi. Tôi ước mình có thể quay ngược thời gian mà làm lại. Tất cả. Ngay từ lúc đầu. Tôi ước gia đình mình chưa bao giờ tới Versailles. Tôi ước xe ngựa của nhà vua chưa bao giờ dừng lại ở quảng trường thị trấn. Tôi ước tôi chưa bao giờ nghe tiếng cười của cậu bé đó.

Tôi không còn sợ bịđánh đập hay máu me nữa. Tôi không sợ lính gác hay máy chém.

Giờđây chỉ có một thứ duy nhất tôi sợ: tình yêu.

Bởi tôi đã thấy nó vàtôi cảm nhận được nó, và tôi biết rằng chính tình yêu, chứ không phải cái chết, hủy hoại chúng ta.

Tôi ngả đầu xuống gối. Tôi sợ quá không dám đọc tiếp.

Làm ơn hãy cho chuyện này có một kết thúc có hậu. Để cho một thứ trong cái thếgiới chết tiệt này có một kết thúc có hậu.

Tôi nghĩ lại về chương trình phỏng vấn trên tivi của bác G và bố tôi, tuyệt vọng xem xét những gì mình nhớ được để tìm chút hy vọng. Bác G bảo rằng có người tin rằng Louis-Charles đã lén được đưa ra khỏi tù và thi thể một đứa nhỏ khác được cho vào xà lim của cậu, được khám nghiệm tử thi rồi chôn. Bác bảo rằng nhiều năm sau khi Louis-Charles được coi là đã chết, có vàingười xuất hiện vàbảo mình là cậu. Bố bảo xương của người có khả năng nhất – Naundorff – khi xét nghiệm DNA thì không đúng.

Nhưng nếu họ sai thì sao – bố và bác G? Nếu Naundorff không phải là người có khả năng là Louis-Charles nhất thì sao? Nếu người có khả năng là cậu nhất vẫn chưa xuất hiện thì sao?

Ý tôi là, sao cậu lại xuất hiện sau tất cả những gì cậu phải khổsở chịu đựng chứ? Để chúng lại thẩm vấn cậu ư? Có khi lại tống cậu vào tù? Không đời nào. Nhiều khả năng nhất, cậu sống ẩn danh trong một căn nhà tranh nhỏ ở một nơi hoang vu không ai biết và hy vọng tột cùng rằng cái thế giới đã đối xử vô cùng tàn tệ với cậu sẽ quên đi việc cậu từng tồn tại.

Hãy để Louis-Charles trốn thoát, tôi thì thầm. Để trái tim không phải của cậu. Để nó thuộc về một đứa trẻtội nghiệp nào đó đã chết rồi khi họ đưa nó vào trong Temple.

Làm ơn đi.

 Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/18196


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận